[Giải đáp] Tại sao pha sữa không tan hết và bị vón cục
Một trong những vấn đề mà nhiều bố mẹ mới tập pha sữa cho con hay gặp phải là tình trạng sữa không tan hết, bị vón cục. Nếu cho bé uống loại sữa này, bé sẽ rất khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe, nên bố mẹ phải có biện pháp khắc phục ngay. Vậy tại sao pha sữa không tan hết, bị vón cục lại và biện pháp giải quyết tình trạng này là gì?
1. Nguyên nhân khiến sữa không tan hết và bị vón cục
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho sữa không thể tan hết và bị vón cục lại khi pha sữa là do bố mẹ đã thực hiện không đúng cách. Có thể là do bố mẹ sử dụng nước quá nguội, không thuộc nhiệt độ cần thiết để làm tan sữa. Ngoài ra, rất có thể là vì bố mẹ đã cho bột sữa vào trước rồi mới đổ nước vào, nên sữa gặp nhiệt độ nóng đột ngột, không thể tan ra và bị vón cục lại.
2. Cách khắc phục khi sữa không tan hết và bị vón cục
Để khắc phục tình trạng sữa không tan hết, chống nguy cơ bị vón cục sữa công thức, bố mẹ có thể áp dụng những nguyên tắc như sau:
Sử dụng nước pha sữa phù hợp
Bố mẹ cần sử dụng nước có chất lượng tốt để pha sữa cho con, vì có thể ảnh hưởng một phần đến khả năng hòa tan nhanh hoặc chậm của bột sữa. Trong đó bố mẹ nên dùng nước sạch, nước tinh khiết đã được lọc qua máy lọc, nhưng không nên dùng nước tinh khiết chứa khoáng đóng chai. Và nên đun sôi khử clo để đảm bảo chất lượng nữa.
Ngoài ra, nước pha sữa cần phải đảm bảo nhiệt độ đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất. Hiện nay các loại sữa công thức thường thấy trên thị trường đều dùng nước 40 – 50 độ C để pha sữa, riêng sữa bột Nhật Bản, một số dòng sữa của Úc dùng nước đun ở 70 độ C để pha sữa, nên bố mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
>> Xem thêm: Tại sao sữa Nhật pha 70 độ?
>> Xem thêm: Các loại sữa pha 40 độ
Sử dụng nước sạch pha sữa để không bị vón cục
Pha sữa đúng tỷ lệ
Tỷ lệ pha sữa bột cần phải tuân theo hướng dẫn pha sữa của mỗi dòng sữa. Dụng cụ được dùng để đong sữa là thìa đi kèm với hộp sản phẩm, nên bố mẹ không dùng loại thìa khác để thay thế. Thông thường thì dùng 1 thìa gạt ngang, khoảng 40ml để pha cùng 45 – 50ml nước, nhưng sẽ thay đổi theo từng loại sữa khác nhau.
Khi pha sữa cần cho nước trước rồi mới cho sữa vào sau
Đầu tiên, mẹ cần cho nước đã chuẩn bị vào bình sữa, rồi thêm từng phần bột sữa nhỏ vào bình, đậy nắp lại và lắc đều cho bột sữa tan hết. Bố mẹ thực hiện lần lượt như thế để từng phần sữa được tan đều trong nước, tránh bị vón cục.
Khi pha sữa cần cho nước trước rồi mới cho sữa vào sa
Lắc sữa đều khi pha
Sau khi lắc sữa mà bố mẹ thấy vẫn còn gợn sữa lợn cợn trong bình thì nên lắc tiếp bình sữa 1 – 3 phút cho tới khi sữa tan hoàn toàn. Lưu ý là nên lắc nhẹ nhàng và lắc sữa theo một chiều để không làm hỏng các liên kết chất dinh dưỡng trong sữa công thức, giúp bé tiêu hóa dễ dàng và hấp thụ tối đa dưỡng chất. Hoặc mẹ có thể dùng máy lắc sữa chuyên dụng để đảm bảo đánh tan bột sữa một cách tốt nhất và không tạo bọt khí trong sữa.
Sử dụng dụng cụ pha sữa phù hợp
Những dụng cụ pha sữa cũng có ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả pha sữa và cả sức khỏe của bé nữa. Ngoài việc lựa chọn các chất liệu tốt cho bình sữa, không dùng những loại nhựa kém chất lượng thì bố mẹ cũng phải đảm bảo các dụng cụ pha sữa sạch sẽ, hợp vệ sinh.
Vì thế, trước khi tiến hành pha sữa, bố mẹ phải tiệt trùng bình sữa và sấy khô để đảm bảo không chứa bất kỳ chất bẩn nào, hay là có mùi khó chịu, làm ảnh hưởng hương vị của sữa. Vậy nên bố mẹ có thể dùng các loại máy tiệt trùng và sấy khô bình sữa để đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh.
Bảo quản sữa đúng cách
Bên cạnh những lưu ý trên, bố mẹ cũng phải chú ý không nên để sữa quá lâu ở môi trường bên ngoài. Tốt hơn hết nên để bé dùng hết sữa trong vòng 1 giờ đồng hồ để tránh lây nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, không cho bé dùng lại sữa thừa vì có thể lây nhiễm các vi khuẩn từ nước bọt cùng không khí.
3. Cách pha sữa bột không bị vón cục mẹ nên biết
Như vậy, qua việc tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục, bố mẹ có thể rút ra kinh nghiệm thực hiện pha sữa bột không bị vón cục lại theo cách chuẩn như sau:
Cách pha sữa bột không bị vón cục
- Luôn dùng nước đun sôi để pha sữa bột cho bé. Mẹ có thể đun sôi đến 100 độ C để khử Clo và sau đó để nguội đến nhiệt độ phù hợp nhất với loại sữa bột công thức mà bé sử dụng rồi mới tiến hành pha sữa.
- Không trộn chung nước đun sôi với nước để nguội.
- Không đổ nước đá vào để làm lạnh nước đun sôi pha sữa.
- Không pha sữa quá đặc, quá loãng để pha sữa, pha sai tỷ lệ mà hãng sản xuất đã khuyến cáo.
>> Tham khảo: Bình đun nước pha sữa Moaz BéBé | Chính Hãng | Giá Tốt
Đây là những lý giải cho hiện tượng tại sao pha sữa không tan hết. Hy vọng với những chia sẻ này, bố mẹ đã biết cách để pha sữa thật chuẩn cho con, mang đến cho con những bình sữa công thức ở tình trạng hoàn hảo, để con hấp thu đầy đủ dinh dưỡng, phát triển toàn diện. Ba mẹ có thể tham khảo những thông tin hữu ích cho con tại https://moazbebe.com/