SELECT MENU

Sữa mẹ có vị gì, mùi gì là bình thường? Các yếu tố ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ

Cao Thao - - 51

Mùi vị của sữa mẹ có thể phản ánh nhiều vấn đề, như tình trạng sức khỏe của mẹ, các thành phần dinh dưỡng, những gì mẹ đã ăn, thời điểm cho bé bú, …. Thông qua mùi vị của sữa mẹ, gia đình và bác sĩ có thể đưa ra những điều chỉnh và chế độ chăm sóc phù hợp để cả mẹ lẫn con đều khỏe. Vậy dựa theo tiêu chuẩn thì sữa mẹ có vị gì là bình thường? Và yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ?

1. Sữa mẹ có vị gì, mùi gì là bình thường?

Sữa mẹ bình thường có mùi thơm đặc trưng, vị nhạt, không quá mặn hay ngọt. Riêng sữa non – loại sữa mẹ tiết ra khi bé mới chào đời, lại rất đặc và thơm, sau đó sẽ bắt đầu loãng dần.

Tuy nhiên, sữa mẹ của mỗi người lại có vị khác nhau, do sự khác biệt về cơ địa, chế độ ăn uống trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Những loại  thực phẩm mà mẹ ăn có khả năng ảnh hưởng lớn đến mùi vị của sữa. Vì thế, có không ít trường hợp sữa có vị quá ngọt hoặc có vị mặn.

>>Xem thêm: Mẹ nên biết! 10 Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ có vị gì

Sữa mẹ có mùi vị như thế nào là bình thường

Trường hợp mẹ vắt sữa ra ngoài và bảo quản ở môi trường bên ngoài trong một thời gian nhất định cũng biến đổi hương thơm cùng mùi vị. Sữa mẹ có thể trở nên tanh, nồng hoặc chua hơn so với ban đầu do các phản ứng trao đổi chất xảy ra.

Về màu sắc, sữa mẹ thông thường sẽ có màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng. Tuy nhiên, theo sự thay đổi về thời gian, thời điểm trong ngày cùng thực đơn ăn uống màu sữa mẹ có sự khác biệt và chuyển đổi về màu sắc. Cụ thể là:

  • Sữa non là lớp sữa đầu sau khi bé vừa sinh ra, chứa rất nhiều beta-carotene, nên có màu vàng nhạt hoặc màu cam.
  • Sữa chuyển tiếp sau giai đoạn sữa non có màu vàng đổi sang trắng.
  • Sữa trưởng thành là lớp sữa ở khoảng hai tuần sau sinh, có màu xanh nhạt, xanh non hoặc ngả sang trắng trong. Tuy nhiên, sữa sẽ dần dần đậm màu, rồi đổi thành màu trắng hoặc vàng đục (sữa cuối).

2. Sữa mẹ có vị ngọt có sao không? Tại sao sữa mẹ có vị ngọt

Sữa mẹ thông thường có vị ngọt nhạt, dễ chịu. Nếu trong sữa có chứa nhiều lactose thì sẽ có vị ngọt. Lượng lactose càng cao thì vị sữa càng ngọt và ngược lại.

>>Xem thêm: Bất dung nạp lactose là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân & cách chữa trị

Sữa mẹ có vị ngọt có sao không

Tại sao sữa mẹ có vị ngọt

Mẹ không cần phải quá lo lắng nếu sữa mẹ có vị ngọt đậm hơn so với bình thường. Điều này cho thấy sức khỏe mẹ tốt, ăn uống đầy đủ chất và có thể cung cấp nhiều dưỡng chất cho trẻ. Hơn nữa sữa có vị ngọt sẽ kích thích bé bú nhiều hơn.

Tuy nhiên, nếu sữa quá ngọt trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng quá tải lactose trong cơ thể bé. Bé có thể gặp những hiện tượng phân lỏng xanh, nhiều bọt, mùi chua, trẻ bị hăm tã, … Vì thế gia đình cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất để cải thiện vị sữa trở nên không quá ngọt.

3. Sữa mẹ có vị mặn có sao không? Tại sao sữa mẹ có vị mặn

Sữa của mẹ không chỉ ngọt mà còn có thể mặn. Khi sữa mẹ mặn chứng tỏ là thực đơn của mẹ chứa những loại thực phẩm giàu natri. Trong đó phải kể đến tiêu, tỏi, ớt, … khiến cho sữa mẹ có vị mặn.

>>Xem thêm: Làm sao để biết sữa mẹ ít hay nhiều? Mẹ ít sữa phải làm sao?

Sữa mẹ có vị mặn có sao không

Sữa mẹ có vị mặn có sao không

Nếu bé bú sữa mẹ mặn có thể cảm thấy khó chịu. Bé sẽ quấy khóc, bỏ bú, dẫn đến bị đói, thiếu hụt dinh dưỡng, hoặc ốm vặt. Vậy nên mẹ và gia đình phải chú ý để không xảy ra tình trạng sữa mẹ có vị mặn. Do đó, trong chế độ ăn uống nên hạn chế đồ cay nóng, nhiều gia vị hoặc thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, đồ ăn có tính mát và lợi sữa.

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ

Có nhiều yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ, làm cho bé khó thích ứng. Trong đó phải kể đến:

Thực đơn ăn uống của mẹ. Một số loại thực phẩm có thể làm thay đổi hương thơm và mùi vị của sữa. Ví dụ như thực phẩm cay, gia vị nồng như tiêu, ớt, tỏi hoặc đồ chế biến sẵn sẽ làm sữa có vị mặn hơn. Hay là chuối, ngũ cốc có thể làm sữa thơm ngon.

>>Xem thêm: Những thực phẩm gây mất sữa sau sinh mẹ bỉm cần tránh

Những yếu tố ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ

Mùi vị của sữa mẹ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào

Khi mẹ ăn những loại rau xanh đậm màu, uống một số thảo dược lợi sữa thì sữa có thể sở hữu màu xanh. Trường hợp mẹ hay ăn củ dền, cà rốt, gấc thì sữa có màu cam, hồng hoặc đỏ.

Nếu trong cơ thể mẹ chứa nhiều Enzyme tiêu hóa lipase thì sữa sẽ có mùi và vị như xà phòng khi vắt ra ngoài.

Các lớp sữa của mẹ. Ví dụ như sữa non là sữa đầu tiên khi bé chào đời có màu vàng nhạt hoặc vàng đậm, không quá ngọt. Sữa chuyển tiếp cùng sữa trưởng thành thì có màu trắng, vị thanh và thay đổi theo chế độ ăn uống, sức khỏe của mẹ.

Nếu mẹ dùng thuốc kháng sinh thì có thể làm cho sữa có màu nâu, đen, mùi lạ. Vậy nên mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc kháng sinh.

5. Dấu hiệu mùi vị sữa mẹ bất thường và cách khắc phục

Mùi vị sữa mẹ có thể thay đổi do nhiều yếu tố. Nếu sữa xuất hiện một số dấu hiệu bất thường có thể khiến bé từ chối bú. Dưới đây là những dấu hiệu mùi vị sữa mẹ bất thường và cách khắc phục:

>>Xem thêm: 10 sai lầm khi nuôi con bằng sữa mẹ cần tránh ngay!

như thế nào là sữa mẹ bất thường

Dấu hiệu sữa mẹ bất thường

Sữa có mùi lạ hoặc mùi hôi do ăn thực phẩm có mùi mạnh, dùng thuốc, Hormon hoặc do mẹ bị nhiễm khuẩn. Mẹ cần vệ sinh ngực, đồ dùng hút sữa, thay đổi chế độ ăn uống và nghỉ ngơi.

Sữa có mùi tanh, vị chua do sữa chứa lượng enzyme lipase cao, làm phân giải chất béo nhanh, gây mùi tanh. Vị chua quá nồng có thể là do không được bảo quản đúng cách.

Nếu sữa có mùi khét hoặc vị cháy thì là do gia đình làm nóng sữa quá mức và không đúng cách. Vì thế cần xem lại cách hâm sữa, chọn thiết bị hâm sữa phù hợp.

6. Lời khuyên cho mẹ để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất

Để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất, mẹ và gia đình nên chú ý những vấn đề quan trọng như sau:

Lời khuyên cho mẹ để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất

Lời khuyên cho mẹ để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất

Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng hóa các loại thực phẩm và tránh những đồ ăn có khả năng tiêu sữa.

Không ăn quá nhiều chất béo và chọn lựa chất béo có ích cho em bé

Uống nước để tăng lượng sữa mẹ

Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan

Vệ sinh bầu ngực và các dụng cụ hút sữa.

>>Xem thêm: Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt an toàn và khoa học

Đây là những giải đáp cho câu hỏi Sữa mẹ có vị gì, mùi gì và các yếu tố ảnh hưởng. Hy vọng những chia sẻ này giúp ích cho mẹ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Gia đình đừng quên áp dụng những lưu ý trên để đảm bảo chất lượng sữa, bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý