SELECT MENU

Thóp trẻ sơ sinh bao lâu thì đóng? Những dấu hiệu thóp đóng sớm

Cao Thao - - 7

Thóp trẻ sơ sinh chỉ là một bộ phận nhỏ, nhưng có vai trò quan trọng trong việc phản ánh tình trạng sức khỏe của bé. Vì thế, bố mẹ cần chú ý đến những sự thay đổi của thóp trẻ sơ sinh, đặc biệt lưu ý dấu hiệu thóp đóng sớm để bảo vệ sức khỏe của con.

1. Thóp trẻ sơ sinh là gì?

Thóp ở trẻ sơ sinh được hình thành do xương đỉnh đầu chưa khép hết và có 2 phần là thóp trước và thóp sau.

Thóp trẻ sơ sinh là gì?

Thóp trước là khe hở hình thoi nằm giữa 2 xương đỉnh đầu và 2 xương trán. Phần này có kích thước thay đổi liên tục, thường dao động từ 0,6 – 3,6cm, trung bình khoảng 2,1cm.

Thóp sau là khe hở hình tam giác, bị giới hạn bởi 2 xương đỉnh đầu và xương chẩm. Phần này gần như đóng lại sau khi trẻ được sinh ra hoặc nếu không thì là một phần trống rất nhỏ. Thường thì thóp sau sẽ đóng lại sau khoảng 4 tháng

Thóp của trẻ sơ sinh sẽ đóng lại hoàn toàn dưới 24 tháng, trung bình là 14 tháng. Và mẹ có thể kiểm tra xem đóng kín hay chưa bằng cách sờ lên đỉnh đầu của trẻ. Khi thấy không còn phần da mềm trên đỉnh đầu, tức là thóp đã đóng lại hoàn toàn.

Mặc dù thóp chỉ chiếm một diện tích nhỏ trên đỉnh đầu nhưng lại có vai trò cực kỳ quan trọng đối với trẻ sơ sinh, bao gồm:

  • Là sự kết hợp với đường nối giữa các xương hộp sọ, có tác dụng bảo vệ não trẻ sơ sinh khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài.
  • Tránh cho trẻ bị đau trong quá trình sinh nở, ngăn chặn tình trạng chảy máu trong não, vùng mắt và màng xương.
  • Đây là bộ phận có vai trò làm “tấm đệm” bảo vệ não khỏi chấn thương khi bé học lật mình, học bò, tập đứng, đi lại.

2. Thóp trẻ sơ sinh bao lâu thì đóng?

Phần thóp sau của trẻ sau khi sinh ra gần như đã khép lại, hoặc chỉ rất nhỏ, bằng khoảng đầu móng tay. Hơn nửa sau 4 tháng thì thóp sau sẽ khép kín hoàn toàn.

Thóp trẻ sơ sinh bao lâu thì đóng?

Giải đáp thắc mắc thóp trẻ sơ sinh bao lâu thì đóng

Tuy nhiên phần thóp trước thì có thể thay đổi kích thước liên tục, nhưng chậm đóng lại hơn. Thường thì sau khoảng 14 tháng, thóp trước mới khép lại hoàn toàn. Tỷ lệ đóng lại của thóp trước sau 3 tháng là 1%. Đến 12 tháng thì đóng lại khoảng 38,8% và tới 24 tháng thì 96% là trẻ đã đóng thóp. Ba mẹ chạm vào phần đỉnh đầu của trẻ, nên không thấy mềm nữa tức là đã đóng lại.

Mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ canxi, vitamin D và các vi chất để hỗ trợ quá trình phát triển xương của bé. Nếu thấy thóp đóng quá sớm, quá muộn hoặc có dấu hiệu bất thường (như phồng, lõm), mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

3. Thóp của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường

Để xác định xem thóp trẻ sơ sinh có bình thường hay không, ba mẹ thông qua những dấu hiệu như sau:

  • Khi chạm vào, thóp thường mềm và hơi phẳng hoặc đôi khi có thể cảm nhận được mạch đập của trẻ.
  • Khi trẻ khóc lớn, ho hoặc căng thẳng, thóp có thể hơi phập phồng nhưng sẽ trở lại bình thường khi trẻ ngừng khóc

3.1 Thóp trước bình thường:

Hình dạng: Thường có hình thoi, kích thước khoảng 2–3 cm khi bé mới sinh.

Mềm mại: Sờ vào thấy hơi lõm nhẹ, mềm và không căng cứng.

Đóng hoàn toàn: Thường trong khoảng 12–18 tháng tuổi.

Thóp trước của trẻ sơ sinh bình thường

3.2 Thóp sau bình thường:

Hình dạng: Hình tam giác, nhỏ hơn thóp trước (khoảng 0,5 cm).

Đóng nhanh: Thường đóng trong 6–8 tuần sau sinh.

Không có dấu hiệu bất thường:

Thóp sau của trẻ sơ sinh bình thường

3.3 Sờ vào thóp trẻ sơ sinh có sao không?

Việc sờ vào thóp trẻ sơ sinh thường không gây nguy hiểm nếu mẹ thực hiện đúng cách. Thóp của bé được bảo vệ bởi lớp màng cứng và dày, giúp bảo vệ não bộ bên trong. Tuy nhiên, mẹ cần sờ nhẹ nhàng, tránh dùng lực mạnh hoặc ấn sâu vào vùng thóp. Điều này giúp mẹ theo dõi được tình trạng sức khỏe của bé, như thóp mềm, lõm hoặc phồng, từ đó phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nếu có. Nếu cảm thấy lo lắng, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé.

4. Dấu hiệu thóp đóng sớm, nhận biết một số dấu hiệu bất thường của thóp trẻ sơ sinh

Thóp chỉ là một bộ phận chiếm diện tích nhỏ trên cơ thể trẻ sơ sinh, nhưng phản ánh tình trạng sức khỏe, nên bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng thể hiện các nguy cơ khác nhau. Vì thế ba mẹ và người trong gia đình cần luôn chú ý đến những dấu hiệu này, trong đó bao gồm:

4.1 Dấu hiệu thóp đóng sớm

Thóp đóng sớm là tình trạng xương sọ của trẻ khép lại trước khi não hoàn toàn phát triển, có thể gây ra những ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ và hình dạng đầu. Ba mẹ có thể theo dõi bằng cách dấu hiệu sau để can thiệp kịp thời.

Dấu hiệu thóp đóng sớm

Vì thóp trước thường đóng hoàn toàn khi trẻ được 12 – 18 tháng, nên nếu thóp trước đóng trước 9 tháng tuổi thì có thể là dấu hiệu của bất thường.

Thông qua hình dạng đầu bất thường của trẻ, như là phát triển không đều hoặc méo mó (hội chứng dính khớp sọ). Ngoài ra còn gặp một số hình dạng như:

Đầu thuyền: Đầu dài và hẹp.

Đầu tam giác: Trán nhô ra, đầu phía sau dẹt.

Đầu tháp: Trán nhô cao bất thường.

Chậm tăng kích thước vòng đầu:

Thóp đóng sớm cho thấy hộp sọ không đủ chỗ để não phát triển, gây ra những áp lực nội sọ, khiến cho trẻ quấy khóc, nôn mửa không rõ nguyên nhân hoặc trẻ có triệu chứng thần kinh bất thường.

4.2 Thóp đóng quá sớm có ảnh hưởng như thế nào?

Đây là một tình trạng hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng tỷ lệ xuất hiện vẫn có nên ba mẹ cần chú ý. Nếu ở những tháng đầu tiên, khi chạm vào mà không thể cảm nhận được những điểm mềm trên hộp sọ của trẻ chứng tỏ là thóp đã đóng sớm. Khi thóp đóng quá sớm có thể gây ra các ảnh hưởng cho sự phát triển não bộ hoặc hình dạng phần đầu của trẻ.

Nếu đóng quá sớm sẽ gây ra những áp lực tích tụ bên trong hộp sọ của bé. Phần lớn các trường hợp này có thể xảy ra ở mức độ nhẹ và không cần điều trị. Tuy nhiên một số trường hợp thuộc mức độ nặng cần được phẫu thuật để giảm áp lực hộp sọ và giúp não của bé phát triển một cách bình thường.

4.3 Nhận biết các dấu hiệu bất thường về thóp của bé

Ba mẹ cần chú ý một số dấu hiệu bất thường liên quan đến thóp trẻ em như:

Những dấu hiệu thóp bất thường ở trẻ

Thóp lõm sâu có thể là dấu hiệu trẻ bị mất nước (do tiêu chảy, sốt cao, hoặc không bú đủ). Gia đình cần bổ sung nước hoặc đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu nghi ngờ mất nước.

Nếu thóp phồng lên ngay cả khi trẻ đang yên tĩnh, đây có thể là dấu hiệu áp lực nội sọ tăng (viêm màng não, não úng thủy, hoặc chấn thương sọ não). Ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

Thóp đóng quá sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Nguyên nhân có thể liên quan đến bệnh lý như chứng dính khớp sọ.

Đóng quá muộn thường do các vấn đề như suy giáp, còi xương, hoặc não phát triển bất thường.

5. Hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc thóp cho trẻ sơ sinh

Để bảo vệ thóp của trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

cách chăm sóc thóp cho trẻ sơ sinh

Giữ ấm bằng cách đội mũ cho trẻ trong những ngày đầu sau sinh, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh. Đây là cách làm rất tốt để giúp giữ thân nhiệt ổn định cho trẻ.

  • Cổ sung vitamin D và canxi khi cần thiết cho trẻ, lưu ý phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
  • Cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng để phòng chống còi xương. Nhưng không cho trẻ tắm nắng vào lúc 10 – 14 giờ vì sẽ gây hại cho làn da của trẻ.
  • Không cho trẻ ăn dặm quá sớm và phải cung cấp các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết khi trẻ đến độ tuổi ăn dặm.
  • Không để vật nhọn chạm vào thóp trẻ vì đây là bộ phận cơ thể rất nhạy cảm.
  • Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở thóp phải đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

>> Xem thêm: Những mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn – đơn giản, bố mẹ nên biết

Với những dấu hiệu thóp đóng sớm trên, ba mẹ có thể nhanh chóng xác định và đưa trẻ tới gặp bác sĩ kịp thời. Xin mời ba mẹ tham khảo để có các biện pháp xử lý đúng đắn nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý