Trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa? Thực đơn ăn dặm tốt nhất cho trẻ theo tháng tuổi
Trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa? Đây là thắc mắc của nhiều bố mẹ khi trẻ đạt mốc 5 tháng tuổi. Việc cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm, đúng cách sẽ mang đến cho trẻ nguồn năng lượng dồi dào giúp trẻ phát triển toàn diện. Vậy trẻ 5 tháng tuổi có nên tập ăn dặm hay không? Hãy cùng Moaz BéBé tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1. Có nên cho trẻ ăn dặm sớm từ 3 tháng tuổi hay không?
3 tháng tuổi là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển nhanh chóng cả về não bộ và thể chất. Vì thế, ở giai đoạn này con có nhu cầu về dinh dưỡng cao hơn. Đây cũng là lý do, nhiều mẹ khi chăm con ở tháng tuổi này thường nôn nóng suy nghĩ đến việc có nên cho trẻ ăn dặm hay không? vì sợ sữa mẹ không đủ đáp ứng năng lượng cho trẻ phát triển toàn diện. Vậy trẻ 3 tháng tuổi ăn dặm được chưa?
Đã có nhiều tổ chức y tế trong và ngoài nước khuyến cáo rằng, việc cho trẻ tập làm quen với ăn dặm chỉ nên thực hiện khi trẻ được 6 tháng tuổi. Như vậy, trẻ 3 tháng tuổi vẫn còn quá nhỏ để mẹ tập ăn dặm cho con.
Dưới đây là một số lý do mẹ nên cân nhắc trước khi quyết định có nên cho trẻ ăn dặm từ 3 tháng tuổi hay không?
- Giai đoạn trẻ từ 1 – 6 tháng tuổi sữa mẹ hoặc sữa công thức có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ để trẻ phát triển toàn diện
- Khi trẻ được 3 tháng tuổi, hệ tiêu hóa và các cơ miệng hỗ trợ cho việc nhai – nuốt thức ăn chưa hoàn thiện. Nên cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa và cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng. Khi đó, trẻ rất dễ bị thiếu chất gây còi xương và suy dinh dưỡng
- Trẻ rất dễ bị mắc nghẹn nếu chưa sẵn sàng trong việc tiếp nhận các chất đặc vào cơ thể
- Trẻ dễ bị chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy,…
Ngoài ra, còn rất nhiều rủi ro tiềm ẩn khác khi cho trẻ ăn dặm từ 3 tháng tuổi nên mẹ cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định cho trẻ ăn dặm sớm.
2. Trẻ 4, 5 tháng ăn dặm được chưa?
Theo khuyến nghị của Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ, trẻ nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng có rất nhiều trẻ từ 4, 5 tháng tuổi đã bắt đầu có những dấu hiệu muốn ăn dặm như:
- Chú ý tới thức ăn và sẵn sàng mở miệng to khi mẹ đưa thức ăn đến gần
- Bắt đầu có phản xạ dùng lưỡi tém thức ăn từ thìa vào miệng của mình thay vì nhả ra như những tháng trước
- Cân nặng tăng gấp đôi lúc mới sinh
- Có thể tự mình giữ thẳng đầu, cổ ở vị trí ổn định khi con ngồi vào ghế ăn
Trẻ 4 tháng tuổi có thể tập làm quen với các loại thức ăn loãng như cháo trắng, các loại cháo rau củ xay mịn,… Khi trẻ 5 tháng tuổi, mẹ có thể chuyển cho bé sang cháo đặc với các loại rau củ và thực phẩm lành tính. Tuy nhiên, dù ở tháng tuổi nào mẹ cũng cần quan sát phản ứng cơ thể trẻ để có những điều chỉnh kịp thời.
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo các phương pháp ăn dặm như: ăn dặm tự chỉ huy, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống,… Hãy lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp nhất với lịch sinh hoạt của trẻ.
3. Thực đơn gợi ý cho trẻ 4, 5 tháng tuổi
Với những bố mẹ cho trẻ tập ăn dặm sớm theo kiểu truyền thống từ 4 – 5 tháng tuổi cần chú ý đến việc xây dựng thực đơn cho trẻ sao cho đúng cách và chuẩn khoa học để bảo vệ hệ tiêu hóa, sức khỏe cho trẻ tốt nhất.
3.1 Các loại thực phẩm trẻ 4, 5 tháng tuổi có thể ăn được
Dưới đây là một số loại thực phẩm bố mẹ có thể lựa chọn để trẻ 4, 5 tháng tuổi tập làm quen với việc ăn dặm:
- Nhóm tinh bột: các loại bột gạo, cháo loãng hoặc ngũ cốc giàu sắt xay nhuyễn
- Nhóm vitamin: Gồm các loại trái cây, rau củ như cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh,…
- Nhóm protein: Bé có thể ăn với số lượng vừa phải các loại thịt, cá, trứng,… những thực phẩm lành tính. Không nên cho trẻ ăn các loại hải sản, con rất dễ bị dị ứng hoặc tiêu chảy,…
3.2 Gợi ý thực đơn cho trẻ 4,5 tháng tuổi
Với trẻ 4,5 tháng tuổi, ăn dặm được xem là ăn bữa phụ cho trẻ tập làm quen nên mẹ chỉ nên cho trẻ ăn 1 bữa/ngày. Và thời gian cho trẻ ăn dặm tốt nhất là vào khoảng 10h sáng mỗi ngày.
>>Xem thêm: Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm: Bé ăn ngon, tăng cân đều
Nếu vẫn chưa biết xây dựng thực đơn cho trẻ 4, 5 tháng tuổi như nào? mẹ có thể tham khảo thực đơn Moaz BéBé gợi ý dưới đây:
Thực đơn tuần 1
(7 ngày làm quen với cháo trắng) |
Ngày 1: 1 thìa cháo trắng/ngày
Ngày 2: 1 thìa cháo trắng/ngày Ngày 3: 1 thìa cháo trắng/ngày Ngày 4: 1 thìa cháo trắng/ngày Ngày 5: 1 thìa cháo trắng/ngày Ngày 6: 1 – 2 thìa cháo trắng/ngày Ngày 7: 1 – 2 thìa cháo trắng/ngày |
Thực đơn tuần 2
(7 ngày làm quen với cháo rây và rau củ quả) |
Ngày 1: 3 thìa cháo trắng + ½ thìa bí đỏ xay nhuyễn
Ngày 2: 3 thìa cháo trắng + ½ thìa cà rốt xay nhuyễn Ngày 3: 4 thìa cháo trắng + 1 thìa bí đỏ xay nhuyễn Ngày 4: 4 thìa cháo trắng + 1 thìa cà rốt xay nhuyễn Ngày 5: 4 thìa cháo trắng + ½ thìa bí đỏ + ½ thìa cà rốt xay nhuyễn Ngày 6: 4 thìa cháo trắng + ½ thìa cà rốt + khoai tây xay nhuyễn Ngày 7: 5 thìa cháo trắng + 2 thìa bí đỏ + 1 thìa bắp cải xay nhuyễn |
Thực đơn tuần 3
(Tăng dần lượng cháo ăn dặm cho trẻ) |
Ngày 1: 45 – 50ml cháo cà rốt
Ngày 2: 40ml cháo cà chua Ngày 3: 45 -50 ml cháo khoai tây Ngày 4: 45 -50ml cháo bí đỏ Ngày 5: 45 -50ml cháo khoai lang + táo Ngày 6: 50ml cháo táo Ngày 7: Cháo sữa bánh mì |
Thực đơn tuần 4
(7 ngày cho trẻ tập làm quen với các loại thịt, cá lành tính) |
Ngày 1: Cháo thịt heo + rau ngót
Ngày 2: Cháo trứng gà Ngày 3: Cháo thịt bò Ngày 4: Cháo thịt heo + cà rốt Ngày 5: Cháo thịt bò + cải bó xôi Ngày 6: Cháo thịt bò + khoai tây Ngày 7: Cháo chim bồ câu + đỗ xanh |
Ngoài việc lựa chọn nguyên liệu, xây dựng thực đơn cho trẻ ăn dặm đúng cách, mẹ cũng cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh – an toàn cho bữa ăn của trẻ. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm tiện ích chăm sóc bữa ăn dặm hàng ngày cho trẻ của Moaz BéBé như: thìa ăn dặm báo nóng, các loại máy tiệt trùng có tác dụng diệt vi khuẩn còn bám trên các dụng cụ ăn dặm như thìa, muỗng, đũa, bát đĩa, khay ăn dặm,…
4. Trẻ 6 tháng ăn dặm 2 bữa được không?
Số lượng bữa ăn dặm 1 ngày của trẻ phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của trẻ. Tuy nhiên, theo số liệu từ tổ chức y tế thế giới WHO, năng lượng trung bình trẻ cần từ thức ăn dặm trong mỗi ngày ở mỗi độ tuổi là khác nhau:
- Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi cần khoảng 200 kcal/ngày
- Trẻ từ 9 – 11 tháng tuổi cần khoảng 300 kcal/ngày
- Trẻ từ 12 – 23 tháng tuổi cần khoảng 500 kcal/ngày
Theo đó, đối với trẻ ở Việt Nam, khi con được 6 tháng tuổi sữa mẹ/sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Ở thời điểm này mẹ chỉ cần tập cho trẻ làm quen với các loại bột, cháo loãng và trong vài ngày sau đó sẽ tăng dần lên cháo đặc. Như vậy trong nửa tháng cuối tháng thứ 6 mẹ có thể tập cho trẻ ăn 2 bữa ăn dặm với lượng vừa phải. Cùng với đó, mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ các loại hoa quả tươi như: chuối, bưởi, cam, đu đủ,… để trẻ được cung cấp vitamin và khoáng chất đầy đủ.
5. Làm thế nào để trẻ làm quen với ăn dặm?
Để trẻ tập làm quen với các bữa ăn dặm tốt nhất, trước tiên mẹ nên cho trẻ tiếp xúc dần dần với các loại bột loãng, cháo xay nhuyễn hoặc thử với các loại bột ăn dặm được chế biến sẵn.
Sau khi trẻ ăn, mẹ quan sát phản ứng cơ thể trẻ:
- Nếu thấy trẻ không chịu ăn và tỏ ta quấy khóc, quay mặt đi thì không nên ép trẻ ăn tiếp. Thay vào đó, hãy cho trẻ tiếp tục ăn với các bữa sữa mẹ hoặc sữa công thức như thói quen hàng ngày và việc tập cho trẻ ăn dặm có thể thử lại sau.
- Nếu trẻ cảm thấy hào hứng và hài lòng với thức ăn, mẹ nên tiếp tục cho trẻ ăn vào các giờ ăn trong ngày tiếp theo. Nhưng cũng đừng quên bổ sung thêm sữa mẹ/sữa công thức cho con
6. Các lưu ý khi cho trẻ 4, 5, 6 tháng tuổi ăn dặm
Trong quá trình ăn dặm, việc nắm được các lưu ý cần thiết là điều vô cùng quan trọng. Chúng sẽ giúp mỗi bữa ăn dặm của trẻ diễn ra an toàn, thuận lợi và hiệu quả để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Dưới đây là một số lưu ý mẹ cần nắm:
- Tuyệt đối không nêm nếm các loại gia vị cho trẻ: Đã có nhiều khuyến cáo chỉ ra rằng, đối với trẻ dưới 1 tuổi không nên nêm nếm gia vị vào đồ ăn dặm của con. Bởi việc này sẽ khiến thận của trẻ làm việc quá tải, gây hại cho sức khỏe. Với những tháng tuổi này, con chỉ cần khám phá và cảm nhận các hương vị tự nhiên của các loại thực phẩm là đủ.
- Nên sử dụng các loại dầu, mỡ dinh dưỡng: Trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ đã có thể dặm thêm cho trẻ những loại dầu mỡ dinh dưỡng. Ít người biết đây là những chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, để an toàn cho sức khỏe của trẻ, mẹ nên chọn những loại dầu mỡ dành riêng cho trẻ được làm từ các loại nguyên liệu thiên nhiên lành mạnh như dầu óc chó, dầu mè, dầu oliu, dầu gấc,…
- Luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong quá trình chế biến đồ ăn dặm: Không chỉ đảm bảo việc lựa chọn nguyên liệu chế biến sạch – an toàn, ngay cả khi chế biến, mẹ cũng cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tránh nguy cơ thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
- Thời gian ăn dặm của trẻ: Để bữa ăn dặm diễn ra hiệu quả, mẹ cần hạn chế thời gian ăn dặm của trẻ. Mỗi bữa ăn của trẻ không nên để kéo dài quá 30 phút và tránh cho trẻ vừa xem tivi, điện thoại vừa ăn. Đây chính là cách nuôi con khoa học giúp con tập trung cho bữa ăn dặm của mình và để bữa ăn đạt hiệu quả tốt nhất.
- Không nên đánh thức bé dậy khi đến giờ ăn: Nguyên tắc để bữa ăn dặm diễn ra hiệu quả nhất là cho bé ăn khi bé thực sự đói. Đây cũng là lý do, mẹ không nên đánh thức con dậy ăn khi con còn đang ngủ. Nếu con đói bụng con sẽ tự dạy và đòi ăn. Mẹ hãy nhớ, chỉ cho con ăn khi con thực sự muốn ăn và tỉnh táo.
>>Xem thêm: Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giàu dinh dưỡng, chuẩn khoa học
Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm được chưa? Câu trả lời là được nếu cơ thể trẻ đã sẵn sàng cho việc làm quen và xử lý các thực phẩm dạng đặc. Tuy nhiên, tốt nhất mẹ vẫn nên tập cho trẻ ăn dặm khi con được 6 tháng tuổi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Hy vọng những thông tin Moaz BéBé chia sẻ thực sự hữu ích với mẹ, đừng quên chia sẻ bài viết này tới cộng đồng các mẹ bỉm sữa để mọi người đều nắm được nhé!