SELECT MENU

Sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng được bao lâu? Nhiệt độ thích hợp để bảo quản sữa mẹ

Cao Thao - - 86

Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi có khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Vì thế WHO luôn khuyến khích mẹ nên cho con bú trực tiếp ít nhất 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên ở một số trường hợp, mẹ không thể cho con bú trực tiếp hoặc là sau 6 tháng, mẹ phải trở lại công việc thì nên vắt sữa ra để người nhà cho con bú. Thế nhưng sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng được bao lâu? Gia đình nên bảo quản như thế nào?

1. Sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng được bao lâu?

Khi mẹ mới hút sữa ra thì nên cất vào tủ lạnh ngay để bảo quản. Tuy nhiên vì một vài lý do, nhiều bà mẹ bỉm sữa phải để sữa ở bên ngoài. Vậy thì nên để với điều kiện nhiệt độ phòng là bao nhiêu?

sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng được bao lâu

Sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng được bao lâu?

1.1 Thời gian an toàn cho sữa mẹ ở nhiệt độ phòng

Trong thành phần của sữa mẹ có chứa nhiều đường nên dễ lên men và biến chất khi để lâu ở môi trường bên ngoài. Vì thế, nếu gia đình không bảo quản sữa mẹ đúng cách thì rất dễ bị hỏng. Đặc biệt là cần phải chú ý thời gian an toàn cho sữa mẹ khi để ở môi trường bên ngoài, với nhiệt độ phòng.

  • Đối với những không gian có nhiệt độ từ 25 độ C đến 35 độ C thì sữa mẹ giữ được trong 1 đến 2 giờ.
  • Còn nếu như phòng máy lạnh, có nhiệt độ dưới 25 độ C thì có thể bảo quản sữa mẹ đến 6 giờ.
  • Đối với phòng lạnh tới dưới 4 độ C, hoặc là ngăn mát tủ lạnh có thể giữ được sữa từ 3 – 5 ngày.

Tuy nhiên, đảm bảo an toàn vệ sinh và an toàn cho trẻ, trước khi sử dụng, gia đình cần kiểm tra lại mùi vị, trạng thái của sữa. Nếu sữa có mùi như xà phòng hoặc kim loại do sự phân tách chất béo thì vẫn còn dùng được. Khi sữa có mùi chua khó chịu, mùi lên men và bị vón cục thì đã bị hỏng, không nên dùng nữa.

Thời gian an toàn cho sữa mẹ ở nhiệt độ phòng

Thời gian an toàn cho sữa mẹ ở nhiệt độ phòng

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bảo quản sữa mẹ

Thời gian sử dụng sữa mẹ được hút ra có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm điều kiện môi trường, phương pháp bảo quản, và cách xử lý sữa. Dưới đây là những yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến thời gian bảo quản sữa mẹ:

  • Nhiệt độ phòng quá nóng, nên giảm thời gian sử dụng sữa mẹ xuống.
  • Cách vệ sinh tay của người hút sữa cũng như các dụng cụ vắt sữa, hút sữa và trữ sữa.
  • Sau khi rã đông và làm ấm sữa nên dùng ngay trong 1 giờ và không cấp đông lại hoặc làm ấm một lần nữa.
  • Do chất lượng sữa mẹ ban đầu. Nếu mẹ có chế độ ăn không lành mạnh, mẹ đang dùng thuốc hoặc cơ thể bị ốm thì chất lượng sữa có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến thời gian bảo quản ngắn hơn.
  • Nếu nhiệt độ và độ ẩm của tủ lạnh hoặc tủ đông không được duy trì nhiệt độ ổn định thì thời gian bảo quản sữa mẹ ngắn lại.
  • Việc mở tủ quá thường xuyên cũng có thể có thể làm giảm thời gian bảo quản sữa mẹ.
  • Trong sữa mẹ chứa một lượng nhỏ vi khuẩn tự nhiên có lợi cho bé. Tuy nhiên, nếu số lượng vi khuẩn này tăng cao do không bảo quản đúng cách, sữa sẽ dễ hỏng hơn.
  • Sữa mẹ vắt ra vào thời gian đầu (sữa non) có hàm lượng chất béo và dinh dưỡng cao hơn, nên thời gian bảo quản có chút khác biết so với sữa cuối, tuy nhiên, sự khác biệt này không quá lớn và các yếu tố khác như nhiệt độ và điều kiện bảo quản vẫn quan trọng hơn.
  • Do bầu ngực của mẹ chưa được vệ sinh kỹ càng nên vi khuẩn phát triển làm ảnh hưởng thời gian bảo quản sữa.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bảo quản sữa mẹ

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bảo quản sữa mẹ

2. Nhiệt độ phù hợp để bảo quản sữa mẹ

Để đảm bảo thời gian bảo quản sữa mẹ được lâu dài, ba mẹ cần chú ý nhiệt độ của không gian và dụng cụ trữ sữa. Cụ thể là:

2.1 Nhiệt độ thích hợp để bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh

Nhiệt độ thích hợp để bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh là khoảng 0 – 4°C. Như vậy sẽ bảo quản được sữa trong vòng 3 – 5 ngày. Gia đình cần đảm bảo nhiệt độ ngăn mát ổn định, không đặt sữa ở cánh cửa tủ vì khiến cho nhiệt độ dao động liên tục khi đóng/mở cửa tủ lạnh.

2.2 Nhiệt độ trữ đông sữa mẹ

Nếu gia đình bảo quản sữa mẹ tại ngăn tủ đá ở nhiệt độ -18°C trở lên thì để được từ 3 đến 6 tháng. Gia đình cần ghi rõ thời gian để theo dõi và loại bỏ ngay khi có dấu hiệu sữa bị hỏng.

Nhiệt độ trữ đông sữa mẹ

Nhiệt độ phù hợp để trữ đông sữa mẹ

2.3 So sánh giữa bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng, ngăn mát và ngăn đông

Khi để sữa mẹ được hút ra ở:

  • Nhiệt độ phòng (trên 26 độ C), nên sử dụng tối đa trong 1 giờ đồng hồ.
  • Nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 26 độ C), thời hạn sử dụng tối đa là 6 giờ.
  • Trong ngăn mát tủ lạnh dưới 4 độ C: Tối đa 48 giờ.
  • Trong ngăn đá tủ lạnh ở nhiệt độ -18°C trở lên, trữ được tối đa 4 – 6 tháng.

3. Cách kiểm tra chất lượng sữa mẹ trước khi sử dụng

Kiểm tra chất lượng sữa mẹ trước khi sử dụng nhằm đảm bảo sữa an toàn sức khỏe của bé. Dưới đây là một số cách để kiểm tra chất lượng sữa mẹ đơn giản và hiệu quả:

  • Kiểm tra mùi: Sữa mẹ thường có mùi nhẹ, tự nhiên. Nếu sữa có mùi chua hoặc hôi, có thể sữa đã bị hỏng và không nên cho bé sử dụng.
  • Quan sát màu sắc: Sữa mẹ thường có màu trắng hoặc hơi ngả vàng. Nếu sữa có màu sắc bất thường như màu hồng, nâu hoặc xanh lá, cần loại bỏ ngay.
  • Tình trạng của sữa: Sữa mẹ trong tủ lạnh, có thể bị tách lớp, phần kem nổi lên trên và phần nước bên dưới là hiện tượng bình thường. Mẹ lắc đều để các lớp hòa với nhau trước khi sử dụng. Nếu sau khi lắc mà sữa vẫn bị tách lớp hoặc có vón cục thì sữa đã bị hỏng.
  • Kiểm tra hạn sử dụng ghi rõ trên mỗi bịch sữa hoặc bình trữ sữa.
Cách kiểm tra chất lượng sữa mẹ trước khi sử dụng

Cách kiểm tra chất lượng sữa mẹ trước khi sử dụng

4. Các lưu ý khi sử dụng sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng

Khi sử dụng sữa mẹ đã để ở nhiệt độ phòng, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn và chất lượng sữa cho bé:

  • Đảm bảo sử dụng trước thời hạn tối đa để tránh bị nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Giữ sữa trong dụng cụ sạch, bảo quản trong các bình, chai hoặc túi trữ sữa đã tiệt trùng để tránh vi khuẩn xâm nhập. Nắp bình hoặc túi phải được đậy kín để tránh sự tiếp xúc với không khí.
  • Tránh lắc mạnh sữa, chỉ nên lắc nhẹ bình sữa để hòa đều lớp kem và lớp nước đã tách ra, nhưng không nên lắc quá mạnh để tránh phá vỡ cấu trúc dinh dưỡng trong sữa.
  • Không trộn sữa cũ với sữa mới, tránh thêm sữa ấm vào sữa đã nguội để đảm bảo chất lượng.

Với những gợi ý trên, các ba mẹ đã có đáp án cho câu hỏi sữa mẹ để nhiệt độ phòng được bao lâu. Để nhận nhiều lời giải đáp kỹ hơn khi chăm sóc bé, ba mẹ hãy liên hệ ngay Moaz BéBé và nhận tư vấn nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý