Mẹ bầu tim đập nhanh khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?
Cơ thể có bất kỳ sự thay đổi thất thường nào để khiến cho mẹ bầu lo lắng, hoảng hốt. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi lẫn mẹ bầu. Đặc biệt phải kể đến hiện tượng tim đập nhanh khi mang thai 3 tháng đầu, khiến cho nhiều mẹ bầu bất an. Vì thế, mẹ bầu có thể tìm hiểu những chia sẻ dưới đây để có biện pháp phòng ngừa và xử lý đúng cách nhé.
1. Tim đập nhanh khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?
Hiện tượng nhịp tim đập nhanh khi mang thai xảy ra khá bình thường và là một hiện tượng tâm sinh lý tương đối phổ biến. Hơn nữa, tùy theo trường hợp thì nhịp tim cao còn có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Đó là do khi thai nhi lớn dần, lượng máu cần cho cơ thể cũng cao hơn, nên nhịp tim của mẹ có thể tăng lên 10 nhịp mỗi phút.
Đi kèm với đó là những phản ứng của cơ thể như: cảm giác hồi hộp, hơi khó thở và cảm thấy không thoải mái. Một số mẹ còn có phản ứng hụt hẫng khi tim đập nhanh đột ngột.
Nhìn chung đây là dấu hiệu cơ thể người mẹ đang làm tốt vai trò cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho con. Chỉ là do cơ thể mẹ chưa kịp thích ứng với những trạng thái này nên có phần lo lắng.
Tuy nhiên, nếu hiện tượng này đi kèm với những triệu chứng bất thường khác, ví dụ như tim đập nhanh liên hồi, tần suất thường xuyên và liên tục và tăng dần theo từng ngày, bên cạnh đó còn đi kèm với những hiện tượng nguy hiểm như ho nhiều, thậm chí là ho ra máu, thì mẹ bầu cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Đặc biệt cảnh giác với triệu chứng khó ăn, khó thở do bị rối loạn nhịp tim, mạch đập không ổn định. Và nhiều mẹ bầu còn bị ra mồ hôi thường xuyên, có cảm giác nóng bức rồi mệt mỏi ngay cả khi đang ngồi. Tất cả đều là những dấu hiệu cơ thể bất thường và cần phải đi khám ngay.
2. Tìm hiểu về nhịp tim của bà bầu 3 tháng đầu
Theo các nghiên cứu tính toán thì số liệu chuẩn về nhịp tim của phụ nữ trưởng thành và khỏe mạnh dao động trong khoảng 70 nhịp/ phút. Nếu mang thai từ tuần thứ 10 trở đi sẽ có thể tăng cao đến 80 – 100 nhịp/phút. Đây là những con số thể hiện sức khỏe mẹ bình thường và nằm trong mức độ an toàn.
Nguyên nhân nhịp tim của mẹ bầu tăng lên ở tam cá nguyệt thứ nhất là do sự tăng cao của nồng độ hormone progesterone và estrogen. Đây là dấu hiệu thể hiện tim đang cần phải cung cấp thêm nhiều máu cho thai nhi.
Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, các động mạch trong cơ thể sẽ bắt đầu giãn nở để thích nghi với sự tăng lên của lưu lượng máu, tim sẽ bơm máu nhiều hơn từ 30 đến 50% so với bình thường.
Trong 3 tháng cuối thai nhi, tim sẽ hoạt động nhiều nhất, vì cần bơm máu đến 40 – 90% so với trước khi mang thai, nhằm đảm bảo thai nhi nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Tất cả đều được chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ diễn ra suôn sẻ.
3. Nguyên nhân tim đập nhanh ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu
Bên cạnh các hiện tượng sinh lý bình thường thì vẫn có nhiều nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị khó thở tim đập nhanh trong 3 tháng đầu tiên, trong đó phải kể đến:
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sản sinh nhiều hormone, đặc biệt là progesterone và estrogen. Các hormone này không chỉ giúp duy trì thai nhi mà còn làm giãn mạch máu, từ đó tăng lưu lượng máu khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến cảm giác tim đập nhanh.
Mẹ bầu thường xuyên lo âu, nhất là về quá trình mang thai và các áp lực trong giai đoạn này.
Kích thước tử cung của mẹ đang thay đổi, để nuôi dưỡng thai nhi phát triển có đến 20% lượng máu của mẹ sẽ được vận chuyển về tử cung để nuôi bé, nên tim phải làm việc nhiều hơn, khiến nhịp tim tăng nhanh hơn so với trước khi mang thai.
Tuyến vú chuẩn bị bắt đầu hoạt động để sẵn sàng cho việc cho bé bú. Vì thế, máu sẽ lưu thông về khu vực này nhiều hơn, dẫn đến tim đập nhanh.
Mẹ có nguy cơ đang mắc một số bệnh như thiếu máu trong quá trình mang thai, sẽ đi kèm với triệu chứng khó thở và nhanh chóng mệt mỏi.
Một số mẹ đang có lối sống không khoa học, hút thuốc lá, dùng đồ uống có cồn hay là cà phê, dẫn đến tim đập nhanh.
Ngoài ra, một số mẹ dùng thuốc quá liều hay thuốc kê đơn chưa chuẩn cũng có thể bị tim đập nhanh khi mang thai.
4. Cách phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng đánh trống ngực khi mang thai
Nếu mẹ bầu bị đánh trống ngực, cảm thấy khó thở, tim đập nhanh, chứng tỏ những triệu chứng đang trở nên nghiêm trọng, cần phải xử lý ngay. Bên cạnh đó mẹ bầu cũng cần tìm những biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ xảy ra tình trạng này.
4.1 Cách phòng ngừa
Để phòng ngừa, mẹ nên có chế độ ăn uống phù hợp, thực hiện những vận động vừa phải và nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó cần phải khám bác sĩ thường xuyên để phát hiện nhanh chóng những dấu hiệu bất thường.
4.2 Giải pháp giảm thiểu tình trạng tim đập nhanh
Để giảm thiểu tình trạng tim đập nhanh, mẹ bầu cần giữ bình tĩnh, có thể uống một chút trà hoa cúc để xoa dịu cảm xúc. Sau đó là liên hệ với bác sĩ và thực hiện theo những hướng dẫn cần thiết, sử dụng thuốc theo yêu cầu, để ngăn chặn bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào.
5. Khi nào mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ?
Nếu bà bầu bị khó thở tim đập nhanh đi kèm với một trong những triệu chứng bất thường như sau thì nên đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và phát hiện nguyên nhân cũng như có phương pháp điều trị phù hợp nhất:
Có cảm giác rõ rằng nhịp tim tăng lên đột ngột, tim đập không đều, hồi hộp mà không rõ nguyên nhân, có biểu hiện đánh trống ngực
Mẹ bầu cảm thấy khó thở nặng, cơ thể tím tái hoặc cảm thấy cơ thể yếu dần đi sau khi phát hiện tim đập nhanh.
Mẹ bầu bị đau tức ngực và khi cố gắng làm điều gì đó thì tình trạng trở nên đặc biệt nghiêm trọng.
Cảm thấy khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi.
>> Xem thêm: Nhận biết các dấu hiệu động thai và cách phòng tránh hiệu quả
Tim đập nhanh khi mang thai 3 tháng đầu có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường hoặc nguy hiểm, tùy theo những triệu chứng đi kèm. Vì thế mẹ bầu cần chú ý để nhanh chóng phát hiện và đến gặp bác sĩ ngay khi cần thiết.