Sữa mẹ để tủ lạnh bị tách lớp có sao không? Các vấn đề thường gặp khi bảo quản sữa mẹ
Để con luôn có sữa bú khi đói dù mẹ không ở bên cạnh, nhiều gia đình sử dụng máy hút sữa để vắt sữa ra, sau đó bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên sau một thời gian lưu trữ, sữa mẹ để tủ lạnh bị tách lớp, khiến cho nhiều gia đình lo lắng. Vậy việc sữa mẹ bị tách lớp khi để trong tủ lạnh có sao không? Gia đình cần xử lý như thế nào khi gặp trường hợp này?
1. Sữa mẹ để tủ lạnh bị tách lớp hay tách nước có sao không?
Khi sữa mẹ để trong tủ lạnh sẽ xảy ra hiện tượng bị tách lớp, hay còn được gọi là tách nước. Để biết hiện tượng này có ảnh hưởng gì với sức khỏe của bé không, ba mẹ có thể tham khảo các giải đáp như sau:
1.1 Hiện tượng sữa mẹ để tủ lạnh bị tách lớp hay tách nước là gì?
Sữa mẹ sau khi vắt ra, để lắng một thời gian sẽ bị phân tách thành 2 lớp, với 2 màu sắc khác nhau. Lớp bên trên có màu trắng đục hoặc màu ngả vàng, còn lớp bên dưới màu vàng nhạt và trong hơn.
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do trong sữa mẹ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau và có tỷ trọng không đồng nhất. Trong đó, chất béo không bão hòa nhẹ hơn, nên khi để lắng đọng sẽ nổi lên trên và hình thành lớp váng màu vàng. Trong khi đó lớp màu nhạt bên dưới là phần nước nặng hơn, khá tương tự hiện tượng dầu nổi trên mặt nước vậy.
Vì chế độ dinh dưỡng của mỗi mẹ có sự khác biệt nên hàm lượng chất béo trong sữa cũng không tương đồng, khiến cho lớp váng dầu sữa mỗi người không giống nhau. Có mẹ thì sữa váng dày, nhưng có mẹ thì sữa váng mỏng. Nhìn chung, hiện tượng này bình thường và gia đình có thể tiếp tục dùng sữa mẹ đã trữ trong tủ lạnh.
1.2 Tại sao sữa mẹ để tủ lạnh bị tách lớp
Sữa mẹ bị tách lớp là do lipid béo trong sữa vón lại tạo thành một lớp dầu vàng đậm đặc hơn. Ba mẹ chỉ cần lắc nhẹ là lớp váng này sẽ tan đều vào sữa.
Lưu ý, ba mẹ không cho bé ăn lớp váng đó trước vì lớp lipid béo vón cục cần hòa tan với sữa mẹ để giúp bé dễ tiêu hóa hơn. Hơn nữa, nếu để sữa quá lâu thì lớp váng này cũng bị biến đổi chất, trở thành lớp váng hôi và không tan trong sữa, ảnh hưởng chất lượng sữa.
1.3 Cách xử lý khi sữa mẹ bị tách lớp
Biện pháp xử lý khi sữa mẹ bị tách lớp chính là nên lắc nhẹ bình sữa hoặc túi trữ sữa để trộn đều các lớp. Gia đình không nên khuấy hoặc lắc mạnh sữa. Ngoài ra không nên hâm nóng sữa bằng lò vi sóng hay đun trực tiếp vì sẽ làm biến đổi các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.
2. Sữa mẹ để tủ lạnh có váng thì còn dùng được không?
Nếu sữa mẹ có lớp váng khi để trong tủ trữ sữa thì có sử dụng tiếp được không là băn khoăn của nhiều mẹ. Dưới đây là những giải đáp từ các chuyên gia:
2.1 Tại sao sữa mẹ để tủ lạnh lại có váng
Sữa mẹ có váng khi để trong tủ lạnh là do lipid béo trong sữa gây ra. Do lipid béo nhẹ hơn nước nên nổi ở trên bề mặt, hình thành một lớp váng dầu màu vàng đậm, còn nước sẽ bị chìm xuống dưới.
Vì đây là dưỡng chất quan trọng nên ba mẹ cần lắc đều sữa để lipid béo tan vào sữa, đảm bảo thành phần dinh dưỡng đầy đủ cho con. Tuy nhiên, khi lắc hay khuấy mạnh rồi mà lớp váng không biến mất, vẫn luôn vón cục thì chứng tỏ sữa đã hỏng và cần bỏ đi.
2.2 Sữa mẹ có váng thì có cho bé bú được không?
Sữa mẹ bị nổi váng thì cần làm tan đều vào sữa rồi mới bú. Còn nếu như khuấy đều mà vẫn còn váng xuất hiện thì chứng tỏ sữa đã hỏng, không nên cho bé bú nữa, nên loại bỏ ngay.
2.3 Cách xử lý khi sữa mẹ để tủ lạnh có váng
Trong trường hợp sữa mẹ để tủ lạnh có váng, mà khi lắc đều tan ra thì chứng tỏ còn dùng được. Để xử lý hiện tượng này, ba mẹ lắc nhẹ và hâm nóng sữa lại.
Nếu sữa mẹ để quá lâu, khiến lượng lipid béo chứa trong sữa không thể hòa tan trở lại, lớp váng không biến mất sau khi lắc hoặc khuấy đều chứng tỏ sữa đã hỏng. Lúc này thì ba mẹ nên bỏ đi ngay.
3. Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng
Cho bé uống sữa bị hỏng sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Vì thế, nếu ba mẹ hút sữa và bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh thì phải biết dấu hiệu và cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng trước khi sử dụng. Dưới đây là những dấu hiệu dễ nhận diện nhất:
- Sữa mẹ có vị chua sau khi trữ đông: Sữa mẹ không bị hỏng sẽ có màu trắng ngà, mùi thơm dễ chịu và không bị chưa. Nhưng nếu rã đông mà có vị chua, mùi tanh khó chịu và bị nhớt thì đã bị hỏng.
- Sữa mẹ bị nổi váng và không thể hòa tan: Nếu sữa mẹ nổi váng mà khi lắc đều sẽ tan vào sữa thì vẫn còn sử dụng được, Nhưng nếu sau khi lắc nhẹ và đều bình sữa mà lớp váng vẫn tách biệt thì tức là sữa mẹ bị kết tủa và đã bị hỏng do bảo quản sai cách, nên loại bỏ không nên cho bé bú.
- Sữa mẹ có mùi lạ, mùi hôi khó chịu như hôi, tanh và chua thì chứng tỏ sữa mẹ bị hỏng, dinh dưỡng khi đó đã không còn được đảm bảo.
- Sữa mẹ vị có lạ, không có mùi thơm đặc trưng, không còn vị béo ngậy, vị nhạt, không quá mặn hay ngọt nữa thì rất có thể sữa đã bị hỏng, không nên sử dụng.
- Sữa mẹ để quá thời hạn bảo quản: Ví dụ như sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng không nên dùng sau 1 – 2 giờ, sữa mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh không nên dùng sau 24 giờ, sữa mẹ để trong ngăn đá tủ lạnh không nên dùng sau 4 – 6 tháng.
4. Những sai lầm thường gặp khi bảo quản sữa mẹ
Những sai lầm trong hút sữa và bảo quản có thể khiến sữa mẹ bị hỏng. Dưới đây là sai lầm thường gặp và nên tránh:
- Mẹ sử dụng các dụng cụ hút sữa và bảo quản sữa không sạch sẽ, chưa được vệ sinh cẩn thận, không được tiệt trùng nên làm sữa nhanh chóng bị hỏng.
- Bảo quản sữa mẹ trong thời gian quá lâu làm giảm hàm lượng dinh dưỡng, biến đổi các khoáng chất trong sữa, khiến sữa mẹ bị hỏng và không thể sử dụng được.
- Gia đình đổ quá đầy sữa trong bình hoặc túi nên khiến cho sữa nhanh hỏng. Tốt nhất chỉ đổ đầy ¾ bình sữa hoặc túi trữ sữa.
- Để sữa ở cánh tủ lạnh, là vị trí mà nhiệt độ không ổn định, không đủ độ lạnh cần thiết, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và sữa mẹ bị hỏng.
- Rã đông sữa mẹ sai cách, như để rã đông dựa vào nhiệt độ phòng hoặc cho vào lò vi sóng mà không chờ sữa rã đông. Những cách làm sai lầm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại xâm nhập, ảnh hưởng tới chất lượng sữa, khiến sữa mẹ bị hỏng.
Sữa mẹ để tủ lạnh bị tách lớp có thể không bị hỏng mà vẫn dùng được như thường khi đáp ứng những điều kiện như trên. Vì thế, ba mẹ cần tham khảo kỹ để sử dụng sữa mẹ hợp lý và có cách bảo quản chính xác nhất.