Sữa mẹ trữ đông có tốt không? Có nên trữ đông sữa mẹ để bé sử dụng hàng ngày
Sau khi cho con bú, nhiều mẹ vẫn còn thừa sữa nên muốn vắt ra trữ lại, hoặc một số mẹ hết thời gian nghỉ thai sản nên không cho con bú trực tiếp được phải vắt sữa ra ngoài để người nhà cho con dùng dần. Số lượng sữa được vắt ra cần được bảo quản đúng cách và sữa mẹ trữ đông là biện pháp các mẹ đang áp dụng. Tuy nhiên, vẫn nhiều mẹ băn khoăn trữ đông sữa có tốt hay không? Những chia sẻ sau sẽ cho các mẹ biết đáp án.
1. Sữa mẹ trữ đông có tốt không?
Sữa mẹ trữ đông có tốt không là băn khoăn của nhiều mẹ bỉm sữa. Để có được đáp án như mong muốn, mẹ bỉm có thể tìm hiểu lợi ích và những nhược điểm của trữ đông sữa mẹ, từ đó rút ra kết luận phù hợp nhất.
1.1 Lợi ích của việc trữ đông sữa mẹ
Trữ đông sữa mẹ đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé, giúp ích rất nhiều trong tình huống mẹ không thể cho con bú trực tiếp hoặc khi mẹ cần phải vắt sữa thừa để lưu trữ, cụ thể là:
- Duy trì nguồn sữa mẹ: Khi mẹ không thể cho con bú trực tiếp như là lúc đi làm, đi công tác, hoặc vì lý do sức khỏe thì trữ đông sữa mẹ giúp mẹ chống mất sữa, duy trì nguồn sữa và đảm bảo vẫn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho bé thay vì phải dùng sữa công thức.
- Giúp mẹ tiết kiệm thời gian: Khi hút sữa và trữ đông, mẹ có thể sắp xếp thời gian linh hoạt hơn. Mẹ có thể hút sữa khi đang rảnh rỗi rồi trữ đông để bé sử dụng sau.
- Có tác dụng giúp mẹ dự trữ sữa khi nguồn sữa dồi dào: Nhiều mẹ có lượng sữa lớn, bé bú không hết thì có thể vắt sữa ra và trữ đông. Biện pháp này vừa giúp mẹ chống lãng phí sữa, có thể dùng khi cần thiết lại tránh nguy cơ căng tức ngực, tắc sữa, mất sữa.
- Người khác có thể chăm sóc bé khi mẹ không ở bên, giúp mẹ có thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.
1.2 Nhược điểm của sữa mẹ trữ đông
Tuy là trữ đông sữa mẹ có nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số nhược điểm mẹ cần lưu ý:
- Làm giảm chất lượng dinh dưỡng như kháng thể và enzyme sẽ bị giảm hàm lượng theo thời gian và đặc biệt là khi hâm nóng.
- Sữa mẹ trữ đông có thể bị thay đổi mùi vị do sự phân hủy chất béo.
- Khi gia đình muốn dùng lại sữa mẹ trữ đông thì phải trải qua quá trình bảo quản và rã đông rồi hâm sữa phức tạp. Đặc biệt là phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thực hiện cũng như không được tái đông nếu đã hâm nóng.
- Nếu gia đình thực hiện trữ đông, rã đông rồi hâm nóng không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, gây hại cho bé.
- Gia đình không thể lưu trữ lâu dài vì để càng lâu thì càng mất đi giá trị dinh dưỡng.Thời gian tối ưu khi bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh là 3 đến 6 tháng.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ trữ đông
Khi trữ đông sữa mẹ, có nhiều yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Vì thế ba mẹ cần chú ý để tránh gặp phải sai lầm khi tiến hành bảo quản sữa mẹ vắt ra.
2.1 Thời gian trữ đông
Thời gian lưu trữ sữa mẹ phù hợp tùy thuộc vào nhiệt độ và không gian bảo quản. Cụ thể là:
- Nếu như sữa mẹ mới vắt ra, được bảo quản ở nhiệt độ phòng thì nên dùng ngay trong 1 – 2 giờ. Nếu phòng lạnh hơn thì có thể để đến 4 – 6 giờ là tối đa.
- Đối với sữa mẹ được lưu trữ ở ngăn mát tủ lạnh, có thời gian để tối đa là 3 – 5 ngày.
- Khi mẹ lưu trữ sữa trong tủ trữ sữa chuyên dụng hoặc trong ngăn đá tủ lạnh, có thể để được tới 9 tháng. Tuy nhiên, nên ưu tiên sử dụng hết sữa mẹ trữ đông trong vòng 6 tháng.
2.2 Nhiệt độ bảo quản và loại tủ trữ đông sữa mẹ
Mẹ nên bảo quản sữa vắt ra ở nhiệt độ thấp, với khoảng nhiệt độ lý tưởng là:
- Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (4°C hoặc thấp hơn): Lưu trữ sữa tối đa 4 ngày.
- Bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh (tủ 1 ngăn): Lưu trữ từ 2 tuần đến 6 tháng tùy loại tủ.
- Bảo quản trong tủ đông chuyên dụng (-18°C đến -20°C): Bảo quản từ 6 tháng đến 1 năm.
- Lưu ý: Nhiệt độ bảo quản quá cao hoặc không ổn định sẽ làm giảm chất lượng sữa.
2.3 Cách trữ đông sữa mẹ đúng chuẩn
Cách trữ đông sữa mẹ đúng chuẩn là mẹ vắt sữa ra và bảo quản ngay trong tủ đông hoặc ngăn mát tủ lạnh khi cần dùng trong thời gian ngắn. Hơn nữa, nên dán nhãn trên mỗi bình chứa sữa với thông tin ngày giờ sữa mẹ được vắt ra. Nếu cẩn thận hơn có thể ghi thêm cả hạn sử dụng.
Sau đó ba mẹ đặt sữa vào tủ lạnh mini chuyên trữ sữa riêng cho bé. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà ba mẹ đặt ở ngăn mát hoặc ngăn đá. Không nên dùng chung tủ lạnh với gia đình vì dễ nhiễm khuẩn chéo.
Mỗi bình sữa chỉ chứa một lượng sữa vừa với nhu cầu bú một lần của bé, tức là khoảng 60 – 120ml. Ba mẹ cũng xem xét lượng sữa mà bé bú để điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra cũng nên lưu trữ các phần sữa nhỏ hơn 60ml để dùng cho những tình huống bất ngờ.
Gia đình không nên đổ đầy sữa đến miệng bình chứa vì sữa mẹ sẽ nở ra khi cấp đông. Không nên thêm sữa mẹ mới vắt và còn ấm vào sữa đã đông lạnh, sẽ làm sữa bị tan ra một phần và ảnh hưởng đến thời hạn sử dụng.
2.4 Chất lượng bình chứa và túi đựng sữa
Ba mẹ nên chọn các loại bình chứa và túi đựng sữa làm từ chất liệu cao cấp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nên chọn loại bình sữa có nắp làm bằng thủy tinh hoặc nhựa không chứa BPA cũng như các loại túi nhựa chuyên dụng để lưu trữ và bảo quản sữa mẹ.
Gia đình không nên lưu trữ sữa mẹ trong các bình chứa dùng một lần hoặc các túi nhựa thông thường. Đây là các chất liệu có hại cho sức khỏe của bé.
3. Có nên trữ đông sữa mẹ để bé sử dụng hàng ngày không?
Khi trữ đông sữa càng lâu thì hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa mẹ càng dễ bị mất đi và biến đổi, ví dụ như vitamin C, kháng thể, enzyme …. . Ngay cả hương vị cũng sẽ có sự thay đổi nhất định nên cất sữa đông quá lâu.
Vậy nên ba mẹ chỉ trữ đông sữa mẹ để bé sử dụng hàng ngày trong trường hợp mẹ bận rộn, không đáp ứng đủ hoàn toàn nhu cầu của trẻ, mẹ bị thừa sữa mà bé không bú hết mỗi lần. Như vậy mẹ có thể lưu trữ được sữa cho bé dùng sau khi cần.
Sữa mẹ trữ đông giúp gia đình nhận nhiều điều tiện lợi, cũng như đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ của con. Tuy nhiên mỗi gia đình cũng phải có biện pháp hút sữa, lưu trữ sữa đúng cách thì mới đảm bảo các hiệu quả tốt nhất cho con. Để khám phá thêm những kiến thức hữu ích cho ba mẹ khi chăm bé, xin mời truy cập Moaz BéBé ngay và cùng tham khảo.