Sữa công thức là gì? Sữa công thức và sữa bột khác nhau như thế nào?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng không phải mẹ nào cũng cung cấp được sữa mẹ cho bé, do cơ địa, sức khỏe, đặc điểm công việc, …. nên cần dùng để sữa công thức. Mặc dù vậy không phải ai cũng biết sữa công thức là gì cũng như ưu và nhược điểm khi dùng loại sữa này. Nhằm đảm bảo sự an toàn cho các bé khi sử dụng, ba mẹ nên tìm hiểu kỹ mọi thông tin liên quan đến sữa công thức.
1. Sữa công thức là gì?
Sữa công thức còn có tên gọi là Baby formula hoặc sữa bột trẻ em, được sản xuất để làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi. Thành phần của sữa công thức giống như công thức hóa học của sữa mẹ, cũng như có thể cung cấp gần giống các thành phần dinh dưỡng cho sữa mẹ. Vì thế sữa công thức có thể cung cấp các dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển. Do đó có thể dùng để thay thế một phần hoặc thay thế hoàn toàn sữa mẹ trong khẩu phần ăn của bé.
Hiện nay sữa công thức có nhiều dạng khác nhau, phổ biến hơn cả là sữa bột, được pha với nước để cho trẻ uống. Ngoài ra còn có sữa dạng lỏng nhưng cần pha thêm nước và sữa dùng ngay, không cần chế biến.
2. Sữa non công thức là gì?
Ngoài sữa công thức thì hiện nay còn có sữa non công thức, nhưng không phải ai cũng hiểu đây là loại sữa gì và đặc điểm của nó. Nhiều ba mẹ cũng băn khoăn vì không biết có nên cho bé dùng sữa công thức hay không, nên cần tìm hiểu kỹ:
Sữa non công thức là sản phẩm được dùng để mô phỏng sữa non của mẹ. Sữa non tự nhiên vốn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như kháng thể, enzym, chất khoáng, IgA, IgG, IgD, IgE… rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Loại sữa này chỉ xuất hiện vào giai đoạn cuối thai kỳ, từ khoảng cuối tháng thứ 7 và sau khi sinh 48 tiếng. Sau đó sữa non sẽ biến mất và thay vào đó là sữa trưởng thành.
Chính vì sữa non có nhiều dinh dưỡng, có khả năng cung cấp kháng thể quay trọng, nên rất cần thiết cho các bé. Nhưng cũng như sữa trưởng thành, không phải mẹ nào cũng có đủ sữa non cho trẻ, hoặc là không kịp cho trẻ dùng sữa non vì nhiều nguyên nhân khác.
Sữa non công thức thường được chế biến từ sữa non của động vật. Trong đó thành phần chính là từ sữa bò mẹ sau khi sinh khoảng 48 tiếng và trải qua quá trình chắt lọc để phát triển thành sữa non công thức dưới dạng viên hoặc dạng bột.
3. Sữa công thức và sữa bột khác nhau như thế nào?
Sữa công thức là một dạng của sữa bột. Trong khi sữa bột có thể sử dụng cho hầu hết mọi đối tượng thì sữa công thức thường chỉ phù hợp với từng đối tượng cụ thể, do sự khác biệt và thay đổi trong thành phần.
Ví dụ như sữa bột pha sẵn có thể dùng ngay sau khi mở mà không cần pha chế. Sản phẩm được sản xuất đa dạng về quy cách đóng gói và dung tích, để người dùng có nhiều sự lựa chọn.
Sữa cô đặc là loại được rút hết nước và chế thêm đường để tạo độ ngọt khi sử dụng. Khi dùng chỉ cần pha thêm nước theo tỷ lệ đã hướng dẫn.
Sữa công thức dạng bột thường được trộn thêm bột whey hoặc casein trong quá trình sản xuất. Khi dùng cũng phải pha thêm nước theo tỷ lệ.
4. Ưu điểm và nhược điểm của sữa công thức
Hiện nay sữa công thức được sử dụng rộng rãi vì có nhiều ưu điểm lớn. Tuy nhiên loại sữa này cũng có một số nhược điểm nhất định. Các ưu và nhược của sữa công thức được thể hiện rõ qua:
4.1 Ưu điểm
Khi nhắc đến ưu điểm của sữa công thức, sẽ phải nhắc đến những tiêu chí như sau:
- Có tính tiện lợi cao, vì việc cho bé bú sữa không còn phụ thuộc vào mẹ nữa mà mọi thành viên trong gia đình đều có thể thực hiện. Vì thế các thành viên khác có thêm nhiều thời gian để gần gũi và gắn kết tình cảm với bé.
- Bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, trong sữa công thức có nhiều thành phần mô phỏng lại sữa mẹ, nên có thể dùng để bé phát triển toàn diện.
- Khi sữa công thức thay thế một phần cho sữa mẹ, mẹ có thể cho bé bú ít hơn để dành thời gian cho bản thân, được nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe sau sinh.
- Đặc biệt là mẹ có thể ăn uống thoải mái hơn để nhanh chóng hồi sức, do không cần kiêng khem quá nhiều như lúc cho bé bú trực tiếp.
4.2 Nhược điểm
Nhược điểm của sữa công thức không ít, trong đó phải kể đến các vấn đề như sau:
- Sữa công thức không có các kháng thể như trong sữa mẹ, nên không thể giúp bé chống lại nhiễm trùng và bệnh tật như sữa mẹ.
- Khi dùng sữa công thức phải thực hiện quy trình chuẩn bị phức tạp và đảm bảo đúng cách. Trong đó phải chú ý đến việc làm sạch, tiệt trùng và sấy khô bình sữa, dụng cụ pha sữa trước và sau khi pha; đảm bảo công thức pha chuẩn theo tỷ lệ và nước pha phải đúng nhiệt độ chuẩn. Hơn nữa ba mẹ còn phải đảm bảo thứ tự cho nước và sữa chính xác, lắc sữa để không tạo bọt khí, tránh làm bé bị ợ hơi.
- Chi phí đầu tư cho sữa công thức rất đắt đỏ, đặc biệt là với những loại sữa đặc biệt hay sữa nhập khẩu.
- Gia đình phải đối mặt với nguy cơ bé bị táo bón nhiều hơn vì sữa công thức khó tiêu hóa hơn so với sữa mẹ. Một số bé không thích mùi vị của các loại sữa công thức.
5. Điểm khác nhau của sữa công thức theo từng đối tượng người dùng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng đối tượng người dùng khác nhau mà sữa công thức cũng có nhiều khác biệt, cụ thể là:
5.1 Sữa công thức cho trẻ sơ sinh
Sữa công thức cho trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi, phù hợp sử dụng trong trường hợp:
Mẹ bị bệnh có thể lây truyền cho con qua đường bú sữa, hoặc mẹ đã phẫu thuật ngực và không thể cho con bú. Trường hợp mẹ đang sử dụng các loại thuốc có chống chỉ định cho con bú.
Bé bị dị tật bẩm sinh không thể bú mẹ.
Sữa mẹ không có đủ cho các bé.
Loại sữa này có công thức gần giống sữa mẹ, từ hương vị cho đến màu sắc và các thành phần chất dinh dưỡng.
5.2 Sữa bột công thức số
Là loại sữa công thức được thiết kế riêng cho từng giai đoạn phát triển của trẻ. Ví dụ sữa bột công thức số 2 phù hợp với trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi, sữa công thức số 3 dành cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi.
Theo từng giai đoạn của trẻ mà sữa tập trung cung cấp những dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển ở lĩnh vực, kỹ năng nào đó, ví dụ như cân nặng, chiều cao, não bộ, khả năng tư duy.
5.3 Sữa công thức cho bà bầu
Bản thân các mẹ khi mang thai cũng phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên cơ thể có thể không hấp thụ được qua ăn uống bình thường nên phải dùng sữa công thức. Bà bầu sẽ được bổ sung hàm lượng các chất thiết yếu như: canxi, axit folic, sắt, kẽm, vitamin, khoáng chất,… Sản phẩm rất phù hợp với những mẹ đang ốm nghén, yếu ớt khi mang thai.
5.4 Sữa công thức cho người cao tuổi
Do người cao tuổi có thể dễ dàng gặp phải những vấn đề về sức khỏe như ốm đau, bệnh tật, loãng xương, chán ăn, suy giảm trí nhớ… nên có thể sử dụng các loại sữa công thức dành riêng cho độ tuổi đấy, ví dụ như giàu chất béo có lợi, acid oleic & linoleic, choline, canxi,…. Loại sữa này sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết và có thiết kế riêng không chứa nhiều đường, đạm, cholesterol xấu, …..
6. Những lưu ý khi cho trẻ dùng sữa công thức
Khi gia đình cho bé dùng sữa công thức cần chú ý những yếu tố quan trọng như su:
Đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng sữa cần thiết và không cho bé dùng quá nhiều sữa. Ví dụ một bé ở độ tuổi 5 ngày tuổi – 3 tháng tuổi, khỏe mạnh, sinh đủ tháng sẽ cần khoảng 150ml sữa công thức trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tức là khi bé nặng 3kg sẽ cần 450ml sữa công thức mỗi ngày.
Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi cần khoảng 120ml/1kg sữa công thức mỗi ngày. Từ 6 – 12 tháng tuổi cần khoảng 90 -120ml sữa/kg mỗi ngày.
Trẻ sinh non cần khoảng 160 – 180ml sữa/kg mỗi ngày. Tuy nhiên, ba mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sinh non uống sữa công thức.
Gia đình cần phải nhớ, luôn luôn vệ sinh sạch sẽ mọi dụng cụ pha sữa trước và sau khi tiến hành pha sữa cho các bé, tiến hành tiệt trùng và sấy khô. Ba mẹ cũng phải rửa tay thật sạch sẽ và chọn nơi pha sữa an toàn cho các bé.
Thực hiện việc pha sữa công thức theo đúng tiêu chuẩn, bao gồm đảm bảo nhiệt độ, dung tích nước, lượng sữa.
Chỉ sử dụng sữa công thức đã mở hộp trong thời gian quy định, không nên để qua lâu.
Không bao giờ dùng lại sữa thừa vì có thể gây ảnh hưởng sức khỏe của bé. Sữa thừa để ngoài có thể trở thành môi trường phát triển lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn, nên sẽ gây hại sau khi bé uống.
Gia đình không tùy tiện pha trộn thêm thức ăn khác vào sữa, vì sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ba mẹ dùng loại nước đun sôi để pha sữa, nhưng không được dùng nước khoáng vì sẽ làm biến đổi các chất dinh dưỡng có trong sữa công thức. Hệ tiêu hóa của trẻ cũng không đủ sức chuyển hóa thành công các khoáng chất có trong nước khoáng, dễ dàng hình thành sỏi trong thận nếu dùng lâu ngày.
Hãy dành nhiều thời gian cho các bé khi đang bú sữa công thức, nhằm đảm bảo sự kết nối và tăng sự an toàn cho các bé.
Nhiệt độ lý tưởng để pha sữa công thức thường là 40 độ C. Tuy nhiên cũng có loại sữa của Nhật yêu cầu 70 độ C để pha sữa. Do đó ba mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn về nhiệt độ pha sữa công thức trước khi tiến hành.
Trên đây là những giải thích về sữa công thức là gì, cũng như các ưu và nhược điểm của sữa công thức. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các ba mẹ khi chăm bé.