SELECT MENU

Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Biểu hiện của trẻ thông minh

Cao Thao - - 4

Bé 3 tháng tuổi là cột mốc quan trọng đánh dấu nhiều thay đổi trong quá trình phát triển của trẻ khiến bố mẹ bất ngờ: Trẻ ít khóc hơn, phản ứng nhanh – linh hoạt – đa dạng hơn, bố mẹ có thể thấy trẻ khôn lớn hơn mỗi ngày. Vậy trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Những biểu hiện nào cho thấy con bạn là đứa trẻ thông minh? Bài viết dưới đây của Moaz BéBé sẽ giúp mẹ giải đáp các thắc mắc trên và chia sẻ các cách dạy trẻ 3 tháng tuổi thông minh – phát triển toàn diện, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì?

Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, sự tăng trưởng về thể chất là biểu hiện rõ ràng nhất giúp mẹ đánh giá trẻ có phát triển tốt hay không. Thông thường, trẻ được 3 tháng tuổi cân nặng sẽ gấp đôi so với lúc mới sinh và chiều cao của trẻ cũng có sự phát triển vượt trội.

>>Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết lật? Cách tập cho bé lật an toàn, thành công

Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì?

Bé 3 tháng tuổi thường đã biết làm gì?

Dưới đây là cân nặng và chiều cao đạt chuẩn của trẻ sơ sinh khi được 3 tháng tuổi theo thông tin từ bộ Y tế:

  • Bé trai: Cân nặng đạt khoảng 6.4 kg. Chiều cao đạt khoảng 61.4 cm
  • Bé gái: Cân nặng đạt khoảng 5.9 kg. Chiều cao đạt khoảng 59.8 cm

Với những trẻ phát triển bình thường, khi trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Dưới đây là một số kỹ năng mà trẻ 3 tháng tuổi có thể làm được:

1.1 Kiểm soát đầu và cổ tốt hơn

3 tháng tuổi là cột mốc quan trọng đánh dấu bé có thể hoàn toàn kiểm soát được phần đầu và cổ của mình. Nhờ vào những lần trẻ tập nằm sấp, tập lẫy,… giờ đây trẻ đã có thể ngẩng đầu 90 độ trong tư thế nằm sấp. Trẻ cũng đã có thể quay đầu về hướng có âm thanh hoặc hình ảnh thu hút sự chú ý.

1.2 Trẻ có thể giao tiếp bằng âm thanh (hay còn gọi là hóng chuyện)

Giọng nói, âm thanh, tiếng nhạc,… ở xung quanh cũng khiến trẻ cảm thấy hứng thú. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh có xu hướng thích giọng nói của phụ nữ hơn nam giới. Và khi trẻ đạt 3 tháng tuổi con đã nghe được giọng nói quen thuộc của mẹ hoặc các giai điệu lặp đi lặp lại của một bài hát ru.

Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì?

Trẻ 3 tháng tuổi đã có thể giao tiếp bằng âm thanh

Đặc biệt, trẻ đã phát ra một số từ như “ah”, “ohh” và tỏ vẻ thích thú mỗi khi nhận ra âm thanh quen thuộc. Đây như phản xạ đáp lại trong quá trình giao tiếp âm thanh của trẻ.

1.3 Linh hoạt trong việc cầm nắm

Nếu ở 2 tháng tuổi bàn tay trẻ chỉ thực hiện được hai hành động là nắm thành nắm đấm và mở bàn tay thì sang 3 tháng tuổi trẻ đã phát triển được khả năng phối hợp linh hoạt giữa việc cầm nắm và mắt nhìn. Trẻ đã bắt đầu muốn cầm và cố gắng lấy được đồ chơi và nắm chặt chúng.

1.4 Thị giác phát triển tốt

Mặc dù trẻ có thể nhìn thấy màu sắc ngay từ khi mới sinh với 2 tone màu cơ bản đen – trắng nhưng khi được 3 tháng tuổi, não bộ của trẻ dần phát triển và hoạt động hiệu quả bằng cách phân biệt màu sắc và hướng theo sự di chuyển. Trẻ sẽ tỏ ra thích với các loại tranh ảnh có màu sắc sặc sỡ cùng các chi tiết phức tạp.

Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì?

Bé 3 tháng tuổi đã có thị giác phát triển tốt

Bên cạnh đó, ở giai đoạn này trẻ đã bắt đầu nhận diện được khuôn mặt của người thân trong gia đình và có xu hướng đưa mắt tìm kiếm bố, mẹ,… mỗi khi nghe thấy giọng nói quen thuộc hoặc thèm bú.

1.5 Phản xạ linh hoạt khi được tác động

3 tháng tuổi trẻ đã biết lắng nghe giọng nói và quan sát khuôn mặt của người đối diện khi giao tiếp. Trẻ có thể cười khi nhìn thấy khuôn mặt quen thuộc của bố mẹ và khua tay khua chân thể hiện niềm vui khi được tương tác với bố mẹ.

2. Biểu hiện của trẻ 3 tháng tuổi thông minh

Mỗi đứa trẻ đều phát triển theo nhịp độ riêng tùy vào gen di truyền, thể trạng và môi trường sống. Nhưng nếu trong quá trình chăm sóc, mẹ thấy con có những biểu hiện sau thì rất có thể bé là đứa trẻ thông minh:

Biểu hiện của trẻ 3 tháng tuổi thông minh

Những biểu hiện của bé 3 tháng tuổi thông minh

2.1 Linh hoạt trong việc cầm nắm

Khác hẳn với biểu hiện khi ở 2 tháng tuổi, bàn tay trẻ chỉ duỗi thẳng hoặc co lại thành nắm đấm. Sang 3 tháng tuổi trẻ đã phát triển được khả năng phối hợp linh hoạt giữa việc cầm nắm và mắt nhìn. Trẻ đã bắt đầu muốn cầm hoặc cố gắng lấy được đồ chơi trước mắt và nắm chặt chúng.

2.2 Trẻ thích tò mò và khám phá những thú xung quanh

Những đứa trẻ thông minh, não bộ thường có sự tập trung cao độ. Do đó, mẹ có thể phát hiện sớm, con mình có là đứa trẻ thông minh hay không ngay từ khi được 3 tháng tuổi qua cách quan sát.

Nếu thấy trẻ hay nhìn chằm chằm vào một vật hoặc một khuôn mặt của ai đó trong thời gian dài và tỏ ra tò mò, rất muốn được cầm nắm hoặc tương tác thì đây là dấu hiệu cho thấy con của bạn có thể là một đứa trẻ thông minh.

2.3 Phản ứng nhanh nhẹn – linh hoạt

Khi nghe thấy giọng nói của bố mẹ, hoặc giai điệu hát ru quen thuộc bé có phản ứng hướng mình về phía âm thanh ngay lập tức và mỉm cười, thể hiện sự thích thú.

Biểu hiện của trẻ 3 tháng tuổi thông minh

Biểu hiện của trẻ thông minh qua các phản ứng linh hoạt

Đây chính là cách những đứa trẻ 3 tháng tuổi thông minh tiếp nhận và đáp lại nhanh chóng các hiện tượng, vấn đề xảy ra xung quanh.

2.4 Âm thanh phong phú, đa dạng

Những đứa trẻ thông minh, não bộ thường phát triển nhanh nhạy. Ngoài việc phản ứng nhanh với các âm thanh qua sự chuyển động của cơ thể, trẻ cũng biết cách thể hiện sự tương tác của mình thông qua ngôn ngữ riêng bằng các âm thanh đơn giản.

2.5 Thể hiện biểu cảm phong phú

Ngoài sử dụng ngôn ngữ cơ thể để biểu lộ niềm vui như bao đứa trẻ khác, những em bé thông minh còn biết thể hiện cảm xúc riêng của mình qua việc thay đổi biểu cảm trên khuôn mặt như: ánh mắt tròn xoe thể hiện sự ngạc nhiên hoặc quấy khóc, ưỡn mình khi gặp người lạ, mếu máo mỗi khi muốn được mẹ ôm ấp hoặc khóc lớn khi ở một mình và muốn mẹ chú ý.

3. Cách dạy trẻ 3 tháng tuổi thông minh, phát triển toàn diện

Ngoài việc tìm hiểu trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì và các dấu hiệu nhận biết bé là đứa trẻ thông minh. Bố mẹ cũng cần hỗ trợ trẻ phát triển được các kỹ năng về thể chất và não bộ trong giai đoạn này.

Cách dạy trẻ 3 tháng tuổi thông minh

Cách dạy bé 3 tháng tuổi thông minh phát triển toàn diện

Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ giúp trẻ 3 tháng tuổi phát triển toàn diện:

  • Hỗ trợ trẻ trong các hoạt động vận động giúp phần cổ và đầu trở nên cứng cáp
  • Khuyến khích trẻ tiếp xúc với các loại đồ vật, tranh ảnh nhiều màu sắc, hình dạng để kích thích tư duy não bộ
  • Tương tác với trẻ thường xuyên để tăng khả năng giao tiếp và phản ứng của trẻ

4. Các câu hỏi liên quan đến sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

3 tháng tuổi là giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ với những thay đổi liên quan đến thể chất và trí não. Vì thế, ở giai đoạn này bố mẹ rất quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và theo dõi sát sao quá trình phát triển của trẻ.

Dưới đây là một số câu hỏi bố mẹ thường hay thắc mắc khi trẻ được 3 tháng tuổi:

Trẻ 3 tháng tuổi biết lật chưa?

Theo ý kiến từ các chuyên gia, thông thường trẻ từ 3 tháng – 4 tháng tuổi sẽ biết lật. Tuy nhiên, đây chỉ là khoảng thời gian tham khảo vì mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau và còn tùy thuộc vào việc tập luyện phần cổ và đầu của trẻ ở giai đoạn trước đó.

Trẻ 3 tháng tuổi ăn dặm được chưa?

Trẻ 3 tháng tuổi, hệ tiêu hóa và các cơ quanh miệng phục vụ cho việc nhai – nuốt chưa phát triển hoàn thiện nên cho trẻ ăn dặm từ 3 tháng tuổi là điều không nên.

>>Xem thêm: Cữ ăn của trẻ sơ sinh theo tuần tuổi chuẩn khoa học

Trẻ 3 tháng tuổi ăn dặm được chưa? 

Bé 3 tháng tuổi có thể ăn dặm được chưa?

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới WHO, trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi sữa là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ gây ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa và cơ thể trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu chất, còi xương và suy dinh dưỡng,…

Lịch ăn ngủ của trẻ 3 tháng tuổi chuẩn khoa học

Để trẻ phát triển toàn diện, bố mẹ có thể tham khảo lịch ăn ngủ của trẻ 3 – 4 tháng tuổi chuẩn khoa học dưới đây:

Thời gian Hoạt động của trẻ
7h00 Trẻ thức dậy và bú sữa mẹ/ sữa công thức theo nhu cầu và chơi cùng con
8h30 – 10h30 Mẹ cho trẻ đi ngủ, nếu trẻ thức dậy sớm hơn mẹ có thể dỗ dành cho trẻ ngủ tiếp đến khi hết khoảng thời gian khuyến cáo
10h30 Mẹ cho trẻ ti mẹ hoặc ti bình và chơi cùng con
12h00- 14h00 Mẹ cho bé ngủ giấc thứ 2 trong ngày
14h00 Đánh thức trẻ dậy ti bình /ti mẹ và mẹ chơi cùng con
15h30 – 17h00 Mẹ cho trẻ ngủ giấc thứ 3 trong ngày. Thời gian ngủ lý tưởng nhất là  1.5 giờ – 2 giờ
17h00 Đánh thức trẻ dậy ti bình /ti mẹ và mẹ chơi cùng con
18h00 – 18h30 Cho trẻ ngủ giấc ngắn khoảng 20 – 30 phút
19h30 Mẹ cho trẻ ăn bữa cuối trong ngày và đi ngủ đêm

Lưu ý: Mỗi đêm bé có thể thức dậy ăn 1 – 2 bữa, mỗi bữa cách nhau khoảng 3.5 giờ – 4 giờ

>>Xem thêm: Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm: Bé ăn ngon, tăng cân đều

Trên đây là các chia sẻ của Moaz BéBé xoay quanh các vấn đề liên quan đến sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi. Hy vọng, đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp mẹ giải đáp được các thắc mắc như: Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Biểu hiện của trẻ 3 tháng tuổi thông minh là gì? Đừng quên theo dõi các bài viết của Moaz BéBé thường xuyên để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nữa nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý