Tìm hiểu phương pháp Shichida giáo dục bé thông minh
Nuôi dạy con trẻ là một quá trình lâu dài và phức tạp. Tìm kiếm những phương pháp giáo dục thích hợp và áp dụng từ sớm sẽ giúp cho con được lớn lên khỏe mạnh, phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Trong đó ba mẹ có thể tham khảo phương pháp Shichida đến từ Nhật Bản, được nhiều gia đình lẫn chuyên gia đánh giá cao vì những hiệu quả tuyệt vời mang lại cho trẻ.
1. Phương pháp giáo dục Shichida là gì?
Phương pháp giáo dục Shichida là biện pháp giúp bé phát triển tiềm năng một cách toàn diện bằng cách kích thích 5 giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác của trẻ. Phương pháp này được giới thiệu bởi giáo sư Makoto Shichida người Nhật Bản sau hơn 40 năm nghiên cứu, nên được đặt tên theo ông.
Độ tuổi áp dụng phương pháp giáo dục Shichida
Shichida là biện pháp được áp dụng cho trẻ từ 0 – 8 tuổi, qua nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể là:
- Giai đoạn 1: Thai kỳ – Trẻ có tiềm năng vô hạn để khám phá không ngừng.
- Giai đoạn 2: Từ 0 đến 3 tuổi – Lúc này, trẻ đang có vô số khả năng cần phát triển đúng cách.
- Giai đoạn 3: Từ 3 đến 6 tuổi – Giai đoạn não trái và não phải của trẻ phát triển rõ rệt.
- Giai đoạn 4: Từ 6 đến 8 tuổi – Thời điểm não bộ đã phát triển hoàn thiện
Vậy nên, để phát triển tốt những tiềm năng của trẻ, ba mẹ nên áp dụng phương pháp giáo dục càng sớm càng tốt.
2. Những lợi ích khi áp dụng phương pháp Shichida khi nuôi dạy bé
Phương pháp Shichida mang đến những lợi ích lớn cho các bé, trong đó phải kể đến:
- Giúp phát triển trí não một cách đồng bộ và hoàn thiện, ở cả 2 bán cầu não. Bé sẽ tăng cường khả năng tư duy logic, tư duy sáng tạo, cảm xúc cá nhân.
- Ngoài ra sẽ phát triển nhận thức đạo đức, tâm hồn, học được cách ứng xử lễ phép với những người xung quanh.
- Phương pháp Shichida còn đem lại những lợi ích về mặt thể chất, vì chú trọng đến các hoạt động thể dục thể thao, nên có thể tăng cường sức khỏe cho các bé được áp dụng.
- Đây cũng là phương pháp chăm sóc có khả năng cung cấp những năng lượng cần thiết của bé thông qua việc đem lại những chất dinh dưỡng quan trọng, có ích cho sự phát triển cơ thể của bé.
3. Cách áp dụng phương pháp Shichida tại nhà
Để áp dụng phương pháp Shichida, ba mẹ có thể thông qua những cách giao dục như sau cho con
>>Xem thêm: Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Biểu hiện của trẻ thông minh
3.1 Cảm thụ âm thanh
Ba mẹ cho con nghe các bài hát thiếu nhi, nhạc cổ điển, nhạc không lời, rồi đặt ra các câu hỏi cho con như: Có thích bài hát, bản nhạc đó không? Nếu không thích thì tại sao? Đồng thời ba mẹ có thể cùng con tập hát và chơi nhạc cụ.
3.2 Giúp bé phân biệt hình dạng và kích thước đồ vật
Những món đồ chơi với các hình khối, ví dụ như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, tam giác, trụ, … đều là các bài tập giúp bé phát triển nhận thức và phân biệt hình dạng, kích thước đồ vật. Bé sẽ tăng thêm khả năng tư duy hình học và không gian thông qua những bài tập này.
3.3 Nội dung nhận biết màu sắc
Để bé dễ dàng phân biệt màu sắc, ba mẹ có thể đặt ra những câu hỏi đơn giản như về màu của các vật dụng xung quanh, sau đó lắng nghe câu trả lời của con và giúp con điều chỉnh nếu cần thiết. Khi áp dụng biện pháp này, các bé có thể sai lầm nhiều hoặc là có những ý tưởng riêng khó đoán, vì thế ba mẹ cần thật sự kiên nhẫn.
3.4 Nhận biết kích thước
Mỗi vật dụng có những kích thước riêng, nhận diện nó giúp bé hiểu thêm về thế giới xung quanh. Vì thế ba mẹ hãy dạy cho con biết về kích cỡ của mọi đồ đạc trong nhà, bắt đầu từ dễ đến khó, từ đồ vật quen thuộc nhất đến lạ lẫm hơn. Ví dụ như bắt đầu với các món đồ chơi, đồ dùng của bé, sau đó đến các đồ vật ở phạm vi xa hơn và giúp bé phân biệt sự khác nhau giữa chúng.
3.5 Phương pháp Shichida với rèn luyện ngón tay
Các kỹ năng cầm nắm và sử dụng công cụ bằng ngón tay rất cần thiết, bởi giúp bé dùng ngón tay linh hoạt hơn. Điều này cũng góp phần giúp bé phát triển bộ não. Vì thế ba mẹ hãy dạy cho bé về cách cầm các đồ chơi, đồ dùng cá nhân, học cách cầm chén, muỗng khi bắt đầu tập ăn dặm.
3.6 Phát triển 5 giác quan
Để phát triển cả 5 giác quan của bé cùng lúc, ba mẹ có thể tổ chức những buổi dã ngoại cùng con. Hãy để bé khám phá thế giới xung quanh, sử dụng 5 giác quan cùng lúc như: quán sát bầu trời, cảnh vật, chạm vào đồ vật, lắng nghe những âm thanh trong tự nhiên, thử những món ăn mới, ngửi những mùi hương mới. Sự tiếp xúc của bé với thế giới xung quanh sẽ kích thích 5 giác quan cùng phát triển.
3.7 Đọc truyện cho bé để phát triển cảm xúc và trí tưởng tượng
Hãy đọc truyện cho bé, hoặc để bé tiếp xúc với các tập tranh. Đây là cách tuyệt vời để bé phát triển các giác quan, kỹ năng sử dụng ngón tay, đồng thời tiếp nhận được những nguồn kiến thức phong phú và giá trị. Thông qua hoạt động này, ba mẹ có thể bồi dưỡng tình yêu với sách cho bé, cũng như giúp bé phát triển cảm xúc và trí tưởng tượng.
3.8 Tiếp xúc trực tiếp cùng bé
Ba mẹ đừng ngại thể hiện tình cảm với con của mình. Hãy có những tiếp xúc trực tiếp, da kề da cùng con để tăng thêm mối liên kết, sự thân mật. Ví dụ như hãy nắm tay, dắt con đi chơi, bế con hoặc cõng con, ôm con, … sẽ giúp phát triển cảm xúc tích cực cho các bé, đồng thời thiết lập mối quan hệ vững chắc giữa bé và ba mẹ.
3.9 Giúp bé nhận biết các con số
Biện pháp này là cách giúp bé phát triển tư duy tính toán và suy luận. Bằng cách làm quen với các mặt số từ khi còn nhỏ một cách linh hoạt nhờ các món đồ chơi, bé sẽ có thêm kiến thức mới, sự linh hoạt cho đầu óc và không bài xích việc học tập.
3.10 Tăng khả năng suy luận nhờ các trò chơi phán đoán
Ba mẹ có thể thử một trò chơi như thế này: Lên danh sách những đồ vật, con vật, cây cối, chữ cái, … để bé đoán xem đó là gì, thông qua những gợi ý nhất định.
Đối với người Việt Nam, trò chơi này có thể áp dụng thông qua những câu đố vui dân gian. Tuy nhiên ba mẹ nên lựa chọn các câu đố vui đơn giản và gần gũi với các bé, để giúp bé suy luận tốt hơn. Sau đó ba mẹ có thể phát triển mức độ phức tạp của câu đố và mở rộng phạm vi cho các bé tìm hiểu.
3.11 Các bài tập rèn luyện trí nhớ
Để rèn luyện trí nhớ của các bé, ba mẹ có thể để con chơi flashcard, học thuộc bài hát, học các câu giao tiếp ngắn bằng ngoại ngữ. Đây là cách để bé tăng cường trí nhớ, phát triển trí não.
3.12 Chơi trò ám thị
Khi ba mẹ học hoặc chơi cùng con, có thể đưa ra những lời nhận xét, giúp bé tiếp thu và nhớ rõ. Đây là cách chơi trò ám thị trong phương pháp Shichida, giúp bé phát triển khả năng tư duy logic, tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, không nên chê bai con và phải khen con đúng lúc thì mới đạt được những hiệu quả tốt nhất.
3.13 Học tập năng khiếu để phát triển khả năng nghệ thuật
Một số bé có thiên phú nghệ thuật, nhưng không được phát huy nếu ba mẹ không giúp bé đúng cách. Vì thế, hãy để bé thử phát triển kỹ năng của mình bằng cách học vẽ, học hát, học nhạc, học múa, … tùy theo nguyện vọng của các con. Và đừng bắt ép bé vì sẽ khiến các con sợ hãi, khó chịu, thậm chí là phản kháng.
3.14 Dạy trẻ so sánh
Để phân biệt đồ vật, ba mẹ có thể giúp con so sánh sự khác nhau giữa từng đồ vật, màu sắc, chữ số, …
4. 3 nguyên tắc cốt lõi khi áp dụng phương pháp Shichida
>>Xem thêm: Top 7 dấu hiệu nhận biết trẻ thông minh sớm nhất, chính xác nhất
Khi ba mẹ áp dụng phương pháp Shichida để nuôi dạy con, hãy luôn ghi nhớ những nguyên tắc “vàng” sau đây thì mới đảm bảo hiệu quả tốt nhất:
Sự yêu thương bởi đây là yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng và phát triển tâm hồn của con trẻ. Những đứa trẻ lớn lên trong sự yêu thương đúng nghĩa và có khả năng phát triển bản thân sẽ có tính cách rộng rãi, lạc quan hơn.
Nhưng ba mẹ không thể quên đi sự nghiêm khắc đúng lúc, đúng chỗ khi dạy con bằng phương pháp Shichida. Hãy để bé biết được những lỗi lầm của mình, cũng như hiểu rằng mình có cơ hội để sửa chữa và hoàn thiện bản thân.
Ngoài ra, mỗi ba mẹ cần có sự tin tưởng vào các con. Đây là cách giúp các bé có thêm động lực to lớn để cố gắng. Những đứa trẻ gặp sự hoài nghi từ cha mẹ sẽ tự ti, thiếu tự giác, thụ động và sợ hãi.
5. Những lưu ý khi dạy con theo phương pháp Shichida
Phương pháp Shichida bao gồm những nội dung dạy dỗ con có nhiều lợi ích. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phát huy hiệu quả nếu ba mẹ áp dụng đúng cách. Ngược lại, khi không thực hiện phù hợp, nhiều sai sót sẽ gây ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý của con. Cụ thể là ba mẹ nên lưu ý:
Không quá tập trung vào khuyết điểm, vì sẽ biến thành soi mói, làm cho con không có động lực, chán nản khi học tập.
Không nên tạo áp lực cho con, sẽ khiến ảnh hưởng đến khả năng phát triển của con, làm cho con bực bội, thiếu tự tin.
Hãy để trẻ được phát triển tự do vì mỗi đứa bé luôn sở hữu những tiềm năng khác nhau. Do đó, chính ba mẹ phải khám phá xem con cái của mình có những điều đặc trưng nào và giúp con có những trải nghiệm tốt đẹp.
Đừng so sánh trẻ với bất kỳ đứa bé nào khác. Đây là điều cấm kỵ trong phương pháp Shichida. Hãy luôn nhớ rằng mỗi đứa bé có những hoàn cảnh phát triển khác nhau, tính cách khác nhau, nên tốc độ và cách phát triển cũng khác biệt.
>>Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết nói? Những dấu hiệu trẻ biết nói sớm
Đây là những điều đáng chú ý về phương pháp Shichida. Ba mẹ hãy cùng tham khảo khi quan tâm đến phương pháp nuôi dạy các bé này, để có hướng phát triển sao cho phù hợp nhất với con trẻ của mình.