SELECT MENU

Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm: Bé ăn ngon, tăng cân đều

Cao Thao - - 60

Ăn dặm có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển về thể chất và trí tuệ của bé. Mẹ nên cho bé tập ăn dặm đúng cách để bé ăn ngon, tăng cân đều và phát triển toàn diện. Trong bài viết dưới đây, Moaz BéBé xin giới thiệu đến mẹ thực đơn cho bé tập ăn dặm chuẩn khoa học, giúp luyện cho con thói quen ăn uống tốt, lành mạnh, mời mẹ tham khảo.

1. Các dấu hiệu bé đã sẵn sàng muốn ăn dặm

Các dấu hiệu bé đã sẵn sàng muốn ăn dặm

Các dấu hiệu bé đã sẵn sàng muốn ăn dặm

Sau một thời gian quan sát nếu bé có các dấu hiệu dưới đây mẹ nên cho bé làm quen với các món ăn dặm đơn giản dễ tiêu:

  • Cân nặng bé tăng gấp 2 lần so với lúc mới sinh
  • Bé có thể chuyển sang tư thế ngồi thẳng mà không cần sự giúp đỡ từ bố mẹ
  • Bé thường xuyên cảm thấy đói bụng dù mẹ đã cho bú đủ các cữ sữa/ngày
  • Lưỡi bé không còn phản xạ đẩy vật lạ như trước mà có xu hướng nuốt vào
  • Bé có phản xạ đưa môi dưới ra ngoài để đón nhận thức ăn
  • Bé hay cho đồ chơi lên miệng
  • Bé luôn tỏ ra thích thú mỗi khi nhìn các thành viên trong gia đình ở mỗi bữa ăn và luôn chờ đợi bố mẹ đút cho ăn hoặc tự biết lấy đồ ăn cho vào miệng

2. Trẻ 6 tháng tuổi ăn được những gì?

Trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm – trẻ từ 6 -7 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm đầy đủ các nhóm chất:

  • Chất đạm: Có trong các loại thịt heo, gà, bò, lòng đỏ trứng, tôm, cá,… đây là nguồn chất đạm phong phú giúp con bổ sung sắt, kẽm
  • Chất béo: Các loại axit béo, chất béo có sẵn có trong đa dạng các loại thịt ăn thường ngày: thịt lợn, thịt gà, tôm, trứng, cá,…
  • Vitamin và khoáng chất: Có trong các loại rau củ: cà rốt, củ cải, khoai tây, khoai lang, rau ngót, rau cải,…
  • Chất bột đường: Có trong các loại ngũ cốc ăn dặm chế biến từ bột gạo, các loại hạt đậu, hạt dinh dưỡng,…
Trẻ 6 tháng tuổi ăn được những gì? 

Trẻ 6 tháng tuổi ăn được những gì?

Đây là 4 nhóm chất cần thiết và quan trọng nhất cho sự phát triển của con. Ngoài ra, trong giai đoạn này mẹ cũng cần bổ sung cho con các chất như:

  • Sắt: có trong các loại bột như: đậu đen, đậu lăng,… các loại rau có màu xanh đậm
  • Vitamin D: Ngoài tắm nắng mẹ có thể bổ sung qua các món ăn dặm chế biến với cá hồi
  • DHA: có nhiều trong sữa mẹ

Mẹ nên chế biến các loại thực phẩm này thành các món dễ tiêu hóa, ngon miệng nhưng vẫn đầy đủ dưỡng chất như: súp gà, cháo tôm rau củ, cháo yến mạch,…

3. Nguyên tắc khi lên thực đơn bắt đầu cho bé 6 tháng ăn dặm

Ăn dặm đúng cách mẹ cần thực hiện các nguyên tắc sau:

  • Tần suất và lượng thức ăn: Thời gian đầu bé tập làm quen với việc ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn từng chút một. Một ngày, mẹ có thể cho bé ăn 1-2 bữa/ngày, mỗi bữa chỉ khoảng từ 5 – 10ml thức ăn. Sau đó, tăng dần lượng ăn của bé để dạ dày và hệ tiêu hóa kịp thích nghi. Mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu.
  • Số bữa sữa mẹ/sữa công thức trong ngày: Duy trì từ 3 – 4 cữ sữa/ngày, tùy theo nhu cầu và lượng thức ăn dặm nạp vào cơ thể của bé
  • Tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi” đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến
  • Cho bé ăn từ lỏng, mịn sang đặc, nát: Bé nên ăn bột loãng, mịn trong 2,3 ngày đầu sau đó tăng dần độ thô lên cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát,…
  • Cho bé ăn theo trình tự bắt đầu từ nhóm thực vật đến nhóm thịt động vật: Bước đầu mẹ nên cho bé ăn dặm với các món ăn chế biến từ ngũ cốc như cháo trắng sau đó kết hợp với rau củ và đến các loại thịt
  • Đa dạng nguồn thực phẩm: Thời gian đầu có thể cho bé ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo/bột với các loại rau, củ, quả, thịt lợn,…. Từ tháng 7 trở đi mẹ nên bổ sung thực phẩm nhóm đạm vào thực đơn ăn dặm cho bé với các loại thịt: cá, tôm, cua,…Ngoài các bữa ăn chính, mẹ có thể bổ sung cho bé các bữa phụ như trái cây, sữa chua,…

>> Tham khảo: Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giàu dinh dưỡng, chuẩn khoa học

thuc don cho be bat dau an dam 3

  • Không nên thêm mắm/muối vào món ăn của bé: Theo quan niệm từ các bà ngày xưa, thức ăn có thêm chút mắm/muối sẽ khiến bé thấy đậm đà, kích thích ăn ngon hơn, nhưng đây là quan niệm sai lầm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thức ăn dặm cho bé mẹ không nên nêm thêm gia vị mắm/muối vì thận của bé còn yếu. Nêm thêm gia vị mặn vào thức ăn sẽ khiến thận của bé làm việc quá sức gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không nên cho bé ăn các món ăn, thực phẩm dễ gây dị ứng như mật ong, đậu phộng, đồ hải sản,…
  • Nên sử dụng máy tiệt trùng chuyên dụng để tiệt trùng đồ dùng ăn dặm, đảm bảo an toàn cho bé.

4. Các lưu ý khi bắt đầu cho con ăn dặm

Giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng. Thực đơn ăn dặm của bé cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp bé tăng trưởng toàn diện, tránh được các nguy cơ thiếu các vi khoáng chất khiến bé bị chậm lớn, biếng ăn, hấp thụ kém,…

Các lưu ý khi bắt đầu cho con ăn dặm 

Những lưu ý khi bắt đầu cho con ăn dặm 

Tuy nhiên, khi bắt đầu cho bé ăn dặm mẹ cần nắm được các lưu ý sau:

  • Chỉ cho bé ăn dặm khi bé thật sự đã sẵn sàng: Không nên cho bé ăn quá sớm hoặc quá muộn. Bởi lẽ, ăn quá sớm hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện khiến bé hấp thụ dinh dưỡng kém và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ăn dặm muộn, bé không nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đây là nguyên nhân khiến bé bị còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng.
  • Hãy cho bé làm quen dần với các dạng thức ăn: Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm nên bắt đầu từ ít đến nhiều, lỏng sang đặc, mịn sang nát, các món rau củ sang các món thịt,… Mẹ không nên quá vội vàng trong việc cho con ăn
  • Duy trì lượng sữa mẹ/sữa công thức cho bé: Ở giai đoạn bắt đầu ăn dặm, thực phẩm chỉ là nguồn năng lượng phụ, mẹ vẫn nên duy trì nguồn sữa cho bé khoảng 400 – 500ml mỗi ngày
  • Chọn dụng cụ ăn dặm cho bé: Ngoài lựa chọn đồ dùng hình dáng ngộ nghĩnh, màu sắc tươi sáng, mẹ nên chọn cho bé các loại bát, thìa ăn dặm làm từ chất liệu tốt. Mẹ có thể tham khảo thìa ăn dặm báo nóng MB-086 của Moaz BéBé – sản phẩm tiện lợi giúp mẹ kiểm soát nhiệt độ thức ăn dặm, giúp bé thưởng thức bữa ăn ngon miệng, an toàn cho sức khỏe.

5. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé bắt đầu ăn dặm

Tháng tuổi Loại thức ăn Món chế biến
Bé 6 tháng tuổi Ăn bột loãng xay mịn kết hợp với các loại rau, củ xay nhỏ. Mỗi ngày cho bé ăn từ 100ml – 200ml thức ăn.

Sữa mẹ/sữa công thức cho bé bú xen kẽ với các bữa ăn dặm.

Bí đỏ/cà rốt/bơ/khoai lang/cải bó xôi/cà rốt/khoai tây,… nấu với bột xay mịn
Bé 7 tháng tuổi Ăn bột đặc kết hợp các loại thức ăn nghiền nát. Lượng thức ăn nạp vào cơ thể khoảng 200ml/bữa. Cháo tim gà + rau cải

Cháo cá thịt trắng + cà rốt

Cháo thịt gà + bí đỏ

Cháo thịt lợn hạt sen

Cháo tim lợn đậu xanh

Bé 8 tháng tuổi: Ăn cháo kết hợp với các loại rau xanh, thịt xay nhuyễn. Mẹ có thể bổ sung cho bé bột ngũ cốc để bé thay đổi khẩu vị. Lượng thức ăn nạp vào cơ thể khoảng 230ml/bữa yến mạch rau củ

Súp khoai tây, cà rốt, táo

Cháo thịt lợn rau ngót

Cháo thịt bò rau cải

Cháo thịt bò khoai tây

Bé 9  – 10 tháng tuổi: Giai đoạn này bé đã có thể ăn bột đặc kết hợp với các loại rau xanh, thức ăn thái nhỏ. Lượng thức ăn nạp vào cơ thể khoảng từ 200ml – 250ml/bữa. Ngoài ra, mẹ nên cho bé ăn đa dạng các loại hoa quả, rau củ thái miếng và để bé tự cầm nắm. Cháo trứng gà khoai lang

Cháo tôm mướp

Cháo thịt bò cải thảo

Cháo thịt heo đậu xanh, cái thìa

Cháo thịt gà đậu đỏ

Bé 11 – 12 tháng tuổi Ăn cháo Ăn cháo trắng kết hợp với đa dạng các loại thực phẩm như: rau xanh, thịt cá, dầu mỡ,…

Thức ăn có thể thái khúc. Mỗi bữa bé nạp vào cơ thể khoảng 250 – 300ml.

Mẹ lên thực đơn 1 bữa sữa, 3 bữa ăn cho bé

Cháo gan gà rau củ

Cháo tôm

Cháo lươn rau cải

Cháo cá chép

Cháo trứng bí đỏ

Cháo gà ác hạt sen đậu xanh

Cháo ghẹ rau cải

6. Một số câu hỏi liên quan đến lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

6.1 Bé 4 tháng tuổi có nên cho ăn dặm không?

Trong khoảng thời gian trước 4 tháng tuổi, cơ thể bé chưa sản xuất đủ men amylase để tiêu hóa chất bột, nên mẹ cho bé ăn dặm trước 4 tháng sẽ khiến con chán ăn, bỏ bú khiến cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Bé 4 tháng tuổi có nên cho ăn dặm không? 

Bé 4 tháng tuổi có nên cho ăn dặm không? 

Đặc biệt, trong sữa mẹ có các chất dinh dưỡng giúp làm tăng đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch giúp con khỏe mạnh. Nếu không được cung cấp sữa mẹ mà thay nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm có thể khiến con tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Mặt khác, bé cũng dễ bị dự ứng thực phẩm, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa,…

6.2 Cho bé ăn dặm muộn sau 6 tháng có được không?

Hơn 6 tháng con chưa được ăn dặm nhiều khả năng con sẽ bị chững cân và tăng trưởng chậm. Nguyên nhân là do sữa mẹ không thể cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho con phát triển ở giai đoạn này.

>>Tham khảo: Bảng ml sữa chuẩn cho bé theo tháng tuổi và cân nặng đơn giản, dễ hiểu

Giai đoạn đầu, tập cho bé ăn dặm bao giờ cũng khó khăn, nhưng mẹ đừng vội nản. Mẹ nên dành thời gian tìm hiểu và lên thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng phù hợp với sở thích, nhu cầu của bé để bé cảm thấy hứng thú với mỗi bữa ăn. Đừng quên theo dõi Moaz BéBé thường xuyên để cập nhật các thông tin hữu ích nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý