Top 13 thực phẩm dễ gây sảy thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần tránh
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình mang thai của mẹ bầu. Bên cạnh việc ăn nhiều thức ăn khác nhau để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì mẹ bầu cũng phải chú ý một số loại thực phẩm dễ sảy thai 3 tháng đầu và nên tránh xa. Dưới đây là những thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến tử cung và thai nhi mà mẹ bầu trong 3 tháng đầu không được đưa vào thực đơn của mình. Xin mời mẹ bầu và gia đình cùng tham khảo.
1. Top 13 thực phẩm dễ gây sảy thai trong 3 tháng đầu
Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu, gia đình cần thận trọng khi lựa chọn thực phẩm để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, sức khỏe mẹ bầu ổn định. Đặc biệt là phải tránh những thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ sảy thai như:
1.1 Đu đủ xanh
Trong đu đủ xanh có chứa nhiều enzyme papain, hoạt chất này có cơ chế hoạt động tương tự như prostaglandin – một hợp chất tự nhiên có khả năng kích thích chuyển dạ, có thể gây ra các cơn co thắt tử cung. Vì thế phụ nữ mang thai không nên ăn đu đủ xanh để tránh co thắt tử cung dẫn đến sảy thai.
1.2 Trái dứa
Dứa có chứa bromelain, có thể làm mềm và gây co thắt tử cung. Nếu phụ nữ mang thai 3 tháng đầu ăn dứa hoặc uống nước dứa có thể dẫn tới sảy thai.
1.3 Măng tươi
Nếu nấu măng tươi không chín kỹ, có thể làm cho một hoạt chất cyanide trong dứa gây ảnh hưởng sức khỏe thai nhi và mẹ bầu. Trong đó có thể gây nguy cơ sảy thai.
>> Xem thêm: Giải đáp: Bầu 3 tháng đầu ăn măng được không?
1.4 Rau má
Rau má tính mát, có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, ngoài ra có tính lợi tiểu, giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, loại rau này không phù hợp với phụ nữ đang có kế hoạch sinh con, vì làm giảm cơ hội thụ thai, đồng thời còn khiến phụ nữ có thai uống nước rau má gặp nguy cơ sảy thai, đầy bụng.
1.5 Rau ngót
Sau khi sinh con, sản phụ thường được khuyên ăn nhiều rau ngót để bài trừ sản sinh. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai, nhất là 3 tháng đầu không nên ăn rau ngót, vì loại rau này có khả năng làm giãn cơ trơn tử cung, kích thích co bóp tử cung và dẫn đến nguy cơ sảy thai.
1.6 Rau chùm ngây
Trong lá và hoa của rau chùm ngây có chứa nhiều vitamin C, canxi, vitamin A, sắt, kali, … có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, trong loại rau này chứa nhiều alpha-sitosterol, có cấu trúc giống như estrogen, là một chất gây ngừa thai. Do đó, nếu phụ nữ mang thai ăn rau chùm ngây có thể bị làm mềm tử cung, dẫn tới sảy thai.
1.7 Ngải cứu
Ngải cứu có tác dụng gây kích thích kinh nguyệt và làm co thắt tử cung. Nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu có thể dẫn đến sảy thai.
1.8 Nha đam
Nha đam thường được sử dụng để làm đẹp và thanh nhiệt cho cơ thể. Tuy nhiên, nha đam lại là một thực phẩm dễ sảy thai 3 tháng đầu mà phụ nữ không nên sử dụng. Dù là ăn hay uống nước ép nha đam trong thời kỳ mang thai đều có thể gây xuất huyết và dẫn đến sảy thai.
1.9 Mướp đắng
Mướp đắng hay khổ qua có thể gây rối loạn tử cung và tăng nguy cơ sảy thai. Đó là lý do phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn những món ăn có chứa khổ qua hoặc ăn mướp đắng, nước ép mướp đắng.
>> Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu ăn khổ qua được không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu
1.10 Ăn rau sống hoặc các loại rau chưa rửa, chưa nấu chín
Mẹ bầu trong 3 tháng đầu cần bổ sung nhiều dinh dưỡng từ các loại rau xanh. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn rau sống, hoặc các loại rau chưa được rửa kỹ, nấu chín, vì có thể chứa ký sinh trùng toxoplasma hoặc các vi khuẩn như E.coli, Salmonella, gây ngộ độc thực phẩm và thậm chí là có thể gây sảy thai.
1.11 Thịt chưa nấu kỹ
Những loại thịt tái, thịt chế biến chưa kỹ đều có thể chứa vi khuẩn như toxoplasma, E. coli, và listeria, gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Do đó mẹ bầu không nên ăn thịt chưa nấu kỹ vì có thể bị nhiễm bệnh, thậm chí có nguy cơ sảy thai hoặc dị tật thai nhi.
1.12 Trứng sống
Các loại trứng sống hay chưa được nấu chín hoàn toàn, như trứng ốp la hoặc trứng chần, có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi, vì làm lây nhiễm vi khuẩn salmonella, gây sốt, buồn nôn, và tiêu chảy. Ngoài ra còn có vi khuẩn salmonella có thể gây ra sảy thai.
1.13 Thủy hải sản sống và chứa nhiều thủy ngân
Trong cá và hải sản có chứa nhiều chất đạm, axit béo tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên nếu ăn quá thường xuyên và ăn những loại cá chứa nhiều thủy ngân thì có thể gặp nguy hiểm cho sức khỏe, gây sảy thai.
2. Những thực phẩm gây co bóp tử cung cần tránh
Trong quá trình mang thai, phụ nữ nên tránh những loại thực phẩm có thể gây co bóp tử cung, ví dụ như:
>> Xem thêm: 10+ loại rau, trái cây gây sảy thai mẹ bầu cần tránh
Đu đủ xanh chứa papain có thể gây kích thích, làm co thắt tử cung.
Dứa chứa bromelain, có thể làm mềm cổ tử cung và gây co thắt.
Nha đam có thể gây co bóp tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Mướp đắng không tốt cho phụ nữ đang có thai vì làm co thắt tử cung.
Táo mèo có vị chua, tính ôn, dễ gây kích thích co bóp tử cung nếu dùng nhiều.
Rau ngót có thể làm mềm tử cung và kích thích co bóp tử cung do chứa papaverin.
Rau răm có thể gây co bóp tử cung mạnh nếu ăn nhiều trong thai kỳ.
Cà phê và trà đặc chứa caffeine làm tăng nhịp tim, kích thích tử cung co bóp mạnh.
3. Những điều mẹ bầu cần lưu ý để tránh sảy thai
Trên thực tế, không có cách để hoàn toàn tránh được nguy cơ sảy thai, nhưng mẹ bầu và gia đình có thể chủ động chăm sóc tốt cho cơ thể để thai nhi khỏe mạnh bằng cách chú ý một số vấn đề như sau:
3.1 Khám sức khỏe tiền hôn nhân
Trước khi kết hôn và khi có kế hoạch mang thai, cả 2 vợ chồng cần đi khám sức khỏe tiền hôn nhân, bao gồm kiểm tra tổng quát lẫn sức khỏe sinh sản. Đây là điều cần thiết vì giúp vợ chồng biết tình trạng sức khỏe bản thân lẫn đối phương, có thể xác định các nguy cơ bệnh lý, khả năng mang thai; để gặp bác sĩ nhận tư vấn nếu có vấn đề.
3.2 Đi khám thai định kỳ
Khi mang thai, mẹ bầu cần được đi khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe và theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi. Hơn nữa có thể phát hiện những nguy cơ bệnh tật để khắc phục kịp thời.
3.3 Không tự ý dùng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ
Nếu mẹ bầu gặp vấn đề sức khỏe cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị lẫn kê đơn thuốc. Gia đình không được tự ý cho mẹ bầu uống bất kỳ loại thuốc nào trước khi xét nghiệm. Đặc biệt là hạn chế sử dụng thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen, retinoids, misoprostol hay methotrexate,…
Trên đây là những thực phẩm dễ sảy thai 3 tháng đầu mà gia đình cần chú ý. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.