SELECT MENU

Những rủi ro khi hút đờm cho trẻ sơ sinh bằng miệng ba mẹ cần biết

Cao Thao - - 41

Phương pháp hút đờm truyền thống, được nhiều ông bà ta áp dụng cho con cháu là … dùng miệng. Biện pháp này cũng được lưu truyền tới ngày nay và vẫn còn phổ biến ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, theo nhận định từ các chuyên gia khoa học, cách hút đờm cho trẻ sơ sinh bằng miệng tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ảnh hưởng sức khỏe. Nếu bố mẹ tiếp tục áp dụng có thể khiến con gặp nhiều nguy hiểm.

1. Những rủi ro khi hút đờm bằng miệng

>> Xem thêm: Khi nào cần hút mũi cho trẻ sơ sinh? Hướng dẫn cách hút mũi an toàn, hiệu quả

cách hút đờm cho trẻ sơ sinh bằng miệng

Hút đờm cho bé bằng miệng tiềm ẩn một số rủi ro

Hút đờm bằng miệng là một phương pháp được nhiều gia đình Việt Nam áp dụng thời xưa. Ngày nay, biện pháp này không còn quá phổ biến, nhưng cũng không khó gặp. Và các bác sĩ luôn khuyến cáo không nên áp dụng bởi đem lại nhiều rủi ro về sức khỏe, bao gồm:

1.1 Nguy cơ nhiễm trùng

Trong đờm chứa nhiều vi khuẩn và tác nhân gây bệnh. Nếu thực hiện hút đờm bằng miệng sẽ khiến vi khuẩn hoặc vi rút gây bệnh truyền sang người hút. Điều này khiến cho cả người hút lẫn bé đều bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa.

Hơn nữa, nếu như người hút đờm cho bé bị các bệnh truyền nhiễm như lao phổi, viêm phổi, hoặc viêm nhiễm đường hô hấp, thì có thể làm lây lan sang các bé qua đường miệng. Vì thế, không nên hút đờm cho bé bằng miệng do có thể ảnh hưởng cả người hút lẫn các bé.

1.2 Tổn thương niêm mạc đường hô hấp

Người thực hiện hút đờm bằng miệng thường không làm chủ được lực hút. Vì thế nếu thao tác không chính xác và cố gắng hút quá mạnh, hút để cho đờm ra có thể làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp của bé.

Hút đờm cho trẻ bằng miệng gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp

Hút đờm bằng miệng có thể gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp

1.3 Nguy cơ hít phải đờm

Nếu người hút đờm bằng miệng không đảm bảo loại bỏ hoàn toàn đờm từ đường hô hấp của bé, có thể làm cho mũi  tắc nghẽn và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa nếu làm sai cách thì sẽ hít phải đờm, hoặc khiến bé lo lắng nên cũng hít ngược lại đờm vào trong.

Một số người không thích tiếp xúc với đờm, nhưng cố gắng thực hiện sẽ có những phản ứng khó chịu, ví dụ như buồn nôn. Lúc này cơ thể sẽ tạo ra những phản ứng tự nhiên, ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của người thực hiện và có thể làm họ nuốt ngược phải đờm.

1.4 Ảnh hưởng đến tâm lý trẻ

Dùng miệng để hút đờm có thể gây ảnh hưởng tâm lý của bé. Các bé có thể sợ hãi khi người khác tiếp xúc trực tiếp với cơ thể. Lực hút của người thực hiện sẽ làm bé thấy khó chịu.

2. Hướng dẫn ba mẹ cách hút đờm an toàn cho bé

Ba mẹ có thể loại bỏ đờm ra khỏi mũi, họng của bé bằng nhiều biện pháp. Đây là những phương pháp được đánh giá an toàn và nên áp dụng:

2.1 Sử dụng nước muối sinh lý

Bố mẹ đặt bé nằm nghiêng rồi nhỏ khoảng 5 – 6 giọt nước muối sinh lý vào bên mũi ở phía trên. Trong trường hợp dịch nhầy quá đặc thì dùng máy hút mũi để hút dịch trong bên mũi thấp hơn. Sau đó bố mẹ đổi bên và thực hiện tương tự như cũ.

>> Xem thêm: Khi nào cần hút mũi cho trẻ sơ sinh? Hướng dẫn cách hút mũi an toàn, hiệu quả

Hướng dẫn ba mẹ cách hút đờm an toàn cho bé

Hướng dẫn ba mẹ cách hút đờm an toàn cho bé

Lưu ý là khi để bé nằm nghiêng, không được bịt bên mũi còn lại vì sẽ làm đờm trong mũi không thể thoát ra ngoài được. Bé sẽ bị khó thở và nghẹt mũi.

2.2 Vỗ nhẹ vào lưng bé

Vào lúc sáng sớm, khi bé mới vừa thức dậy, bố mẹ vỗ nhẹ lưng bé để long đờm ứ đọng cả đêm dài. Có thể áp dụng biện pháp này sau khi xông khí dung và tránh thực hiện nếu bé vừa mới ăn xong.

Lưu ý, bố mẹ cần thực hiện với một lực vừa phải, không vỗ mạnh vì sẽ gây tổn thương cơ thể bé. Nên áp dụng các bước vỗ lưng từ tốn, bắt đầu từ vùng phổi của trẻ, vỗ từ dưới lên để đẩy đờm lên vùng miệng và họng.

2.3 Dùng máy hút mũi để hút đờm cho bé

Hiện nay có nhiều loại máy hút mũi chuyên dụng, được dùng để hút các dịch nhầy, đờm có trong mũi của bé. Bố mẹ có thể sử dụng những loại máy này để loại bỏ đờm ở bên trong mũi. Máy có những đầu hút phù hợp với từng lứa tuổi và tình trạng cơ thể nên bố mẹ tùy chọn để sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách hút mũi cho bé bằng máy an toàn và hiệu quả

Dùng máy hút mũi để hút đờm cho bé 

Sử dụng máy hút mũi để hút đờm cho bé để đảm bảo an toàn

3. Một số lưu ý khi hút đờm cho trẻ sơ sinh

Khi hút đờm trong mũi và cổ họng cho bé, gia đình cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Một số lưu ý khi hút đờm cho trẻ sơ sinh

Một số lưu ý khi hút đờm cho trẻ sơ sinh

  • Không nên tự ý hút đờm nếu như chưa được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn.
  • Tuyệt đối tránh dùng miệng để hút đờm, vì tiềm ẩn nhiều rủi ro như: làm lây truyền vi khuẩn gây hại sang cho bé lẫn người thực hiện. Ngoài ra còn có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của bé.
  • Sử dụng những dụng cụ hút đờm có kích thước phù hợp với bé.
  • Dùng các loại thiết bị hút mũi làm từ chất liệu an toàn cho bé.
  • Trước khi sử dụng các dụng cụ hút mũi, như máy hút mũi, bố mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý trước để làm loãng đờm và các dịch nhầy.
  • Đưa bé nằm, ngồi ở tư thế phù hợp rồi mới tiến hành hút mũi. Nên nâng cao đầu bé khi thực hiện và hút đờm từng bên để tránh bị sặc.
  • Không nên hút đờm quá nhiều lần trong ngày. Số lần phù hợp là 2 – 3 lần mỗi ngày. Thời gian tiến hành hút đờm mỗi lần không nên kéo dài, vì có thể làm tổn thương mũi và ảnh hưởng chức năng hô hấp của bé.
  • Không hút đờm cho bé khi vừa ăn no xong vì có thể gây nôn trớ. Nên thực hiện hút đờm cho bé sau ăn khoảng 30 phút.
  • Làm sạch các thiết bị, máy hút đờm cho bé trước khi và sau khi sử dụng để tránh lây nhiễm vi khuẩn. Có thể khử trùng bằng các loại máy chuyên dụng để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo.

>> Xem thêm: 10 Mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà

>> Xem thêm: [Góc giải đáp] Bé sổ mũi có tự khỏi được không? Lời khuyên dành cho ba mẹ

Cách hút đờm cho trẻ sơ sinh bằng miệng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm, nên bố mẹ cần tránh áp dụng cho con. Hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách thực hiện cụ thể và sử dụng những loại máy chuyên dụng, phù hợp khi thực hiện hút đờm, dịch mũi cho bé.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý