SELECT MENU

Tam cá nguyệt là gì? Hiểu rõ 3 giai đoạn vàng trong thai kỳ

Cao Thao - - 44

Chị em có bầu thường được nghe đến tam cá nguyệt, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm của cụm từ này. Hiểu rõ tam cá nguyệt là gì sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ cùng gia đình trong quá trình mang thai, để có những biện pháp chăm sóc tốt nhất cho cả bé lẫn mẹ.

1. Tam cá nguyệt là gì? Tại sao gọi là tam cá nguyệt

Để giúp việc theo dõi quá trình phát triển, tốc độ tăng trưởng ở thai nhi, cũng như tình trạng sức khỏe của mẹ, các nhà khoa học đã chia thời gian mang thai của mẹ bầu ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn được gọi là một tam cá nguyệt, cụ thể là:

Tam cá nguyệt là gì?

  • Tam cá nguyệt đầu tiên (hoặc tam cá nguyệt thứ nhất): Tương ứng với 3 tháng đầu của thai kỳ. Tam cá nguyệt này kéo dài đến hết tuần 13.
  • Tam cá nguyệt thứ 2: Tương ứng với 3 tháng ở giữa thai kỳ (tính từ tuần 14 đến tuần thứ 27).
  • Tam cá nguyệt thứ 3: Tương ứng với 3 tháng cuối (tính từ tuần thứ 28 đến 40).

Như vậy, mỗi kỳ tam cá nguyệt sẽ kéo dài 3 tháng, tương đương khoảng 13 tuần và tam cá nguyệt thứ 3 có thêm 1 tuần.

Khái niệm tam cá nguyệt ra đời để chị em mang bầu và gia đình dễ dàng nắm bắt sự chuyển biến sức khỏe bản thân và sự thay đổi của thai nhi. Từ đó sẽ có những biện pháp điều chỉnh sao cho phù hợp, đảm bảo mẹ khỏe mạnh, con phát triển an toàn.

Ở mỗi chu kỳ tam cá nguyệt, mẹ nên đi khám và nhận tư vấn bác sĩ, để biết rõ tình hình sức khỏe, nhận những hỗ trợ tốt nhất. Sở dĩ được gọi là tam cá nguyệt là bởi: tam có nghĩa là 3, cá nguyệt là cách gọi cổ xưa của chu kỳ trăng, tức một tháng. Vì thế, có thể tạm hiểu tam cá nguyệt là 3 chu kỳ, mỗi chu kỳ có 3 tháng, tương đương với 9 tháng mang thai, ngoài ra còn có 1 tuần thêm vào tam cá nguyệt thứ 3, hay tức là tương đương với thai kỳ kéo dài 9 tháng 10 ngày.

2. Sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn tam cá nguyệt

Trong suốt thời kỳ mang thai, thai nhi sẽ phát triển dần dần và thay đổi theo từng giai đoạn tam cá nguyệt, cụ thể là:

phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn tam cá nguyệt

2.1 Những điều cần biết về tam cá nguyệt thứ nhất

Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ) là giai đoạn quan trọng, đánh dấu sự hình thành và phát triển ban đầu của thai nhi. Trong thời gian này, phôi thai bắt đầu phát triển thành bào thai với các cơ quan quan trọng như tim, não, cột sống và hệ thần kinh trung ương.

Mẹ bầu có thể gặp các dấu hiệu như ốm nghén, mệt mỏi, buồn nôn, thay đổi cảm xúc do sự gia tăng hormone. Đây cũng là giai đoạn nhạy cảm, cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất như axit folic, sắt, canxi để hỗ trợ sự phát triển của bé và giảm nguy cơ dị tật.

Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ nhất:

  • Phôi thai sẽ bắt đầu hình thành ở 2 tuần đầu tiên của chu kỳ và làm tổ trong đáy tử cung. Bước sang tuần thứ 3 là có thể nhận thấy rõ.
  • Khi bước sang tuần thứ 5, thai nhi sẽ giống như một chú nòng nọc và bắt đầu xuất hiện hệ thống tuần hoàn, tim thai.
  • Vào tuần thứ 6, mũi, miệng cùng với tai sẽ hình thành; ruột, não bộ và tủy sống bắt đầu phát triển. Lúc này, kích thước của thai nhi là khoảng 4 – 7mm.
  • Sang tuần 7, tay và chân của bé dần dần hình thành và phát triển. Thai nhi sẽ đạt kích thước 9 -15mm.
  • Hệ thần kinh nguyên thủy bắt đầu phát triển vào tuần thứ 8. Ống hô hấp của thai nhi sẽ nối dài từ họng đến 2 lá phổi cũng đang phát triển. Lúc này, thai nhi có kích thước 16 – 22mm.
  • Khi bước sang tuần thứ 9, bé đạt chiều dài 23 – 30mm. Hình thái cơ bản của bé hình thành ở giai đoạn này.
  • Sang tuần thứ 10, các ngón tay, ngón chân đã biết gập duỗi và hình thành móng tay, móng chân. Bé đạt kích thước 31 – 40mm.
  • Chồi răng nhỏ của thai nhi xuất hiện ở tuần thứ 12, dưới nướu răng. Ngón chân của bé có thể cong lại ở tuần thứ 11 và não bộ phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Ở tuần thứ 13, tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất; tĩnh mạch và các cơ quan nội tạng của bé có thể nhìn thấy rõ qua da.

2.2 Những điều cần biết về tam cá nguyệt thứ 2

Tam cá nguyệt thứ hai kéo dài từ tuần 14 – 27, là giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ. Đây được xem là giai đoạn “dễ chịu” nhất trong thai kỳ, khi mẹ bầu đã dần thích nghi với sự thay đổi của cơ thể và tình trạng ốm nghén giảm đi đáng kể. Trong chu kỳ tam cá nguyệt này, thai nhi có những sự thay đổi như sau:

  • Trong tuần thứ 14, bé biết mút tay và vận động cơ mặt, vì các xung động thần kinh và thận đã phát triển và bắt đầu làm việc.
  • Kích thước của bé vào tuần thứ 15 tương đương một quả táo, mẹ có thể thấy được giới tính của bé nếu siêu âm.
  • Ở tuần thứ 16, bé to bằng quả bơ, da đầu đã hình thành, mẹ sẽ nhận ra sự chuyển động của bé trong bụng, ví dụ như đạp.
  • Bước sang tuần thứ 17 – 18, bé dễ dàng xoay chuyển nhiều hơn và bắt đầu có khả năng nghe. Lúc này hệ tiêu hóa cũng bắt đầu hoạt động và bé đạt chiều dài 140mm.
  • Lớp bảo vệ da của bé sẽ phát triển ở tuần 19 và bắt đầu biết thải ra phân su màu xanh đậm hoặc đen vào tuần thứ 20, chiều dài của bé sẽ đạt 260mm.
  • Tuần 19, lớp bảo vệ da của bé phát triển.
  • Tuần 20, bé dài khoảng 260mm, bắt đầu thải ra phân su màu xanh đậm hoặc đen .
  • Tuần 21, toàn thân của bé được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm giúp giữ chất gây trên da bé.
  • Tuần 22, tóc và lông mày của bé được thấy rõ ràng hơn. Bé con trong tuần này có chiều dài khoảng 280mm.
  • Tuần 23, vân tay và vân chân hình thành, mắt của bé bắt đầu chuyển động nhanh hơn, có những chuyển động đột ngột do xuất hiện nấc.
  • Tuần 24, da của bé yêu bắt đầu xuất hiện các nếp nhăn rõ ràng hơn. Chiều dài của bé khoảng 300mm và nặng khoảng 630g.
  • Tuần 25, khi nghe giọng nói của mẹ bé biết cử động, đạp chân phản hồi lại âm thanh.
  • Tuần 26, phổi phát triển và bắt đầu sản xuất surfactant. Bé dài khoảng 360mm trong giai đoạn này.
  • Tuần 27, đây là tuần kết thúc 3 tháng giữa của thai kỳ, lớp mỡ bắt đầu xuất hiện làm cho da bé mịn màng hơn, tóc trên da đầu phát triển hơn.

Những điều cần biết về tam cá nguyệt thứ 2

2.3 Những điều cần biết về tam cá nguyệt thứ 3

Tam cá nguyệt thứ ba (tuần 28 – 40) là giai đoạn cuối của thai kỳ, khi mẹ bầu chuẩn bị chào đón bé yêu. Lúc này, thai nhi đã phát triển gần như hoàn thiện, cân nặng thai nhi tăng nhanh, phổi trưởng thành và bé dần quay đầu xuống dưới để sẵn sàng cho cuộc sinh nở.

Mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng như đau lưng, phù chân, khó ngủ và cảm giác nặng nề do tử cung lớn dần. Việc duy trì chế độ ăn uống khoa học, vận động nhẹ nhàng và theo dõi dấu hiệu chuyển dạ là rất quan trọng.

Ngoài ra, mẹ cần đi khám thai định kỳ, chuẩn bị đồ sơ sinh và tinh thần sẵn sàng cho ngày vượt cạn. Đây là giai đoạn quan trọng, mẹ hãy lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi đầy đủ để có một cuộc sinh an toàn, thuận lợi.

Bước sang kỳ tam cá nguyệt cuối cùng, bé đã có những bước phát triển vượt bậc như:

Tuần 28, mí mắt của bé đã mở 1 phần và lông mi bắt đầu xuất hiện. Lúc này, bé nặng khoảng 1000g.

Tuần 29, bé đã biết đá và duỗi người.

Tuần 30, mí mắt của bé bắt đầu mở to, tủy xương bắt đầu sản sinh ra hồng cầu. Bé đạt cân nặng khoảng 1300g.

Tuần 31, bé sẽ tăng cân rất nhanh để hoàn thành những bước phát triển chủ yếu.

Tuần 32, bé đạt cân nặng khoảng 1700g và bắt đầu tập thở.

Tuần 33, đồng tử bé của bạn thay đổi kích thước phản ứng lại các kích thích của ánh sáng. Lúc này, xương của bé đã chắc khỏe hơn.

Tuần 34, móng tay của bé mọc dài hơn, thai nhi sẽ đạt cân nặng khoảng 2100g.

Tuần 35, da của bé bắt đầu mịn màng hơn và có màu hồng.

Tuần 37, bé sẽ quay đầu về phía vùng xương chậu, để chuẩn bị cho quá trình được sinh ra.

Tuần 38, móng chân dài ra, lông tơ rụng hết khỏi người, bé có cân nặng khoảng 2900g.

Tuần 40, Bé đạt cân nặng khoảng 3400g và dài khoảng 480mm. Lúc này bé đã sẵn sàng ra đời.

3. Một số câu hỏi liên quan đến các giai đoạn tam cá nguyệt

Khi khám phá những vấn đề về tam cá nguyệt, các mẹ thường đưa ra những câu hỏi như sau:

những vấn đề về tam cá nguyệt

3.1 Vì sao lại chia thai kỳ thành 3 tam cá nguyệt?

Sở dĩ thai kỳ được chia thành 3 tam cá nguyệt để giúp việc theo dõi thai nhi dễ dàng hơn. Ở mỗi kỳ tam cá nguyệt, bé có những sự phát triển nhất định và cơ thể mẹ cũng có các sự thay đổi để phù hợp với sự tăng trưởng của các bé.

  • Giai đoạn 1: Tam cá nguyệt thứ 1 tức 3 tháng đầu thai kỳ
  • Giai đoạn 2: Tam cá nguyệt thứ 2 tức 3 tháng giữa thai kỳ
  • Giai đoạn 3: Tam cá nguyệt thứ 3 tức 3 tháng cuối thai kỳ

3.2 Tại sao mẹ bầu nên khám thai định kỳ trong từng tam cá nguyệt?

Vào mỗi tam cá nguyệt, mẹ bầu nên đi khám định kỳ. Do ở mỗi giai đoạn sẽ có những xét nghiệm tầm soát, sàng lọc quan trọng khác  nhau để theo dõi tình trạng bé. Hơn nữa, bác sĩ cũng dễ dàng phát hiện và can thiệp vào những vấn đề gây ảnh hưởng cho bé. Đồng thời, các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất, để giúp mẹ và bé được chăm sóc toàn diện theo từng giai đoạn.

mẹ bầu nên khám thai định kỳ trong từng tam cá nguyệt

3.3 Vì sao tam cá nguyệt thứ hai được xem là giai đoạn “dễ chịu” nhất?

Tam cá nguyệt thứ hai là thời kì dễ chịu nhất trong 3 kỳ tam cá nguyệt. Bởi hầu hết các mẹ đã giảm triệu chứng ốm nghén, không còn cảm thấy buồn nôn và mệt mỏi, như ở trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Cơ thể mẹ bầu đã thích nghi với sự thay đổi hormone, giúp mẹ bầu cảm thấy khỏe khoắn, ít mệt mỏi và có nhiều năng lượng hơn so với giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều mẹ sẽ cảm thấy hơi nặng nề, do thai nhi đang phát triển nhanh chóng.

Khi bụng chưa quá lớn, mẹ bầu vẫn có thể ngủ được ở nhiều tư thế, nên cảm thấy thoải mái, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, không cảm thấy nặng nề hay khó thở khi ngủ.

Mẹ đã có những sự kết nối đầu tiên với các bé, cảm nhận được cử động của con, nên có cảm giác hạnh phúc hơn.

Sự cân bằng hormone giúp tâm lý mẹ bầu bắt đầu ổn định, tâm trạng được cải thiện, giảm căng thẳng và lo âu so với tam cá nguyệt thứ nhất.

Giai đoạn này mẹ có thể yên tâm hơn do giảm đáng kể nguy cơ sảy thai và các biến chứng so với giai đoạn đầu.

tam cá nguyệt thứ hai dễ chịu nhất

Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần phải cẩn thận, đặc biệt là chú ý chế độ ăn uống, vận động hợp lý và theo dõi sức khỏe thường xuyên để đảm bảo thai kỳ thuận lợi. Đặc biệt là nên đi khám định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề gây nguy hiểm cho bé.

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc tam cá nguyệt là gì. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các ba mẹ trong hành trình theo dõi sức khỏe của thai nhi và chăm sóc cho mẹ bầu.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý