Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục
Rụng tóc ở trẻ sơ sinh khiến cho nhiều ba mẹ lo lắng, vì không rõ nguyên nhân và những tác hại, liệu có ảnh hưởng sức khỏe của bé hay không. Vì thế, ba mẹ cần tìm hiểu kỹ để có biện pháp khắc phục tốt nhất. Moaz BéBé sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết nhất để ba mẹ có hướng giải quyết hiệu quả.
1. Như thế nào là rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh?
Hiện tượng trẻ bị rụng tóc vành khăn là khi tóc rụng nhiều ở vùng sau gáy, giống như một vành khăn quấn quanh đầu. Tóc sẽ rụng thành từng mảng phía sau gáy, rụng hết cả chân tóc.
Đây là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ sơ sinh, đặc biệt trong giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi, khi bé bắt đầu nằm ngửa nhiều và cọ xát đầu liên tục vào gối, nệm hoặc các bề mặt khác. Hiện tượng này chủ yếu liên quan đến sự phát triển tự nhiên của trẻ, trong đó tóc máu (tóc đầu đời) sẽ dần rụng đi để nhường chỗ cho lớp tóc mới khỏe mạnh hơn.
Tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh khiến cho nhiều ba mẹ lo lắng, vì không biết nguyên nhân tại sao và liệu tóc có mọc trở lại hay không. Đặc biệt là liệu hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh có ảnh hưởng sức khỏe của bé hay không. Vì thế cần tìm hiểu kỹ lưỡng để có biện pháp khắc phục.
2. Rụng tóc ở trẻ sơ sinh có bình thường không?
Theo nghiên cứu thì rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh thường là những biểu hiện tượng lành tính và không gây nguy hiểm. Phần lớn, tình trạng này sẽ tự biến mất khi bé lớn lên và hệ thống cơ thể phát triển hoàn thiện hơn.
Tình trạng này thường chỉ liên quan đến sự thay đổi sinh lý của trẻ trong những tháng đầu đời, khi tóc máu rụng đi để nhường chỗ cho lớp tóc mới khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ không nên chủ quan, đặc biệt nếu bé có thêm các dấu hiệu khác như ra mồ hôi trộm, quấy khóc vào ban đêm, chậm mọc răng, hoặc thậm chí chậm biết lật, bò. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D và canxi – hai dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương và tóc.
Trường hợp bé rụng tóc là do cơ thể bé bị thiếu chất, cơ địa của bé có thể bị yếu hơn so với các bạn cùng lứa, ba mẹ nên đưa đến bác sĩ để sớm tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên cung cấp chế độ ăn uống đầy dưỡng chất cho con, đồng thời nên để con được tắm nắng.
3. Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh. Trong đó phổ biến hơn cả là những nguyên nhân như sau:
3.1 Chất tóc mỏng và yếu
Khi vừa mới sinh xong không lâu, tóc máu của bé thường mảnh và yếu. Lớp tóc này dễ bị rụng để nhường chỗ cho tóc mới phát triển nên hiện tượng tóc vành khăn thường có nguy cơ xuất hiện.
3.2 Do thiếu dưỡng chất
Bé bị thiếu vitamin D, canxi là 2 nguyên nhân dễ gây ra hiện tượng rụng tóc vành khăn. Đó là bởi vì cả 2 dưỡng chất trên đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần lưu ý vì có thể bé bị thiếu hụt một số dưỡng chất khác như: kẽm, sắt, vitamin C.
3.3 Do tác dụng phụ của thuốc
Nếu bé bị bệnh và phải dùng thuốc kháng sinh do bác sĩ chỉ định với liều lượng nhiều hoặc thời gian dài thì có thể bị rụng tóc. Đó là bởi vì trong thuốc kháng sinh có chứa thành phần gây thiếu hụt vitamin B, dễ dẫn đến việc làm cho tóc khô yếu, bị rụng nhiều.
3.4 Bé có thói quen giật tóc
Một số bé có thói quen giật tóc khi căng thẳng, bực bội. Nếu hành vi này diễn ra thường xuyên và không được ngăn cản thì sẽ làm ảnh hưởng đến chất tóc, dễ làm cho tóc bị rụng.
3.5 Do trẻ bị dị ứng
Một số trẻ bị dị ứng có thể dẫn đến rụng tóc. Đặc biệt là trẻ được bố mẹ cho dùng nhiều dầu gội, hoặc một số tinh dầu dưỡng tóc không đúng cách thì bị mẫn cảm, dị ứng và rụng tóc vành khăn.
3.6 Trẻ bị nấm hoặc nhiễm trùng da
Nếu trẻ bị ngứa da đầu, thường xuyên gãi thì có thể là do bị nấm hoặc nhiễm trùng da. Hiện tượng này xảy ra với trẻ sơ sinh cho đến 4 tuổi. Ba mẹ chú ý nếu đi kèm với các dấu hiệu như nổi mẩn đỏ, da bong tróc, sưng tấy thì sẽ rụng tóc rất nhiều. Gia đình cần có biện pháp điều trị kịp thời.
3.7 Hormone cơ thể giảm
Nếu trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng hoặc mất cân bằng hormone từ trong bụng mẹ thì có khả năng bị rụng tóc vành khăn.
3.8 Bệnh tự miễn
Khi trẻ bị một số bệnh tự miễn như: viêm mạn tính, bạch biến, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, nhược cơ, … thì cơ thể sẽ xem tế bào của mình là vật lạ nên tiến hành đào thải. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh.
4. Cách khắc phục và chăm sóc trẻ bị rụng tóc vành khăn
Nếu trẻ gặp phải tình trạng rụng tóc vành khăn thì ba mẹ có thể đưa ra biện pháp chăm sóc và khắc phục như sau:
4.1 Tìm hiểu nguyên nhân gây rụng tóc
Đầu tiên, hãy tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh. Nhờ vậy gia đình sẽ có biện pháp khắc phục hiệu quả và tránh được các ảnh hưởng sức khỏe cho bé.
4.2 Bổ sung dưỡng chất cho cả bé và mẹ
Do bé bị thiếu chất nên sẽ rụng tóc. Vì thế cần bổ sung dưỡng chất cho các bé bằng cách cung cấp chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Đối với các bé còn bú mẹ thì phải bổ sung dưỡng chất cho mẹ. Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt, omega 3, protein, vitamin D, vitamin B12, vitamin B7, canxi, …. có trong sữa, trứng, các loại rau, thịt, … để cung cấp đa dưỡng chất hơn.
4.3 Thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho trẻ
Người chăm sóc nên chú ý thay đổi tư thế nằm của bé thường xuyên để giúp bé thoải mái hơn và hạn chế tình trạng rụng tóc. Ví dụ như để bé nằm nghiêng hoặc đôi khi úp sấp. Nhưng phải luôn chọn thời điểm thích hợp, như là khi đang no không nên nằm sấp.
4.4 Thay đổi thói quen của bé
Đối với các bé hay bứt tóc, hoặc hay buộc tóc chặt sẽ bị rụng tóc. Ba mẹ cần chú ý những thói quen này. Ngoài ra, nên cho bé đội mũ rộng vành khi ra ngoài.
4.5 Đưa trẻ đi khám
Để ngăn chặn kịp thời tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ, ba mẹ nên đưa bé đi khám ngay. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp. Ngoài ra, ba mẹ không nên tự ý cho bé dùng thuốc mà chưa có chỉ định, vì có thể khiến cho hiện tượng rụng tóc trở nên nghiêm trọng.
Trên đây là những điều cần biết về hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ba mẹ có biện pháp khắc phục và chăm sóc bé đúng cách nhất.