SELECT MENU

[Giải đáp] Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng không?

Cao Thao - - 147

Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng không là băn khoăn của nhiều mẹ bỉm. Vì vấn đề này liên quan đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, nên ba mẹ cần tìm kiếm những lời giải đáp chi tiết và chính xác nhất. Do đó, xin mời bạn mẹ cùng theo dõi các chia sẻ từ chuyên gia dinh dưỡng của Moaz BéBé tại đây nhé!

1. Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng không?

Sữa mẹ sau khi được vắt ra, hút ra sẽ nhanh chóng hạ nhiệt độ. Vì thế, các mẹ nên hâm nóng lại sữa được vắt ra trước khi cho con uống. Nhiệt độ lý tưởng nhất cho sữa mẹ được hâm nóng là 37 độ C. Đây là nhiệt độ tương tự như sữa mà bé bú trực tiếp từ mẹ, nên sẽ thấy thích uống hơn.

>> Tham khảo: Cách hâm sữa mẹ đúng chuẩn giữ trọn giá trị dinh dưỡng

sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng

Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng không?

Tuy nhiên, mẹ không được hâm nóng bằng lò vi sóng vì sẽ giảm lượng vitamin, làm mất dưỡng chất quan trọng trong sữa. Bên cạnh đó không được đun sôi trực tiếp sữa mẹ mà chỉ nên ngâm sữa trong bát nước ấm.

Khi hâm nóng sữa bằng những biện pháp trên, mẹ cần phải canh nhiệt độ để đảm bảo vừa đủ ấm, tránh làm bỏng trẻ. Ngoài ra, trước khi cho bé bú, mẹ nên lắc đều bình sữa thật nhẹ nhàng để các thành phần sữa hòa đều vào nhau.

>> Tham khảo: Hướng dẫn cách hâm sữa mẹ không cần máy nhanh chóng từ A – Z

2. Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao nhiêu tiếng?

Sữa mẹ có chứa nhiều chất béo và protein cùng đường nên rất dễ trở thành môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi phát triển. Vì thế, bố mẹ không nên để sữa mẹ đã vắt ra môi trường bên ngoài trong thời gian dài và không đảm bảo về nhiệt độ.

Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao nhiêu tiếng

Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao nhiêu tiếng

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, sữa mẹ để ở điều kiện nhiệt độ trên 26 độ C thì nên cho bé bú ngay trong vòng 1 tiếng. Còn nếu sữa mẹ vắt ra được để ở môi trường có nhiệt độ dưới 26 độ C, gia đình nên để bé dùng trong vòng 6 tiếng.

Khi mẹ bảo quản sữa mẹ vắt ra trong ngăn mát tủ lạnh, có thể để được tối đa 48 tiếng. Đối với sữa mẹ sau khi hút ra và bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh, bố mẹ có thể sử dụng trong 4 tháng.

3. Khi nào cần hâm nóng sữa mẹ?

Việc hâm nóng sữa mẹ là cần thiết trong một số trường hợp để đảm bảo bé bú ngon miệng và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng

Khi sữa mẹ vắt ra ngoài và cho con bú ngay thì không cần phải hâm nóng. Tuy nhiên, một số trường hợp ba mẹ cần hâm nóng sữa cho bé như:

Sữa đã được bảo quản trong tủ lạnh:

Sữa mẹ sau khi bảo quản trong tủ lạnh sẽ có nhiệt độ thấp. Để bé dễ dàng bú và hấp thu tốt hơn, ba mẹ nên hâm nóng sữa đến nhiệt độ ấm khoảng 37-40 độ C, tương đương với nhiệt độ cơ thể của bé.

Bé không chịu bú sữa nguội, sữa lạnh:

Một số bé có thể không thích bú sữa để nguội hoặc sữa lạnh. Nếu bé tỏ ra khó chịu hoặc bỏ bú khi được cho bú sữa nguội, ba mẹ có thể thử hâm nóng sữa để bé dễ chịu hơn.

Sau khi làm nóng xong, mẹ nên cho con bú trong vòng 2 giờ đồng hồ và không nên hâm lại lần nữa nếu như có sữa thừa.

4. Cách hâm sữa mẹ sau khi vắt

Cách hâm nóng sữa mẹ được vắt ra rất đơn giản, mẹ có thể áp dụng biện pháp truyền thống là nước ấm, khăn ấm, hoặc sử dụng máy hâm sữa cho bé để tiện lợi và mau chóng hơn.

Cách hâm sữa mẹ sau khi vắt

Cách hâm sữa mẹ sau khi vắt

Thời gian làm nóng sữa mẹ và nhiệt độ yêu cầu có sự khác biệt đối với từng loại sữa. Nếu như gia đình bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh, cách sử dụng sữa mẹ để ngăn mát chỉ cần ngâm trong nước ấm với nhiệt độ khoảng 40 độ C. Mẹ không nên dùng nước quá nóng để ngâm sữa vì dễ dàng làm mất đi các khoáng chất quan trọng có trong thành phần của sữa.

Đối với sữa mẹ được vắt ra và bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh, mẹ cần rã đông trước rồi mới bắt đầu làm ấm. Cách hâm sữa mẹ trữ đông khá đơn giản. Mẹ nên để sữa xuống ngăn mát từ trước đó 24 giờ, để sữa chuyển hóa hoàn toàn sang dạng lỏng thì mới bắt đầu đem hâm lại.

Hiện nay có những loại máy hâm sữa hiện đại, được trang bị tính năng rã đông sữa mẹ. Vì thế gia đình có thể trực tiếp lấy bịch sữa, bình sữa ra và rã đông bằng máy hâm sữa để nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Lưu ý là khi hâm sữa, mẹ không lắc mạnh bình sữa hay làm nóng đột ngột ở nhiệt độ cao vì sẽ làm đứt gãy cấu trúc phân tử protein hay còn gọi là kháng thể trong sữa. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của sữa.

Sau khi mẹ cho bé bú với sữa đã được làm ấm mà còn thừa lại thì không nên tiếp tục sử dụng nữa. Mẹ nên bỏ đi thay vì cất vào tủ lạnh để trữ mát hoặc trữ đông vì rất nhanh chóng bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu tiếp tục dùng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

5. Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng

Ngoài việc hâm nóng sữa mẹ vắt ra đúng biện pháp thì mẹ cũng cần biết cách nhận diện sữa mẹ bị hỏng, để loại bỏ chúng kịp thời, tránh những ảnh hưởng xấu đến con yêu. Cách nhận biết dễ dàng nhất là theo mùi của sữa.

cách nhận biết sữa mẹ đã bị hỏng

Cách nhận biết sữa mẹ đã bị hỏng

Sữa mẹ vẫn còn dùng được khi có mùi hơi nhẹ như xà phòng hoặc kim loại. Sữa để lâu sẽ bị phân tách thành từng lớp riêng biệt, nhưng vẫn có mùi như cũ thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên khi sữa có mùi chua và dậy men, kết hợp với bị vón cục thì mẹ nên bỏ đi vì đã hỏng.

Nếu mẹ để bé dùng sữa quá thời hạn thì có thể sẽ làm trẻ bị tiêu chảy. Phân của bé lỏng, nhầy, có bọt và có cả màu xanh, bé còn có triệu chứng sốt thì tức là đã bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Khi đó chứng tỏ sữa cho bé dùng đã bị hỏng nên cần phải bỏ đi ngay và cần đưa bé tới bệnh viện để bác sĩ có các biện pháp điều trị cho bé.

>> Tham khảo: Sữa mẹ ủ trong máy hâm sữa được bao lâu? Hướng dẫn chi tiết cho mẹ

Như vậy, sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng thì mới đảm bảo được chất lượng và giá trị dinh dưỡng. Bố mẹ cũng nên tuân thủ những biện pháp hâm nóng đúng khoa học để con yêu được bảo vệ toàn diện nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý