SELECT MENU

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo tháng tuổi chi tiết dành cho ba mẹ

Cao Thao - - 6

Giấc ngủ có vai trò quan trọng với sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ sơ sinh. Vì thế, trẻ mới sinh thường ngủ rất nhiều và sẽ có sự thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Ba mẹ nắm rõ thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, có thể trợ giúp con trong quá trình trưởng thành, để cơ thể khỏe mạnh, tâm lý thoải mái, tránh các ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển về thể chất và tinh thần. Đặc biệt là có thể nhanh chóng tăng trưởng chiều cao, do hormone có thể kích thích sự phát triển thể chất trong lúc bé đang ngủ.

Nếu trẻ được ngủ đủ giấc sẽ hoạt bát, khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, hiếu động. Hơn nữa trẻ được ngủ ngon, đủ thời gian sẽ tăng khả năng tập trung, khi thức giấc luôn tỉnh táo, thông minh, sáng sủa. Ngược lại, nếu không cho trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc thì sẽ luôn mệt mỏi, chán nản, phản ứng chậm, không thích hoạt động, không muốn tương tác. Một số trẻ sẽ bực bội, dễ cáu gắt, thậm chí trở nên quá hiếu động, bốc đồng.

>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có lợi hay hại? Lời khuyên từ chuyên gia

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển về thể chất và tinh thần của bé

Ba mẹ cho con ngủ đủ giấc còn giúp hạn chế nguy cơ béo phì ở trẻ. Nhưng cũng có trẻ sẽ bị tăng trưởng chậm, hoặc còi cọc. Nhìn chung đều sẽ không phát triển ổn định về cân nặng lẫn chiều cao nếu không được ngủ đủ giấc.

Ngoài ra, một số trẻ có thể gặp vấn đề nghiêm trọng như khả năng nhận thức, kỹ năng đọc và toán học bị ảnh hưởng khi không ngủ đúng giờ trong 3 năm đầu đời. Đó là do khi ngủ, não sẽ nạp lại năng lượng và giúp quá trình nhận thức được phát triển, nên cần phải ngủ đủ giấc và đúng giờ.

Có thể thấy rằng, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng, có sự liên quan mật thiết đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ cần chú ý rằng, thời lượng ngủ dài hay ngắn không quan trọng bằng chất lượng giấc ngủ.

Nếu bé ngủ sâu và ngon giấc sẽ sản sinh năng lượng, tăng khả năng hấp thụ oxy, sản sinh nhiều hormone tăng trưởng hơn. Từ đó sẽ luôn có tâm trạng thoải mái, vui vẻ và trưởng thành khỏe mạnh. Ngược lại, khi ngủ không ngon, thiếu ngủ, mất ngủ, bé sẽ mất cân bằng tâm lý, cơ thể khó khỏe mạnh do luôn mệt mỏi, cáu gắt, chán nản, uể oải.

2. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Thời gian và thói quen ngủ của bé sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những giai đoạn cơ bản như sau trong quá trình phát triển của bé:

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Tìm hiểu về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo tháng tuổi 

2.1 Giai đoạn 1: Sơ sinh đến 2 tháng tuổi

Trong những tháng đầu đời, trẻ dành đến 15 – 16 giờ mỗi ngày để ngủ. Đây là 1 trong 3 việc chính của trẻ trong giai đoạn này, bên cạnh ăn và vệ sinh. Ngoài ra, do dạ dày trẻ nhỏ, nên không chứa được nhiều sữa, vì thế, sau khi ngủ được khoảng 2 – 3 giờ, trẻ sẽ tỉnh giấc để ăn và đi vệ sinh. Việc này diễn ra vào cả ban đêm lẫn ban ngày, nên sẽ khiến cho nhiều ba mẹ mệt mỏi hơn.

Tuy rằng trẻ sẽ cần thời gian ngủ nhiều, nhưng ba mẹ cũng phải cung cấp sữa cho bé, để cơ thể có đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Đó là lý do, nhiều ba mẹ phải chủ động đánh thức con dậy nếu con ngủ quá nhiều mà không tỉnh để nạp năng lượng.

Hơn nữa, do trẻ sơ sinh không nhận biết được chu kỳ ngày đêm, nên ba mẹ cũng có thể tạo thói quen phân tách ngày đêm cho bé bằng một số biện pháp như: Ban ngày vui đùa cùng trẻ, đem con đến nơi có nhiều ánh nắng, mở nhạc để bé nghe. Vào ban đêm, ba mẹ cho trẻ ngủ trong không gian yên tĩnh, giảm ánh sáng, để dần dần lập trình tự ngủ, giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ.

2.2 Giai đoạn 2: Trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi

Đến khoảng tuần thứ 6 – 8, trẻ sẽ có nhiều thời gian tỉnh táo hơn, để tương tác với ba mẹ. Thường thì mỗi ngày, trẻ sẽ ngủ ít hơn 1 giờ so với giai đoạn trước.

Vào ban đêm, trẻ còn có thể ngủ liên tiếp từ 6 tiếng đồng hồ trở lên mà không cần tỉnh giấc để ăn. Hoặc là trẻ có thể thức dậy 1 hoặc 2 lần mỗi đêm vào khoảng tháng thứ 4, nhưng đây chỉ là dấu hiệu đang phát triển bình thường, nên ba mẹ không cần phải lo lắng quá.

Để củng cố thói quen của bé, ba mẹ tiếp tục duy trì việc cho trẻ ngủ trong nỗi hoặc cũi khi đang lim dim, chưa chìm vào giấc ngủ. Như vậy bé sẽ có thể tự dỗ mình vào giấc ngủ, giúp ích cho giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt về sau và ngăn ngừa nguy cơ gặp khủng hoảng xa cách hay khó ngủ.

thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 3 - 5 tháng tuổi

Giai đoạn 3 – 5 tháng tuổi bé có nhiều thời gian tỉnh táo hơn

2.3 Giai đoạn 3: Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi

Khi được 6 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ liên tục 8 giờ đồng hồ mỗi đêm hoặc lâu hơn. Và bé có thể ngủ khoảng 3 – 4 giờ vào ban ngày, có thể ngắt quãng. Tuy nhiên, một số bé sẽ gặp khủng hoảng ngủ vào giai đoạn này, nếu ba mẹ dần trở lại với công việc. Do đó, các bé sẽ phải thích nghi với việc không có ba mẹ ở bên cạnh, nên có thể quấy khóc một thời gian.

2.4 Giai đoạn 4: Từ 9 tháng tuổi

Khi bé được 9 tháng tuổi có thể học được cách tự ngủ mà không cần sự trợ giúp từ người lớn. Mỗi đêm bé ngủ khoảng 9 – 12 giờ liên tục và ngủ được 3 – 4 giờ vào ban ngày. Nhiều bé có thể khó ngủ trở lại sau một giấc ngủ dài, hoặc bất chợt tình lại sau giấc ngủ ngắn. Đây là thời điểm bé bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt. Một số biểu hiện đi kèm sẽ là mọc răng, bắt đầu biết ngồi và học đứng, tập nói, tập bò.

>> Xem thêm: Những dấu hiệu trẻ sắp biết đi ba mẹ cần lưu ý

thời gian ngủ của trẻ trên 9 tháng tuổi

Giai ddaonj 9 tháng tuổi bé đã có thể tự ngủ mà không cần trợ giúp từ người lớn

3. Bảng thời gian ăn ngủ của trẻ sơ sinh

Độ tuổi Tổng thời lượng ngủ trung bình Số giấc ngủ ngắn ban ngày trung bình Thời lượng ngủ ban ngày trung bình Tính năng ngủ ban đêm
0 – 2 tháng 15 – 16 giờ 3 – 5 giấc ngủ ngắn 7 – 8 giờ Vào những tuần đầu tiên sau khi mới sinh, bé sẽ thức để ăn uống sau 2 – 3 giờ, bất kể vào ban đêm lẫn ban ngày.
3 – 5 tháng 14 – 16 giờ 3 – 4 giấc ngủ ngắn 4 – 6 giờ Giấc ngủ của bé sẽ ổn định hơn. Khi bước sang tháng thứ 3, bé có thể ngủ dài hơn 6 tiếng liên tục vào ban đêm.

Nhưng khi bước sang tháng thứ 4, bé có thể thức dậy nhiều hơn vào ban đêm, khi bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt.

6 – 8 tháng 14 giờ 2 – 3 giấc ngủ ngắn 3 – 4 giờ Ở giai đoạn này, bé có thể không cần ăn vào ban đêm, nhưng đôi khi vẫn thức dậy trong thời điểm này. Đặc biệt là một số trẻ bắt đầu phải đối mặt với khủng hoảng xa cách sẽ bị thức dậy.
9 – 12 tháng 14 giờ 2 giấc ngủ ngắn 3 – 4 giờ Hầu hết các trẻ ngủ từ 10 – 12 giờ suốt đêm. Nhưng một số trẻ sẽ gặp khủng hoảng ngủ, nếu như đang bước vào mốc phát triển, bò, đứng, nói chuyện.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Thời gian ngủ cũng như chất lượng giấc ngủ của trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vì thế, ba mẹ nên quan tâm đến những yếu tố sau để tránh gây tác động vào giấc ngủ của bé:

Môi trường ngủ của bé cần yên tĩnh, thoáng mát và đảm bảo sự an toàn. Ánh sáng trong phòng không nên quá mạnh, có thể dùng đèn ngủ dịu nhẹ hoặc là để phòng tối nếu bé không sợ hãi bóng tối.

>>Xem thêm: Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm – con khỏe mạnh mẹ nhàn tênh

Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé

Ngoài ra cũng phải đảm bảo không ồn ào vì sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bé. Ngoài ra cần giữ cho nhiệt độ phòng ở mức phù hợp, khoảng 22 – 26 độ C, để trẻ không bị nóng quá hoặc lạnh quá.

Chế độ ăn uống của bé có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Các bé bú no sữa sẽ ngủ ngon hơn, sâu hơn và đều hơn. Nhưng nếu bé bú quá no thì cũng có thể mất ngủ. Ngoài ra, trẻ bị đói sẽ không thể ngủ được, hoặc thức dậy giữa chừng.

Ba mẹ nhất định phải xây dựng lịch trình đi ngủ thật ổn định cho các bé, để giúp con hình thành thói quen ngủ đều đặn. Một đứa trẻ sơ sinh cần phải ngủ từ 14 – 17 tiếng mỗi ngày và chia thành nhiều giấc ngủ ngắn. Vì thế, khi có lịch trình ngủ đúng, bé sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.

Đừng quên xây dựng cảm giác an toàn và thoải mái cho bé khi ngủ. Ngoài ra, hãy gần gũi với các bé bằng những động tác ôm hôn, âu yếm và nói chuyện nhẹ nhàng để bé luôn cảm thấy an tâm, dễ chịu, nhanh chóng đi vào giấc ngủ.

Nếu như bé bị bệnh thường khó ngủ hơn, nên yếu tố sức khỏe có ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của trẻ. Ví dụ như khi bé bị đau bụng, cảm cúm hoặc các bệnh lý khác đều quấy khóc, khó ngủ hơn. Đó là lý do gia đình cần có những biện pháp chăm sóc sức khỏe, điều trị y tế kịp thời.

5. Lời khuyên dành cho ba mẹ về việc thiết lập lịch trình ngủ cho bé

Căn cứ vào nhu cầu ngủ cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé, ba mẹ có thể chú ý các vấn đề sau:

Tạo không gian phòng ngủ lý tưởng cho bé, yên tĩnh, thoáng mát, có nhiệt độ phù hợp. Nếu bé ngủ vào ban ngày cần có rèm che để điều chỉnh ánh sáng.

Lời khuyên dành cho ba mẹ về việc thiết lập lịch trình ngủ cho bé

Lời khuyên cho ba mẹ để bé có giấc ngủ ngon

Tạo lịch trình ngủ cố định cho các bé, bằng cách rèn thói quen ngủ đúng giờ và duy trì đều đặn mỗi ngày, bao gồm cả những giấc ngủ ngắn vào ban ngày và giấc ngủ dài vào ban đêm.

Vì khi bé no sẽ ngủ ngon, nên ba mẹ cần phải cho bé ăn uống đầy đủ, nhưng không được để bé no quá, có thể làm bé khó chịu, không thể ngủ được. Chính vì thế, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, có đầy đủ chất dinh dưỡng rất cần thiết.

Ba mẹ cũng có thể áp dụng những biện pháp massage nhẹ nhàng để giúp con đi vào giấc ngủ nhanh chóng. Hoặc sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng, đem lại những âm thanh dễ chịu, giúp bé đi vào giấc ngủ.

>>Xem thêm: Sản phẩm chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh dễ dàng

Hy vọng, với những chia sẻ trên, ba mẹ có thể xây dựng lịch trình thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh sinh hoạt và sức khỏe của bé. Nếu cần thiết, hãy liên hệ các bác sĩ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe nhi khoa để được hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý