Trẻ 4 tháng biết làm gì? Mốc phát triển quan trọng cha mẹ cần biết
Khi được 4 tháng tuổi, bé có những sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất và nhận thức. Vì thế, trong giai đoạn này, ba mẹ cần tìm hiểu xem trẻ 4 tháng biết làm gì, để hỗ trợ bé phát triển toàn diện nhất.
1. Trẻ 4 tháng biết làm gì? Mốc phát triển quan trọng của bé
Vào 4 tháng tuổi, bé có những sự thay đổi mạnh mẽ về các kỹ năng và khả năng nhận thức. Ba mẹ có thể chú ý để phát hiện bé có khả năng làm được những điều sau:
1.1 Kỹ năng vận động của trẻ 4 tháng
Khi bé được 4 tháng tuổi, sẽ phát triển những kỹ năng vận động như là:
- Bé nằm ngửa trên giường có thể tự khép 2 tay lại và đặt trước ngực, 2 tay nắm lấy nhau, đôi khi còn biết đung đưa chân.
Khi bé nằm sấp có thể đưa cánh tay về phía trước, ngóc đầu lên để nhìn người khác và những điều có thể gây chú ý mà không cần trợ giúp. Hơn nữa bé có thể lật người bị động và lăn trở lại vị trí nằm ngửa không tự chủ. - Nếu đỡ lấy ngực, bụng của bé và giữ bé ở trạng thái lơ lửng thì đầu, chân và phần thân của bé có thể ngang bằng nhau.
- Khi ba mẹ đỡ bé ngồi dậy, đầu của bé thường có xu hướng gập về trước. Nếu lắc lư thân hình bé, đầu bé thỉnh thoảng cũng lắc lư nhưng cơ bản đã biết cách giữ ổn định.
- Nếu ba mẹ đặt bé đứng trên mặt phẳng cứng, bé có thể dồn lực xuống chân.
- Ngoài ra, bé có thể biết cách chủ động nắm lấy đồ chơi có tay cầm và lắc lư trên tay.
- Khi di chuyển đồ đạc trước mặt bé, mắt bé sẽ di chuyển theo.
- Lúc đắp chăn mỏng cho bé, hai tay của bé có thể kéo chăn.
- Nếu có sự chống đỡ, bé có thể ngồi thẳng khoảng 10 – 15 phút và giữ đầu ổn định, lưng đã chắc chắn.
1.2 Phát triển giác quan và nhận thức
Khi bé được 4 tháng tuổi, bé đã có nhận thức về sự tương phản màu sắc, có thể nhìn khắp phòng, nhưng vẫn thích nhìn gần hơn. Đôi mắt của bé sẽ di chuyển theo các chuyển động của vật thể hoặc những người ở xung quanh.
Bé cũng biết cách thể hiện sự vui buồn cho bố mẹ và người chăm sóc xem. Bé có thể phản ứng lại với những âm thanh hay hình ảnh tác động tới bản thân.
Bé được 4 tháng tuổi sẽ thực hiện các hành động với đồ vật bằng 1 tay, nhìn đồ chơi và đưa tay ra để cầm nắm. Nếu nắm đồ vật trong tay thì có thể cho vào miệng để thử xem đó là gì.
Bé biết cách chăm chú gương mặt người khác. Bé có thể nhận ra người thân và đồ vật ở một khoảng cách nhất định.
1.3 Kỹ năng giao tiếp và cảm xúc
Các bé 4 tháng tuổi đã có thể biểu lộ cảm xúc, cười với người khác, bắt chước những biểu cảm và chuyển động gương mặt người khác như cau mày. Bé có thể thích chơi với người khác và nếu không được chơi tiếp sẽ khóc lóc khó chịu.
Bé bắt đầu học nói bằng cách bập bẹ, phát âm theo cảm xúc hoặc bắt chước âm thanh bé nghe thấy. Nếu bé nhìn thấy một gương mặt quen thuộc, bé sẽ cười tự phát và phát ra âm thanh.
Lúc bé nhìn thấy hình ảnh của mình khi soi gương, bé sẽ tự cười nói và điều chỉnh phản ứng với người khác. Lúc bé bú, bé sẽ đặt hai tay lên bầu vú mẹ hoặc bình sữa như một cách giao tiếp riêng.
2. Cách hỗ trợ bé 4 tháng tuổi phát triển toàn diện
Để bé được 4 tháng tuổi có thêm nhiều cơ hội phát triển toàn diện, thông minh hơn, ba mẹ có thể áp dụng những biện pháp như sau:
Ba mẹ theo dõi và chú ý tới những giác quan của bé. Ví dụ như ba mẹ có thể cho bé chơi với một số món đồ chơi an toàn để kích thích giác quan của bé cùng phát triển.
Đồng thời ba mẹ nên đưa bé đi dạo, đến khu vui chơi, gặp gỡ nhiều người, … để con được quan sát nhiều hơn.
>>Xem thêm: Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Biểu hiện của trẻ thông minh
Ba mẹ hãy giao tiếp với bé nhiều hơn, để bé có thể phát triển kỹ năng giao tiếp.
Giúp bé nhận thức với những món đồ mới, để tiếp nhận thêm nhiều điều mới và dễ dàng khám phá về xung quanh.
Ba mẹ hãy đọc sách cho con nghe, để bé có thể phát triển kỹ năng nghe và các cảm xúc cá nhân. Hãy thường xuyên trò chuyện với các bé để tạo nên cảm giác hưng phấn và muốn tương tác ở trẻ.
Dạy cho trẻ nghe những âm thanh độc đáo, mang cảm giác vui vẻ để kích thích bé cười, nhờ vậy có thể rèn luyện kỹ năng nghe và nói.
Ba mẹ cũng có thể thử cho bé ăn dặm từ khi bé 4 tháng tuổi, vì đây là cách giúp bé nếm được nhiều mùi vị mới hơn để phát triển vị giác và khứu giác. Tuy nhiên nên lựa chọn thận trọng để cho bé đảm bảo sự an toàn.
Nếu như bé mới chỉ có 4 tháng tuổi thì không nên cho bé ăn cháo hay bột, mà có thể thử một số loại trái cây ép nhuyễn lấy nước. Lượng thức ăn cũng rất ít, hầu như là để bé thử cảm giác mới lạ mà thôi.
3. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi
Trong quá trình chăm sóc bé 4 tháng tuổi, ba mẹ cần lưu ý nhiều vấn đề, trong đó phải chú ý nhất là:
Không để bé nằm ngủ sai tư thế, dễ dàng bị ngạt thở, khó chịu, ảnh hưởng sự phát triển của hệ xương khớp và chiều cao, cũng như có dẫn đến tăng nguy cơ bị SIDS. Tư thế nằm nghiêng là phù hợp, ngoài ra nên cho bé thử nằm sấp khi thức giấc và theo dõi kỹ cũng như không duy trì một tư thế quá dài.
Nên để cho bé chơi đồ chơi, nhưng phải chọn loại chất liệu an toàn, không gây nguy hiểm cho bé, đặc biệt là không chứa BPA, phthalate, hương liệu tổng hợp. Nên tiệt trùng đồ chơi sạch sẽ bằng máy tiệt trùng để bảo vệ bé tránh khỏi những tác nhân gây hại.
Không nên cho bé xem tivi, điện thoại hay máy tính nhiều. Thời gian tối đa là 15 – 30 phút mỗi ngày.
Hy vọng với những thông tin trên, ba mẹ đã hiểu rõ trẻ 4 tháng biết làm gì và cách chăm sóc phù hợp. Xin mời các ba mẹ áp dụng để bé thông minh, lớn khôn an toàn.