Tại sao trẻ sơ sinh không được uống nước? Khi nào có thể cho bé uống nước
Rất có thể các ông bố bà mẹ từng nghe nói rằng trẻ sơ sinh không được uống nước lọc, nhưng không phải ai cũng biết vì sao lại như vậy. Để tìm nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh không được uống nước lọc và thời điểm thích hợp để cho bé uống, các ba mẹ hãy cùng Moaz BéBé khám phá qua những thông tin sau đây.
1. Tại sao trẻ sơ sinh không được uống nước?
Trẻ sơ sinh không cần phải uống lọc bên ngoài sữa mẹ, nguyên nhân là do sữa mẹ chứa hơn 80% là nước, đặc biệt là sữa đầu mỗi cữ bú. Vì thế, nếu mẹ cảm thấy bé đang khát, hãy để bé bú sữa của mẹ.
Nếu cho bé uống nước lọc, cơ thể của bé khó tiếp nhận được nước, đặc biệt là thận chưa có khả năng xử lý nước, nên dễ dàng gặp những nguy hiểm trong cơ thể. Trong đó phải kể đến tổn thương não, nhiễm trùng, hay là khi cho bé uống nước với lượng lớn có thể dẫn đến ngộ độc, vì pha loãng các chất điện giải trong máu của bé, làm cho bé bị co giật, hôn mê và có khả năng tử vong.
Trường hợp khác là bé bị táo bón, sốt thì có thể cần uống một vài thìa nhỏ của nước đun sôi để nguội. Nhưng phải luôn nhớ rằng, toàn bộ trường hợp trên cần đến sự cho phép của bác sĩ.
2. Những tác hại khi cho bé uống nước quá sớm
Để biết chính xác vì sao không nên cho bé uống nước trước 6 tháng tuổi, ba mẹ có thể tham khảo những tác hại mà trẻ có khả năng gặp phải.
2.1 Bị đầy bụng, thiếu chất dinh dưỡng
Theo nghiên cứu từ WHO, nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước lọc ngoài sữa mẹ thì có thể bị cản trở khả năng hấp thụ dưỡng chất trong sữa mẹ. Vì dạ dày của trẻ có thể tích nhỏ nên khi uống nước sẽ bị đầy bụng, làm cho bé không chịu uống sữa, sẽ không tiếp nhận đủ dưỡng chất và ảnh hưởng đến khả năng phát triển cơ thể.
2.2 Có khả năng bị nhiễm khuẩn
Nước lọc thông thường có thể chứa một số loại mầm bệnh nhất định. Nếu bé uống phải có khả năng nhiễm khuẩn do hệ miễn dịch còn non yếu, không có khả năng chống lại những tác nhân gây bệnh. Bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tiêu chảy, nguy hại cho sức khỏe.
Nhìn chung, nguồn nước sạch sẽ nhất để bé có thể hấp thu chính là từ sữa mẹ. Hơn nữa, sữa mẹ chứa một lượng kháng thể lớn, cần thiết cho khả năng đề kháng của trẻ, giúp cơ thể bé chống lại nhiều căn bệnh. Nếu gia đình cho bé uống nước thì cơ thể không thể tiếp tục hấp thu được các kháng thể từ sữa mẹ, nên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
2.3 Bị nhiễm độc nước
Trọng lượng cơ thể các bé còn thấp, nên khi uống nhiều nước sẽ làm loãng các chất điện giải trong máu, gây dư thừa nhu cầu cơ thể. Chức năng thận của bé lại chưa hoàn toàn phát triển, khiến cho lượng natri trong chất điện giải theo nước thoát ra ngoài cơ thể, gây thiếu hụt natri cho trẻ.
Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác, đặc biệt là não, khiến bé bị nhiễm độc, với những triệu chứng như co giật, động kinh, hạ thân nhiệt. Ba mẹ cần chú ý, nếu trẻ bị khó chịu, buồn ngủ bất thường hoặc các dấu hiệu tâm thần khác thì chính là triệu chứng đầu tiên của nhiễm độc nước.
2.4 Khiến cho mẹ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý
Bản thân mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu cho bé uống nước lọc quá sớm. Bởi vì cơ thể bé sẽ bị đầy nước, nên không có khả năng tiếp tục uống đủ sữa mẹ, khiến cho sữa mẹ bị ứ đọng trong ngực.
Cơ thể mẹ sẽ hiểu nhầm đây là tín hiệu không cần sản xuất sữa, khiến cho sữa mẹ ít dần đi. Và mẹ có thể bị căng sữa, tắc tia sữa nếu không có biện pháp xử lý, ví dụ như vắt hoặc hút sữa.
Chưa kể, khi sữa mẹ ít dần và biến mất thì mẹ phải cho bé uống sữa công thức. Vậy là bé có thể không được tiếp nhận đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Mẹ cũng gặp nhiều áp lực hơn trong quá trình chăm sóc bé.
3. Khi nào có thể bắt đầu cho bé uống nước
Ba mẹ có thể cho bé uống nước, nhưng phải ở thời điểm thích hợp. WHO khuyến cáo, gia đình nên cho bé bổ sung nước khi đã bắt đầu ăn dặm, tức là từ 6 tháng tuổi trở lên. Lúc này bé có thể bị táo bón khi bắt đầu ăn dặm, nên có nước sẽ giúp ích cho các bé.
Lưu ý rằng thời điểm này chỉ nên bổ sung nước cho bé, chứ không thay thế cho sữa mẹ. Còn nếu như mẹ không có sữa, làm cho bé phải uống sữa công thức thì nên bổ sung nước, vì sữa công thức có chứa muối, bổ sung nước sẽ làm bé bài tiết dễ dàng hơn.
Đối với những trường hợp bé dưới 6 tháng tuổi mà bị sốt, táo bón hoặc mất nước thì gia đình chỉ được bổ sung nước nếu có ý kiến cho phép của bác sĩ. Hoặc là khi bé được 4 – 6 tháng tuổi, ba mẹ có thể cho bé uống vài thìa nước nhỏ mỗi ngày, không được quá 4 muỗng cà phê. Sau 6 tháng, ba mẹ có thể tăng dần lượng nước cần thiết, cho bé uống nước canh hoặc nước trái cây.
4. Hướng dẫn cách bổ sung nước cho bé dưới 6 tháng tuổi
Đối với bé dưới 6 tuổi, tốt hơn hết là không cho bé uống nước. Ba mẹ cũng tránh cho bé uống sữa công thức pha quá loãng hoặc những dung dịch chứa chất điện phân. Nhưng nếu bé bị táo bón, trời quá nóng và bác sĩ cho phép thì ba mẹ có thể cho bé uống khoảng 28 – 56 gam nước.
>>Xem thêm: Mẹ nên biết! 10 Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ
Trên đây là những lý giải cho việc tại sao trẻ sơ sinh không được uống nước. Có thể thấy rằng sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng và nguồn nước duy nhất dành cho các bé sơ sinh, dưới 6 tháng tuổi. Ba mẹ hãy thận trọng khi chăm sóc con, cho con được bổ sung nguồn nước phù hợp nhất để bảo vệ sức khỏe con yêu. Và ba mẹ lưu ý, hãy tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ nếu như muốn cho các bé dưới 6 tháng tuổi uống nước.