Tác hại của việc cho trẻ bú bình khi ngủ: Bé vừa bú vừa ngủ phải làm sao?
Thi thoảng các bé sẽ vừa ngủ vừa bú bình nên có thể mẹ và gia đình thường không chú ý. Hơn nữa đây cũng là thói quen nhiều bé có khi còn bú mẹ và không gặp các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên việc vừa bú bình vừa ngủ thì không an toàn như vậy. Những tác hại của việc cho trẻ bú bình khi ngủ cực kỳ nguy hiểm, gia đình nhất định phải lưu ý.
1. Trẻ sơ sinh vừa bú vừa ngủ có sao không?
Các bé sơ sinh vẫn thỉnh thoảng bú khi đang ngủ nhưng vẫn có sức khỏe ổn. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp là dấu hiệu của việc trẻ đang gặp vấn đề về: Bị thiếu ngủ, do phải bú khi đang buồn ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn, nên muốn ngủ trong lúc đang bú.
>>Xem thêm: Hướng dẫn cách tập cho bé bú bình hiệu quả ‘một phát ăn ngay’
Hoặc là do mẹ cho bú không đủ, hoặc tạo một lịch trình cho bú không linh hoạt, có thể khiến bé bị thiếu chất. Ngoài ra cũng có thể là do mẹ cho bú quá mức, hình thành phản xạ bú không theo nhu cầu, dễ dàng buồn ngủ.
2. Nguyên nhân bé vừa bú vừa ngủ
Một số bé có thể ngủ thiếp đi đang bú, có thể là bú một chút, rồi ngủ quên và sau đó tỉnh dậy mới bú nốt. Ngoài ra cũng có một số bé ngủ nhưng vẫn luôn bú trong thời gian đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
2.1 Bé cảm thấy an toàn và thoải mái
Khi bú, bé cảm thấy an toàn và thư giãn, điều này có thể khiến bé dễ dàng ngủ. Cũng có thể là do bé đang cảm thấy ở bên cạnh mẹ nên an toàn và thoải mái hơn, do đó có thể ngủ quên khi đang bú. Khi chuyển sang bú bình, bé có thể vẫn giữ thói quen này.
2.2 Chế độ ăn uống của bé
Nếu như lượng sữa công thức mẹ pha cho bé nhiều hơn so với lượng sữa bé bú thấy đủ khi đang bú mẹ thì có thể sẽ ngủ ngay sau khi đã ăn đủ lượng sữa cần thiết. Hơn nữa, quá trình tiêu hóa sữa cũng có thể khiến bé cảm thấy buồn ngủ nhanh chóng hơn.
2.3 Do tính cách và thói quen của bé
Mỗi bé có một tính cách và nhu cầu khác nhau. Một số bé dễ ngủ trong khi bú, trong khi những bé khác có thể thức lâu hơn. Việc ngủ khi bú cũng có thể là thói quen mà bé hình thành trong giai đoạn đầu đời.
2.4 Tâm lý chống đối việc bú sữa
Nếu gia đình cố gắng ép bú phải bú sữa mà bé lại không muốn sẽ hình thành tâm lý chống đối ở bé. Khi việc này lặp lại liên tục, bé có thể phản kháng bằng cách ngủ để không phải bú sữa nữa. Và khi bé ngủ quên sẽ mất cảnh giác, thực hiện hành động theo bản năng, nên sẽ tạo ra phản xạ bú sữa ngay khi đang ngủ.
3. Những tác hại của việc cho trẻ bú bình khi ngủ
Nếu bé giữ thói quen vừa bú bình vừa ngủ thì có thể gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe. Gia đình cần chú ý để phát hiện sớm và ngăn chặn:
3.1 Sâu răng
Nếu bé đã mọc răng mà lại ngậm bình sữa bú trong lúc ngủ thì có thể bị sâu răng. Nguyên nhân chủ yếu là do những cặn nhỏ từ sữa bột bám lại trên răng, hình thành các mảng bám, làm hỏng men răng.
Nếu gia đình không chú ý và để tình trạng này kéo dài thì có thể gây nhiễm trùng nặng răng bé. Nguy cơ buộc phải nhổ bỏ răng của bé là rất lớn. Đó là lý do gia đình cần thận trọng và lưu ý kỹ để phát hiện nhanh chóng, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
3.2 Bé bị sữa sữa
Khi bé bú bình mà lại ngủ quên thì sữa có thể chảy vào miệng, dù bé không còn tiếp tục mút sữa. Nếu để mặc thì có nguy cơ cao bị sặc sữa, gặp tình huống nghiêm trọng là sẽ bị tử vong.
3.3 Có nguy cơ bị nhiễm trùng tai
Sữa có thể chảy vào tai của bé trong lúc vừa ngủ vừa bú bình. Nếu bố mẹ không nhanh chóng phát hiện, làm sạch kịp thời có thể gây nhiễm trùng tai của bé, thậm chí là ảnh hưởng đến khả năng phát triển thính giác của con về sau.
3.4 Làm cho bé bị ngứa da
Trong lúc bé vừa ngủ vừa bú bình có thể không mút chặt miệng bình, nên sữa dễ bị tràn ra ngoài, lan đến cổ, mặt, gây ẩm ướt cho làn da. Những bé có da nhạy cảm sẽ nhanh chóng gặp các vấn đề về da như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.
3.5 Nguy cơ bị viêm phổi
Nếu bé bú bình khi đang ngủ, đường dẫn không khí tới phổi mở hoàn toàn. Trong trường hợp xảy ra sữa chảy vào cũng có thể dẫn đến viêm phổi và những ảnh hưởng tới hệ hô hấp của bé.
4. Bé vừa bú vừa ngủ phải làm sao? Cách cho bé bú an toàn
Bé vừa bú vừa ngủ phải làm sao? Vì những tác hại nghiêm trọng như vậy, bố mẹ cần phải tìm ra biện pháp ngăn chặn, đảm bảo sự an toàn cho bé. Dưới đây là một số cách có thể đem lại hiệu quả như mong muốn:
- Bố mẹ cố gắng cho bé bú đủ trước khi đi ngủ. Đồng thời phải chia ra những cữ bú đều đặn để bé không bị đói.
- Nếu bé ngủ khi đang bú, bố mẹ chạm vào má, vuốt nhẹ cằm hoặc gãi nhẹ lòng bàn chân để đánh thức bé nhẹ nhàng.
- Thay đổi tư thế của bé, để bé tỉnh táo hơn và không ngủ quên.
- Dùng khăn ướt ấm để lau nhẹ lên mặt và cơ thể, giúp bé tỉnh táo ra.
- Không để cho bé bú nằm ở tư thế đầu thấp hơn thân, có nguy cơ bị sặc sữa nếu ngủ quên.
- Đảm bảo ánh sáng xung quanh vừa đủ, không để phòng quá tối hoặc quá sáng làm bé dễ ngủ.
- Tạo một tiếng động nhẹ để bé tỉnh táo hơn, không chìm vào giấc ngủ.
- Nếu bé thường xuyên ngủ quên khi bú, bố mẹ nên tăng số lần bú trong ngày (bú chia nhỏ).
- Theo dõi phản xạ bú nuốt để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe.
- Nếu tình trạng này kéo dài, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.
>>Xem thêm: Các tư thế cho bé bú bình đúng cách tránh bị sặc sữa mà mẹ cần biết
Những tác hại của việc cho trẻ bú bình khi ngủ rất đáng lo ngại. Do đó bố mẹ cần chú ý để ngăn chặn và đảm bảo sự an toàn cho các bé.