Những tác hại khi cắt móng tay quá ngắn mà ba mẹ cần lưu ý
Cắt tỉa và mài móng tay, móng chân cho bé là một điều cần thiết mà ba mẹ nên thực hiện định kỳ. Tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến cáo ba mẹ không nên cắt móng quá ngắn. Vậy tác hại của cắt móng tay quá ngắn là gì?
1. Những tác hại của việc cắt móng tay quá ngắn
Theo ThS. Đinh Văn Tài – Chuyên khoa Nội – Bộ Y tế cho biết, tốc độ dài ra hàng ngày của móng tay là khoảng 0,1mm, tức là dài ra khoảng 3-5mm mỗi tháng. Bên cạnh đó, tùy theo cơ địa và dinh dưỡng mỗi người mà tốc độ dài ra cũng có thể nhanh hoặc chậm, nhưng nhìn chung sẽ luôn phát triển.
Vậy nên, ba mẹ chắc chắn phải cắt tỉa hoặc mài giũa móng tay cho các bé để không làm bé bị tổn thương khi quờ quạng vào da, mặt hay là mắt. Móng tay quá dài cũng ẩn chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn gây ảnh hưởng sức khỏe.
>>Xem thêm: Mài móng tay cho bé có hại không? Nên cắt móng tay cho bé khi nào
Như vậy cắt móng tay cho bé có nhiều lợi ích. Nhưng song song với đó là lưu ý cần phải cắt móng tay đúng cách, đặc biệt là không được cắt quá ngắn.
Theo nhận định của ThS Tài, móng tay các bé cũng được xem như một phần của da, có tác dụng chủ yếu để bảo vệ các đầu ngón tay. Vậy nên, khi không có móng tay hoặc móng tay bị tổn thương thì cơ thể bé có thể gặp những tác động tiêu cực.
Đặc biệt là khi có nhiều ba mẹ thường xuyên cắt thật ngắn móng tay cho con, với suy nghĩ rằng như vậy thì sẽ sạch sẽ, an toàn vệ sinh hơn. Đáng tiếc là việc cắt móng tay và móng chân quá ngắn có thể gây ra nhiều tác hại khó kiểm soát. Trong đó phải kể đến:
1.1 Nguy cơ nhiễm trùng móng tay và viêm da
Khi cắt móng tay quá ngắn không đảm bảo được tác dụng bảo vệ đầu ngón tay của các bé. Đặc biệt là nếu cắt hai bên móng tay quá sâu sẽ làm cho móng mới mọc ra đâm vào da thịt, gây nên viêm nhiễm ở móng tay.
Khi ba mẹ cắt quá sát thì có nguy cơ làm móng tay bị rỉ máu, vừa tổn thương đến các mô mềm ở bàn tay, vừa khiến các bé đau đớn, sợ hãi. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì móng tay có thể bị mưng mủ gây đau nhức.
Để lâu sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé vì đã hình thành các ổ nhiễm trùng nguy hiểm. Nhất là với các bé thường xuyên ngậm đầu ngón tay thì có thể làm cho vi khuẩn bám từ đầu ngón tay rồi vào trong cơ thể.
1.2 Móng tay mọc ngược và gây đau đớn
Nếu bố mẹ thực hiện việc cắt móng tay quá sát sẽ làm cho các móng mới dài ra thành tình trạng móng mọc quặp, đâm vào thịt, sưng đau và còn gây viêm, nhất là dễ làm cho nhiễm trùng đầu ngón tay. Nếu xảy ra hiện tượng chín khóe thì ba mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay, vì nếu không xử lý sẽ dễ gây ra hoại tử.
2. Tại sao không nên cắt móng tay quá sát cho trẻ sơ sinh?
Nhiều ba mẹ muốn loại bỏ hết các vi khuẩn và làm gọn gàng phần móng sắc nhọn nên đã cắt thật sát tới chân móng tay, móng chân. Đây là một hành vi sai lầm vì vừa làm bé khó chịu, lại gây đau và nghiêm trọng hơn là gây viêm nhiễm đầu ngón tay, gây nguy hại cho sức khỏe và cơ thể bé. Vì thế, gia đình chỉ nên cắt móng tay vừa đủ, lưu ý kỹ không cắt quá sát chân móng của bé.
Bên cạnh đó, cắt móng tay quá sát không chỉ gây tổn thương mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của móng. Móng tay có thể mọc ngược, cong hoặc không đều, gây đau và khó chịu cho bé, đồng thời làm tăng nguy cơ tổn thương ở lần cắt móng sau.
Để đảm bảo an toàn, chỉ nên cắt phần móng tay dài vượt ra khỏi đầu ngón tay. Hãy sử dụng dụng cụ cắt móng chuyên dụng cho trẻ sơ sinh và chọn thời điểm thích hợp như khi bé đang ngủ hoặc cảm thấy thoải mái để tránh tai nạn không mong muốn.
3. Cách xử lý khi cắt móng tay cho trẻ sơ sinh bị chảy máu
Mặc dù ba mẹ đã cẩn thận khi cắt móng tay cho bé, nhưng không phải ai cũng không phạm sai lầm. Nếu như rơi vào tình huống lỡ cắt sát vào móng tay của bé thì cần phải có những biện pháp xử lý khéo léo và nhanh chóng, như là:
Bình tĩnh để xử lý tình huống, nhanh chóng thực hiện các bước làm sạch và cầm máu. Cố gắng trấn an bé, không làm bé sợ hãi và quấy khóc.
Ba mẹ nên rửa lại vết thương dưới vòi nước sạch, sau đó dùng băng gạc để quấn quanh ngón tay của bé nhằm cầm máu nhanh. Sau đấy tốt hơn hết là đưa bé đến gặp bác sĩ ngay. Lưu ý là trong quá trình sơ cứu, không nên dùng miệng để ngậm vết thương của bé, vì sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
4. Hướng dẫn cách cắt móng tay cho bé đơn giản tại nhà
Có thể thấy rằng việc cắt móng tay cho bé chẳng hề đơn giản. Nếu như không cẩn thận thì có thể làm tổn thương bé. Vậy nên ba mẹ có thể dùng một chiếc máy giũa móng tay chất lượng và chuyên dụng để vệ sinh, tỉa gọn móng tay cùng móng chân của các bé.
Đầu tiên, ba mẹ cần chọn một nơi có ánh sáng tốt và lựa thời điểm bé đang cảm thấy thoải mái, hợp tác. Sau đó ba mẹ nhẹ nhàng cầm rồi tách các đầu ngón tay của bé và dùng giũa móng để mài mòn các đầu ngón tay, không để lại những góc sắc nhọn.
Các bộ giũa móng tay sẽ làm giảm nguy cơ gây gồ ghề các đầu ngón tay, cũng như tránh làm các bé bị thương và dễ dàng tạo kiểu hơn. Ngoài ra hiện nay có nhiều loại giũa móng dành riêng cho các bé, với nhiều đầu mài khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi. Vậy nên mẹ và va có thể lựa chọn để sử dụng, nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho con, cũng như có thể thay đổi khi các đầu mãi cũ đã bị hỏng.
>>Xem thêm: Máy dũa móng tay cho bé sạch sẽ chất lượng tốt nhất năm 2024
Cắt hay mài móng tay, móng chân cho các bé rất cần thiết. Nhưng vì những tác hại của cắt móng tay quá ngắn mà gia đình nên thận trọng khi thực hiện công việc này. Tốt hơn hết nên lựa chọn một chiếc giũa móng tay chất lượng, đảm bảo nhất để bảo vệ con từ những chi tiết nhỏ, giúp con không bị tổn thương.