SELECT MENU

Ra huyết trắng khi mang thai 3 tháng đầu: Những điều mẹ cần lưu ý

Cao Thao - - 12

Đột nhiên ra huyết trắng khi mang thai 3 tháng đầu làm cho nhiều chị em phụ nữ hoảng sợ, vì đây là thời kỳ cơ thể mẹ đang có nhiều biến đổi. Bất kỳ một dấu hiệu thay đổi nhỏ nào cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai nhi và bản thân người mẹ. Do đó, mẹ bầu cùng gia đình nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại ra huyết trắng trong 3 tháng đầu mang thai và có biện pháp phòng ngừa hoặc giải quyết hiệu quả.

1. Ra huyết trắng khi mang thai 3 tháng đầu có bình thường không?

Một số mẹ bầu gặp hiện tượng cơ thể tiết khí hư trong 3 tháng đầu mang thai. Vì thế, có nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng và băn khoăn không rõ, điều này có bình thường hay an toàn không?

Trên thực tế, mẹ bầu bị ra huyết trắng khi mang thai 3 tháng đầu thường là hiện tượng rất bình thường và phổ biến. Đây là phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể khi nội tiết tố thay đổi và lưu lượng máu tăng lên ở vùng chậu, giúp bảo vệ vùng kín khỏi vi khuẩn xâm nhập, duy trì môi trường âm đạo khỏe mạnh cho thai kỳ.

>> Xem thêm: Ra huyết nâu khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Ra huyết trắng khi mang thai 3 tháng đầu có bình thường không

1.1 Huyết trắng là gì? Tại sao bà bầu có huyết trắng?

Khí hư hay huyết trắng tiết ra trong thai kỳ có màu trắng đục, không mùi và có thể tiết ra nhiều hơn so với trước khi mang thai. Khí hư bình thường không gây ngứa, khó chịu hoặc khiến mẹ bầu đau rát.

Mẹ bầu có khí hư là do sự gia tăng hormone Estrogen và tăng cường lưu lượng máu trong cơ thể khi mang thai, nên tăng tiết so với trước khi có bầu. Lúc này khí hư có tác dụng như một hàng rào bảo vệ cơ thể, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào âm đạo, để bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, trong 3 tháng cuối thai kỳ, khí hư ra nhiều vì tăng lớp tế bào biểu mô âm đạo. Bên cạnh đó, thai nhi ở giai đoạn này sẽ tăng dần về kích thước, chèn ép vào vùng xương chậu, kích thích tiết dịch nhiều hơn so với những tháng trước đây. Mẹ bầu chú ý là nếu trong khí hư có lẫn máu, tức là dấu hiệu chuyển dạ nên cần nhập viện ngay.

1.2 Huyết trắng bình thường khi mang thai có đặc điểm gì?

Ra huyết trắng khi mang thai là hiện tượng bình thường, xảy ra phổ biến ở nhiều mẹ bầu, nên chị em không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, do mỗi người khác nhau về thể chất, độ tuổi, số lần mang thai hay nồng độ hormone trong cơ thể, nên khí hư cũng có nhiều đặc điểm riêng về mùi, màu sắc và tính chất. Huyết trắng bình thường có những đặc điểm sau:

  • Huyết trắng thường có màu trắng trong, trắng đục hoặc đôi khi hơi ngả vàng nhạt. Đây là những màu sắc không đáng lo nếu không kèm theo triệu chứng bất thường.
  • Dịch âm đạo bình thường sẽ có dạng nhầy, hơi loãng hoặc hơi đặc, không bị vón cục hay sủi bọt. Cảm giác khi tiết ra cũng không gây khó chịu.
  • Huyết trắng khỏe mạnh thường không có mùi hoặc có mùi tanh nhẹ nhưng không gây khó chịu. Nếu có mùi hôi hoặc chua nồng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm.
  • Mẹ bầu không bị ngứa, rát, sưng đỏ hay đau ở vùng kín khi ra huyết trắng bình thường.

Nhận biết huyết trắng bình thường khi mang thai

2. Khi nào huyết trắng khi mang thai là dấu hiệu nguy hiểm?

Huyết trắng trong thai kỳ là hiện tượng sinh lý bình thường, có tác dụng bảo vệ âm đạo, duy trì sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, huyết trắng cũng phản ánh những dấu hiệu nguy hiểm của sức khỏe, khi có sự thay đổi về màu sắc, mùi và tính chất, nên mẹ bầu cần chú ý để nhận biết đâu là lúc nên gặp bác sĩ. :

2.1 Huyết trắng màu trắng, vón cục, ngứa và rát

Đây là dấu hiệu mẹ bầu bị nhiễm nấm âm đạo. Tình trạng này thường gây khó chịu cho cơ thể mẹ bầu, nhưng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Gia đình cần thực hiện các biện pháp điều trị tập trung cho mẹ, giảm nhẹ sự khó chịu do các triệu chứng gây ra.

2.2 Huyết trắng có mùi hôi, màu trắng xám

Huyết trắng có màu trắng xám, mùi hôi, bao phủ lên thành âm đạo nhưng không gây đau khi quan hệ là dấu hiệu của nhiễm khuẩn âm đạo. Căn bệnh này có thể gây nguy hiểm cho mẹ lẫn bé, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như vỡ ối non, sinh non, nhiễm trùng ối hoặc viêm nội mạc tử cung. Đó là lý do mẹ bầu cần gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị ngay, không nên để kéo dài.

Nhận biết huyết trắng bất thường khi mang thai

2.3 Huyết trắng màu vàng có mùi hôi

Bên cạnh đó mẹ bầu còn có cảm giác nóng rát, tiểu đau, xuất huyết sau hoặc trong khi quan hệ là dấu hiệu của nhiễm Trichomonas. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới ối vỡ non, sinh non và sinh con nhẹ cân.

2.4 Huyết trắng màu xanh như mủ, ngứa âm hộ

Đây là những dấu hiệu của viêm cổ tử cung do nhiễm Chlamydia hoặc lậu cầu. Nếu mẹ bầu nhiễm Chlamydia có thể ảnh hưởng đến thai kỳ như viêm màng ối, ối vỡ non, sinh non hoặc sảy thai, thai nhi cũng dễ gặp phải nguy cơ viêm kết mạc, viêm phổi và các biến chứng nghiêm trọng khác sau khi sinh ra.

2.5 Huyết trắng có lẫn máu

Đây là một dấu hiệu nguy hiểm, có thể là viêm nhiễm, động thai, thai lưu, dọa sảy thai hoặc dọa sinh non. Đặc biệt, nếu xuất hiện xuất huyết âm đạo kèm theo đau bụng thì phụ nữ có thai phải đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị.

3. Nguyên nhân gây huyết trắng bất thường khi mang thai 3 tháng đầu

Huyết trắng thường tiết ra nhiều trong thời kỳ chị em mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu vì sự thay đổi của các nội tiết tố trong cơ thể, cụ thể là Estrogen và Progesterone. Tác dụng của huyết trắng là để bảo vệ cơ thể mẹ bầu và thai nhi.

guyên nhân gây huyết trắng bất thường khi mang thai 3 tháng đầu

Tuy nhiên huyết trắng cũng phản ánh các dấu hiệu nguy hiểm cho sức khỏe, nếu có sự biến đổi về tính chất, màu sắc hoặc mùi. Nguyên nhân dẫn đến huyết trắng bất thường khi mang thai 3 tháng đầu rất nhiều, có thể là do nhiễm nấm, bị viêm, hoặc là biểu hiện của việc sắp sảy thai. Vì thế, gia đình có phụ nữ mang thai cần cẩn thận theo dõi.

4. Cách xử lý và phòng tránh huyết trắng bất thường khi mang thai

Thông thường, huyết trắng là hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, cũng là những dấu hiệu sức khỏe không ổn. Nếu huyết trắng bất thường xảy ra thì cần xử lý và phòng tránh như sau:

4.1 Vệ sinh và đảm bảo vùng kín sạch sẽ

Đây là biện pháp xử lý và ngăn ngừa tình trạng huyết trắng bất thường khi mang thai hiệu quả. Mẹ bầu có thể tắm nước ấm để làm sạch vùng kín, để vùng kín khô ráo và không nên dùng băng vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khi mang thai.

Cách phòng tránh huyết trắng bất thường khi mang thai

4.2 Chọn loại đồ lót làm từ chất liệu cotton thoáng khí

Chất lượng của quần lót có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe phụ khoa của phụ nữ, ngay cả khi không mang thai. Để đảm bảo xử lý và phòng tránh huyết trắng bất thường khi mang thai hiệu quả, mẹ bầu nên chọn những loại quần lót được làm bằng chất liệu cotton, do có khả năng thấm hút tốt, lại thoáng khí. Bên cạnh đó mẹ bầu cũng nên chọn những trang phục mặc ngoài thoải mái, rộng rãi, không mặc các bộ đồ siết chặt cơ thể.

4.3 Không nên lạm dụng những sản phẩm tẩy rửa dành cho âm đạo

Ngoại trừ những sản phẩm được bác sĩ sản khoa chỉ định, thì mẹ bầu không nên dùng các loại thuốc hay dung dịch tẩy rửa âm đạo. Sử dụng những loại dung dịch này lâu dài, sẽ dẫn đến mất cân bằng pH vùng kín, dễ gây viêm nhiễm hơn.

4.4 Ăn uống lành mạnh

Cơ thể mẹ bầu tiết ra nhiều huyết trắng hơn có thể là do ảnh hưởng của một số loại thực phẩm. Vậy nên, xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là điều cần thiết.

Mẹ bầu nên ăn nhiều trái cây tươi, các loại rau xanh đậm như cải thìa, súp lơ, đậu bắp, … Đồng thời hạn chế hoặc không ăn thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào hay là ăn uống mất cân bằng dinh dưỡng.

5. Ra dịch vàng khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Nếu mẹ bầu ra dịch màu vàng trong 3 tháng đầu và đi kèm những biểu hiện bất thường về mùi hoặc tính chất thì nên thăm khám bác sĩ ngay. Đặc biệt chú ý trường hợp dịch vàng ra nhiều hơn bình thường và kéo dài trên 3 – 4 ngày không giảm, có thể là dấu hiệu nấm âm đạo, viêm âm đạo do tạp khuẩn, viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Ra dịch vàng khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Trường hợp ra dịch màu vàng xen lẫn tia máu kèm mùi hôi thì có thể là viêm âm đạo. Hoặc là dấu hiệu bị viêm cổ tử cung, đều rất nguy hiểm nên cần phải đi khám ngay.

Đối với những mẹ bầu bị ra dịch vàng mà đi kèm theo biểu hiện đau rát vùng kín, đồng thời đau bụng, sưng đỏ, ngứa ngáy vùng kín trong 3 tháng đầu thì có thể là dấu hiệu của viêm tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, ung thư tử cung, u nang trứng.

Nhìn chung, nếu gặp những biểu hiện bất thường và cảm giác khó chịu trong người thì mẹ bầu cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

6. Nguyên nhân bà bầu ra khí hư màu vàng

Mẹ bầu bị ra khí hư màu vàng thường là do những nguyên nhân sau đây gây ra:

Bị viêm nhiễm âm đạo (nhiễm khuẩn, nhiễm nấm) nên cơ thể sẽ tự động tiết ra dịch để đào thải vi khuẩn, nấm và những tác nhân gây hại khác ra khỏi cơ thể. Vì thế, trong dịch tiết này có chứa cả vi khuẩn và nấm, nên chuyển từ màu trắng đục sang màu vàng, đồng thời đậm đặc hơn và có mùi hôi, đi kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở âm đạo và vùng kín.

Nguyên nhân bà bầu ra khí hư màu vàng

Ngoài ra, mẹ bầu bị viêm vùng chậu thì cơ thể cũng tiết khí hư màu vàng. Vi khuẩn theo máu đến vùng chậu như buồng trứng, tử cung hoặc ống dẫn trứng gây ra các triệu chứng khí hư màu vàng, thậm chí là xanh, đi kèm với các hiện tượng đau âm ỉ, sốt ớn lạnh, buồn nôn hoặc nôn, nên mẹ bầu cần đi gặp bác sĩ ngay.

Trường hợp mẹ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như: lậu, viêm gan B, giang mai … cũng có thể bị xuất hiện dịch khí hư màu vàng, đồng thời có mùi hôi, lại bị khó chịu khi đi tiểu, đau ở vùng bụng dưới.

Ung thư cổ tử cung cũng gây tăng tiết dịch, làm xuất hiện dịch màu vàng bất thường đi kèm với đau đớn vùng chậu và lưng, bị chuột rút, khó tiểu tiện. Mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

7. Cách cải thiện và phòng ngừa tình trạng bà bầu ra dịch vàng khi mang thai

Biện pháp cải thiện và phòng ngừa tình trạng tiết dịch vàng khi mang thai hiệu quả nhất chính là mẹ bầu cần chủ động giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên thay đổi quần lót và không nên thụt rửa vùng kín để tránh làm trầy xước, gây ra vết thương và viêm nhiễm vùng kín, âm đạo.

Mẹ bầu cũng đừng bỏ qua việc đi thăm khám thường xuyên, về cả phụ khoa để đảm bảo sức khỏe. Các ông chồng cũng cần quan tâm và không quan hệ không lành mạnh, để tránh lây các bệnh đường tình dục cho vợ.

>> Xem thêm: Nhói bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu có đáng lo không?

Đây là những thông tin đáng chú ý về vấn đề ra huyết trắng khi mang thai 3 tháng đầu. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho mẹ bầu trong quá trình mang thai.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý