Sữa mẹ đã hâm có để tủ lạnh được không? Giải đáp những thắc mắc về rã đông và bảo quản sữa mẹ
Để con luôn có sữa mẹ bú khi mẹ không ở bên cạnh, nhiều gia đình trữ đông sữa mẹ trong tủ lạnh. Sau đó khi cần dùng lại sẽ hâm ấm để bé bú. Nhưng sữa mẹ đã hâm có để tủ lạnh được không? Và ba mẹ cần sử dụng sữa mẹ trữ đông như thế nào cho đúng cách? Moaz BéBé sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan việc rã đông và bảo quản sữa mẹ.
1. Sữa mẹ đã hâm có để tủ lạnh được không?
Sữa mẹ sau khi rã đông đã được hâm nóng lại thì nên cho bé dùng ngay, hoặc để trong 1 – 2 giờ là phải dùng luôn. Ba mẹ không nên tiếp tục lưu trữ sữa mẹ đã hâm nóng trong tủ lạnh trữ sữa một lần nữa. Nếu tiếp tục để trong tủ lạnh có thể làm sữa bị biến chất, đổi vị, dần bị hỏng do trở thành môi trường sinh sôi phát triển của vi khuẩn.
Để đảm bảo an toàn, mẹ chỉ nên hâm nóng lượng sữa đủ dùng trong một lần cho bé bú. Phần sữa còn thừa sau khi bé bú xong nên được bỏ đi thay vì lưu trữ lại. Hãy luôn tuân thủ các nguyên tắc bảo quản và sử dụng sữa mẹ đúng cách để bảo vệ dinh dưỡng và sức khỏe cho con.
>> Xem thêm: Sữa mẹ trữ đông được bao lâu? Giải đáp từ chuyên gia

2. Sữa mẹ để ngăn mát rồi trữ đông được không?
Sữa mẹ khi để ở ngăn mát tủ lạnh, với nhiệt độ lý tưởng dưới 4 độ C thì có thể bảo quản tối đa 4 ngày. Khi để sữa mẹ trong ngăn mát thì gia đình nên đặt trong bình sữa hoặc túi sữa chuyên dụng, được đậy nắp kín để tránh vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi phát triển.
Sữa mẹ để ngăn mát rồi trữ đông vẫn được, nhưng điều này cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo chất lượng và an toàn cho bé. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi chuyển sữa mẹ từ ngăn mát sang ngăn đông:
- Sữa mẹ trong ngăn mát chỉ nên được trữ tối đa 24 giờ trước khi chuyển sang ngăn đông. Nếu để quá thời gian này, chất lượng sữa có thể giảm và không còn đảm bảo an toàn.
- Trước khi trữ đông, mẹ cần kiểm tra sữa còn tươi mới và không có dấu hiệu hư hỏng. Đảm bảo tất cả dụng cụ đựng sữa như bình, túi trữ sữa đều đã được tiệt trùng sạch sẽ.
- Khi chuyển sữa từ ngăn mát sang ngăn đông, mẹ nên sử dụng túi hoặc hộp trữ sữa chuyên dụng. Lưu ý ghi rõ ngày tháng hút sữa lên bao bì để dễ quản lý.
- Nếu sữa mẹ đã được rã đông từ ngăn đông và chuyển vào ngăn mát, tuyệt đối không được trữ đông lại. Điều này có thể làm sữa bị biến chất và gây hại cho bé.
Việc chuyển sữa mẹ từ ngăn mát sang ngăn đông là giải pháp tốt để kéo dài thời gian bảo quản, nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn trên để đảm bảo sữa giữ được giá trị dinh dưỡng tối ưu cho bé.

3. Sữa mẹ rã đông để ngăn mát được bao lâu?
Nhiều ba mẹ thường áp dụng cách rã đông sữa mẹ bằng cách để từ ngăn đông xuống ngăn mát. Sau đó sữa sẽ dần dần chuyển sang thể lỏng và lúc đấy mẹ có thể làm ấm lên để bé sử dụng.
Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý rằng, sau khi rã đông trong ngăn mát, sữa mẹ có thể để được tối đa 24 giờ mà thôi. Nếu vượt quá thời gian này, ba mẹ không nên tiếp tục sử dụng bịch hoặc bình sữa đó. Hơn nữa ba mẹ không nên cấp đông lại sữa mẹ sau khi đã rã đông. Đồng thời không pha trộn bịch sữa này với bịch sữa khác vì sẽ làm biến chất sữa và không còn an toàn cho bé.
Trước khi sử dụng, ba mẹ nên kiểm tra chất lượng sữa. Nếu sữa có mùi lạ, đổi màu hoặc không đồng nhất dù đã lắc đều, tốt nhất nên bỏ đi và không nên sử dụng.

4. Sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát để ra ngoài được bao lâu?
Nếu mẹ bảo quản sữa mẹ được vắt ra trong ngăn mát, rồi lấy ra bên ngoài, với nhiệt độ phòng thì cần phải dùng sữa càng sớm càng tốt, không nên để quá lâu. Cụ thể là nếu:
- Nhiệt độ phòng dưới 25°C: Sữa mẹ có thể để ở bên ngoài được tối đa 4 giờ.
- Nhiệt độ phòng trên 25°C: Sữa mẹ có thể để ở bên ngoài được tối đa 1 – 2 giờ vì nhiệt độ cao có thể làm sữa nhanh bị hỏng.
Bên cạnh đó, khi lấy sữa từ trong ngăn mát tủ lạnh ra ngoài, ba mẹ không để sữa ở nơi có ánh nắng trực tiếp hoặc gần các nguồn nhiệt như bếp, máy sưởi, để đảm bảo chất lượng sữa không bị ảnh hưởng.
Việc tuân thủ thời gian và các nguyên tắc bảo quản này giúp mẹ yên tâm hơn khi sử dụng sữa, đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé yêu.
5. Sữa rã đông có cấp đông lại được không?
Sữa mẹ sau khi đã rã đông không nên cấp đông lại. Nếu ba mẹ định đông lạnh lại sữa mẹ sau khi rã đông sẽ gặp nhiều nguy hại, ví dụ như có thể làm giảm chất lượng sữa, làm mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng có trong sữa. Hơn nữa, sữa sau khi được rã đông mà lại tiếp tục cấp đông sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ gây hại cho bé.
Chính vì vậy, khi cần rã đông sữa ba mẹ chỉ nên lấy 1 lượng vừa đủ để tránh lãng phí, góp phần giảm công sức và chi phí cho mẹ trong quá trình nuôi con.
>>Xem thêm: Cách sử dụng sữa mẹ trữ đông cho bé, giữ trọn giá trị dinh dưỡng

6. Cách vận chuyển sữa mẹ trữ đông đi xa
Khi gia đình cần vận chuyển sữa mẹ trữ đông đi xa thì cần phải bảo quản sữa thật cẩn thận. Trong đó cần đảm bảo giữ cho sữa ở nhiệt độ thích hợp, như vậy sẽ bảo vệ các hàm lượng chất dinh dưỡng có trong sữa, giúp bảo vệ sức khỏe của bé khi uống. Cách vận chuyển tốt nhất là khi ba mẹ chuẩn bị những điều quan trọng sau:
- Chuẩn bị dụng cụ bảo quản thích hợp, ví dụ như thùng đá hoặc túi giữ nhiệt chuyên dụng để giữ nhiệt độ mát hoặc lạnh cho sữa.
- Sử dụng đá khô hoặc túi đá gel để giữ sữa ở nhiệt độ thấp trong quá trình vận chuyển. Trong đó, đá khô có thể giữ nhiệt lâu hơn túi đá gel. Vì thế, hiện nay Moaz BéBé đã tặng kèm thanh đá khô khi ba mẹ mua sắm máy hút sữa điện đôi MB – 090, giúp ba mẹ bảo quản sữa mẹ lâu dài và đảm bảo hơn.
- Mẹ dùng những loại túi trữ sữa chuyên dụng, ghi rõ ngày tháng hút sữa ở bên ngoài và hạn sử dụng lý tưởng.
- Sau đó, mẹ xếp bình sữa hoặc túi chứa sữa đã đông lạnh vào thùng giữ nhiệt, cũng như xếp xen kẽ giữa các lớp túi đá gel hoặc đá khô để tối ưu hóa khả năng giữ nhiệt.
- Khi đã xếp xong, mẹ đậy kín thùng giữ nhiệt, phải đảm bảo đóng kín để duy trì nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình vận chuyển. Hơn nữa khi di chuyển không nên mở thùng nhiều lần để tránh thất thoát nhiệt.
- Nếu gia đình vận chuyển sữa mẹ trong vòng 24 giờ và vẫn còn đông đá thì có thể cất lại vào tủ đông ngay sau khi đến nơi. Nhưng nếu sữa mẹ bị tan đá mà vẫn lạnh thì có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng ngay trong vòng 24 giờ đồng hồ. Mẹ không nên để sữa bị mất lạnh hoàn toàn.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách dồn sữa mẹ trong ngày để trữ đông chi tiết cho mẹ
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc sữa mẹ đã hâm có để tủ lạnh được không và những giải đáp về các vấn đề liên quan bảo quản sữa mẹ. Hy vọng những chia sẻ này giúp ba mẹ hiểu thêm về cách bảo quản, lưu trữ và sử dụng sữa mẹ hiệu quả nhất.