SELECT MENU

Tóc máu là gì? Nên giữ lại hay cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh

Cao Thao - - 23

Tóc máu có tác dụng bảo vệ, giữ ấm phần đầu của bé. Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng nên cắt tóc máu cho các bé thì tóc mọc sau này mới đen và dày được. Vậy thì ba mẹ có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh không?

1. Tóc máu là gì?

Tóc máu là lớp tóc đầu tiên của trẻ sơ sinh, còn có tên là tóc non, được hình thành từ tuần thai thứ 24 của bé. Lớp tóc này sẽ dài ra cho đến khi em bé chào đời và tự rụng sau đó một thời gian. Tác dụng chính của tóc máu là bảo vệ phần thóp non nớt và giữ ấm toàn bộ phần đầu của bé.

Tóc máu là gì?

Tóc máu là gì?

2. Có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh không?

Rất nhiều gia đình băn khoăn về việc có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh không. Đặc biệt theo nhiều mẹo dân gian truyền miệng, ba mẹ nên cắt phần tóc máu của bé đi rồi gói lại và lưu trữ. Thế nhưng, gần như chẳng ai biết giữ tóc máu cho trẻ sơ sinh để làm gì, hay làm gì với tóc máu của trẻ sơ sinh. Chưa kể nhiều ba mẹ cũng rất bối rối vì không nên tại sao nên cắt hoặc cắt như thế nào, vào thời điểm nào.

có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh

Có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh không?

Trên thực tế, tóc máu có vai trò bảo vệ, giữ ấm mái đầu còn non nớt của các bé và sẽ tự rụng dần sau một thời gian. Vậy nên, việc giữ lại tóc máu hoặc cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh không thực sự cần thiết. Hơn nữa, nếu máu tóc của bé không quá dày mà vẫn đảm bảo bảo vệ được đầu của bé, không cản trở sinh hoạt của bé thì không ảnh hưởng gì cả nếu cắt hay giữ.

Một số ý kiến cho rằng, khi ba mẹ cắt tóc máu sẽ làm cho lớp tóc mọc sau của bé được dày và đen hơn. Nhưng đây chỉ là quan niệm dân gian và chưa hề có cơ sở khoa học nào chứng minh là đúng.

Đặc biệt là do tính chất tóc của trẻ bị ảnh hưởng bởi gen di truyền cùng cách chăm sóc của ba mẹ, chứ không phải phụ thuộc vào cách xử lý tóc máu. Vì tóc máu không có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nên ba mẹ có thể cắt tỉa những sợi tóc dài vướng víu, tránh để bé khó chịu.

Trong trường hợp tóc máu của bé mỏng và thưa thớt thì ba mẹ cũng thắc mắc không cắt tóc máu cho bé có sao không. Thực tế trong tình huống này không nên cắt tóc máu của bé vì sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả giữ ấm và bảo vệ thóp của trẻ. Nếu ba mẹ cắt tóc, cũng phải thao tác thật cẩn thận để tránh làm tổn thương vùng da đầu non nớt của trẻ.

3. Khi nào nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh?

Hiện nay vẫn có nhiều gia đình theo các quan niệm truyền thống, nên sẽ cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh. Khi đó gia đình rất quan tâm đến thời điểm cắt tóc máu vì muốn không gây các ảnh hưởng tới sức khỏe và để tóc lại mọc nhanh. Vậy khi nào cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh?

Nếu kết hợp với kiến thức khoa học hiện đại thì có 2 thời điểm thích hợp để cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh là: Cắt tóc máu trong 1 năm đầu đời và cắt tóc lần kế tiếp sau đó cho trẻ sơ sinh.

Có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh không?

Khi nào nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh?

Theo các quan niệm dân gian, đây chính là lúc “đốt vía”, cắt tóc sài cho trẻ, với mong muốn mang đến sự may mắn cho con trẻ. Cũng có nơi quan niệm rằng thời điểm lý tưởng nhất để cắt tóc máu cho bé chính là khi bé đủ 3 tháng 10 ngày từ khi sinh ra.

Tuy nhiên, ba mẹ cũng phải chú ý đến tình trạng cơ thể của bé và tốc độ phát triển của tóc. Có những bé sở hữu lượng tóc dày, nhanh dài thì nên cắt để bé không bị vướng víu. Nhưng nếu bé có làn da nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các thay đổi đột ngột thì không nên cắt tóc máu nếu bé chưa đủ 5 tháng tuổi.

Khi bé trên 1 tuổi thì ba mẹ có thể thường xuyên cắt tóc. Cứ khoảng 6 – 8 tuần thì gia đình nên tỉa tóc cho các bé trai. Đối với các bé gái, ba mẹ có thể áp dụng tương tự, nhưng nếu bé thích để tóc dài thì có thể giữ nguyên.

Ngoài ra, ba mẹ tránh cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh vào thời điểm bé vừa mới ngủ dậy, đang còn ngái ngủ, đang bực bội, khóc lóc hoặc khi vừa ốm dậy còn mệt mỏi. Đây là những lúc mà bé dễ cáu giận, không mấy vui vẻ khi bị cắt tóc, thậm chí còn sợ hãi và khó chịu.

4. Cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh ngày nào tốt? 14 ngày vượng cắt tóc máu cho bé

Cắt tóc xem ngày không chỉ là một quan niệm được áp dụng cho người lớn mà còn dành cho cả trẻ nhỏ, nhất là với trường hợp cần cắt tóc máu trẻ sơ sinh. Vậy nên, ba mẹ Việt Nam rất chú ý tới việc chọn ngày cắt tóc có đẹp hay không.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cắt tóc cho bé trai, bé gái đơn giản tại nhà

Cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh ngày nào tốt?

Cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh ngày nào tốt?

Theo sách Ngọc Hạp Thông Thư, là cuốn sách dùng để chia sẻ những ngày tốt xấu của người Trung Quốc thì có 14 ngày vượng cắt tóc máu cho bé, là 3, 4, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 16, 19, 26, 29, 25 Âm lịch. Đây là những ngày được xem là Cát tinh, có chứa những luồng năng lượng tích cực, mang đến điều may mắn cho bé, cụ thể là:

  • Cắt tóc máu ngày mùng 3 sẽ vui vẻ cả ngày.
  • Chọn ngày mùng 4 cắt tóc để bé nhận lộc trời cho
  • Mùng 7 cắt tóc máu giúp con yêu khỏe mạnh.
  • Gia đình cắt tóc máu ngày mùng 8 cho bé trường thọ.
  • Ngày mùng 9 cắt máu cho bé để nhận điều tốt đẹp về mọi mặt.
  • Tài lộc sẽ đến với bé nếu gia đình chọn ngày mùng 10 cắt tóc máu.
  • Ngày 11 Âm lịch cắt tóc máu để em bé thông minh, trí tuệ.
  • Cắt tóc máu ngày 13 Âm lịch cũng giúp bé nhận nhiều điều tốt đẹp về mọi mặt.
  • May mắn đến với bé được cắt tóc máu các ngày 19, 26 và 29.
  • Chọn ngày 25 Âm lịch để cắt tóc máu cho bé, giúp con có nhiều tài lộc và phúc đức.

Bên cạnh những ngày đẹp để cắt tóc máu thì có những ngày đại kỵ, cần phải tránh. Đó chính là các ngày đầu tháng và ngày cuối tháng. Theo quan niệm dân gian, nếu cắt tóc vào những ngày này sẽ có nhiều âm khí, khiến cho vận số của bé bị ảnh hưởng, bé thường xuyên quấy khóc.

5. Một số câu hỏi liên quan đến tóc máu của bé

Có nhiều ba mẹ rất băn khoăn về các vấn đề liên quan tóc máu của bé. Moaz BéBé thường gặp nhất là những câu hỏi như sau. Nếu ba mẹ có chung thắc mắc, xin mời tham khảo để áp dụng nhé.

5.1 Trẻ sơ sinh bao lâu rụng tóc máu?

Cấu trúc của tóc máu ở trẻ sơ sinh cũng tương tự như người lớn. Vì thế các sợi tóc cũng trải qua quá trình phát triển tự nhiên, mọc từ khi còn trong bụng mẹ và rồi rụng đi một cách tự nhiên. Tuy nhiên thời điểm rụng tóc sẽ không diễn ra đồng thời. Sợi nào mọc trước sẽ rụng trước.

Trẻ sơ sinh bao lâu rụng tóc máu?

Trẻ sơ sinh bao lâu rụng tóc máu?

Thời điểm tóc máu của trẻ sơ sinh bắt đầu rụng chính là vào khoảng tháng tuổi thứ 3. Đây là thời điểm trẻ sơ sinh thay tóc mới do sự sụt giảm các hormon nội tiết mà mẹ truyền cho con khi mang thai. Sau đó, tóc sẽ mọc lại ở khoảng tháng thứ 3 đến 7. Và đến năm 2 tuổi thì mái tóc của bé mới thực sự dày đẹp như bình thường. Lúc này ba mẹ có thể xác định được đặc tính mái tóc của bé khi trưởng thành, ví dụ như sẽ thẳng mượt hoặc xoăn hoặc màu sắc đen, nâu, … tùy thuộc vào giới tính, di truyền cũng như sức khỏe.

Còn trong thời điểm rụng tóc máu, tóc sẽ rụng thành 1 vòng tròn ở khu vực sau gáy, tạo nên một hình vành mũ xung quanh đầu. Đó là lý do dân gian gọi đây là hiện tượng rụng tóc vành khăn. Đây là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường, chứ không phải rụng tóc bệnh lý, nên ba mẹ không cần phải lo lắng.

5.2 Tóc máu có ảnh hưởng đến sự phát triển tóc sau này?

Theo các nghiên cứu khoa học, đặc điểm của tóc trẻ phụ thuộc vào yếu tố di truyền và phần nào cách chăm sóc của ba mẹ. Tóc đen hay nâu, thẳng hay xoăn đều phụ thuộc di truyền.

Tóc máu vốn chỉ là lớp bảo vệ vùng da đầu còn non nớt, nên việc cắt tóc máu không ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển của tóc. Cắt tóc máu không thể tác động để thay đổi màu sắc, tính chất của tóc trẻ sau này, cũng không thể làm cho tóc của trẻ mọc nhanh hơn hay chậm lại.

Tóc máu có ảnh hưởng đến sự phát triển tóc sau này?

Tóc máu có ảnh hưởng đến sự phát triển tóc sau này?

Tuy nhiên, việc mái tóc của trẻ sau này có khỏe, dày và mượt hay không lại do cách chăm sóc của ba mẹ, như liên quan đến dầu gội hoặc chế độ ăn uống của trẻ, … Vì thế, thay vì quá lo lắng về vấn đề cắt tóc máu của trẻ sơ sinh, ba mẹ nên chú trọng hơn cách ăn uống và những dưỡng chất dành cho trẻ.

5.3 Làm sao để trẻ sơ sinh nhiều tóc?

Dù việc cắt tóc máu không thể tác động đến độ dày mượt của tóc trẻ em sau này, nhưng ba mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tóc để sau này con có mái tóc đẹp, dày và óng mượt. Dưới đây là một số cách có hiệu quả và an toàn với các con:

Sử dụng dầu dưỡng để massage da đầu cho bé, giúp bé thêm thư giãn, thoải mái tinh thần. Máu sẽ lưu thông tốt hơn và giữ ấm da đầu để kích thích mọc tóc. Mẹ có thể dùng các loại dầu dưỡng như dầu dừa, dầu quả hạnh, dầu ô liu, dầu thầu dầu, …

Làm sao để trẻ sơ sinh nhiều tóc?

Làm sao để trẻ sơ sinh nhiều tóc?

Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt nên có các loại thực phẩm như trứng, hạnh nhân, quả óc chó, cà rốt, cá hồi, bí ngô, … Cùng với đó là những loại vitamin D, E, B7 và vitamin B12 trong chế độ ăn.

Ba mẹ lựa chọn những loại dầu gội dịu nhẹ cho bé và massage nhẹ nhàng da đầu cho bé trước khi gội. Có thể ưu tiên những loại dầu gội tự nhiên như kết hợp bơ, mật ong sữa dừa, mật ong với dầu giấm … theo các mẹo dân gian.

Không nên chải tóc cho con quá mạnh và nên hạn chế việc chải đầu liên tục. Tuy nhiên ba mẹ phải ghi nhớ chải tóc cho con trước và sau khi gội một cách nhẹ nhàng, dùng các loại lược mềm để lưu thông máu, giúp tóc con không bị khô rối.

5.4 Mẹo cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh

Khi cắt tóc máu cho các bé, ba mẹ có thể áp dụng một số mẹo như sau để quá trình diễn ra suôn sẻ và dễ dàng:

Mẹo cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh

Mẹo cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh

  • Sử dụng bộ tông đơ cắt tóc cho bé chuyên dụng, với âm thanh êm dịu, không ồn ào để bé cảm thấy thoải mái và phối hợp.
  • Không cắt tóc cho các bé khi đang ốm, vừa ốm dậy, vừa ngủ dậy, khi đang ngủ, khi đang cáu gắt.
  • Sau khi cắt tóc cho bé, nên tắm lại bằng nước ấm để làm sạch các sợi tóc gãy.
  • Tránh cắt tóc vào ngày giá lạnh.
  • Nếu tóc bé không dày, cơ địa bé không tốt, nên cắt tóc máu sau khi bé được 1 tuổi.

>> Xem thêm: Tông đơ cắt tóc trẻ em loại nào tốt? Review top 6 sản phẩm đáng mua nhất

Với những chia sẻ trên, ba mẹ đã biết được có nên giữ lại tóc máu của trẻ sơ sinh hay không và các mẹo hay khi chăm sóc tóc cho con yêu. Vì thế, xin mời ba mẹ cùng tham khảo để áp dụng sao cho hiệu quả.

Đánh giá bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý