SELECT MENU

Trẻ bị hăm cổ nổi mụn phải làm sao? Nguyên nhân & cách chữa trị

Cao Thao - - 1

Trẻ bị hăm cổ nổi mụn là bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh. Mặc dù là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nếu bố mẹ không biết cách khắc phục sẽ khiến bệnh tái diễn nhiều lần gây khó chịu và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh bị hăm cổ phải làm sao? Có nên tắm nước lá cho trẻ hay không? Hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị bệnh hăm cổ ở trẻ trong bài viết dưới đây nhé!

1. Hăm cổ ở trẻ là gì?

Đây là tình trạng da vùng cổ của trẻ bị nổi mẩn đỏ, sưng bì cùng với đó là xuất hiện các mụn nước li ti mọc từng đám.

>>Xem thêm: Danh sách đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh mẹ không thể bỏ qua

Hăm cổ ở trẻ là gì?

Bé bị hăm ở cổ thường dễ gặp ở trẻ sơ sinh

Trên cơ thể trẻ sơ sinh, vùng cổ là vùng da dễ bị hăm đỏ nhất. Bởi đây là vùng da nhạy cảm, mỏng manh và thường có nhiều kẽ và và các nếp gấp (hay còn gọi là ngấn) khiến nước dãi, sữa, mồ hôi,… dễ bị đọng lại. Đặc biệt là ở các bé trông mũm mĩm, mập mạp khả năng trẻ bị hăm cổ càng cao.

Trẻ bị hăm cổ nổi mụn, cơ thể sẽ khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Nếu để lâu ngày không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh về da về sau rất khó chữa như: viêm da, loét da,… gây đau đớn và nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm cổ nổi mụn

Thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hăm cổ nổi mụn nhưng hầu hết khi phát bệnh chúng đều có biểu hiện giống nhau. Mẹ có thể dễ dàng quan sát trực tiếp trên da của trẻ: Vùng da cổ đỏ lên theo từng vùng và xuất hiện các nốt mụn gây sần sùi, đóng vảy có thể gây đau rát, ngứa ngáy cho trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm cổ nổi mụn 

Những nguyên nhân khiến bé bị hăm ở cổ

Để điều trị bệnh hăm cổ ở trẻ sơ sinh hiệu quả, cách tốt nhất là bố mẹ tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và tìm cách khắc phục. Dưới đây là một số nguyên nhân chính, bố mẹ nên lưu ý:

2.1 Do trẻ bị rôm sảy

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến khi trẻ bị hăm cổ đó là do rôm sảy. Đây là tình trạng phát ban do nhiệt độ cơ thể trẻ quá cao và thường xảy ra phổ biến vào mùa hè. Nhiệt độ cơ thể cao tăng tiết mồ hôi, nếu không được xử lý kịp thời, mồ hôi sẽ tích tụ ở phần da cổ và gây tắc tuyến mồ hôi. Chính sự tắc nghẽn này sẽ khiến vùng da bị viêm và xuất hiện các nốt nhỏ li ti màu đỏ.

2.2 Do nước dãi hoặc sữa động lại ở cổ

Trẻ sơ sinh thường chảy nước dãi nhiều, nhất là ở giai đoạn mọc răng. Nếu không đeo yếm hoặc lau dãi cho trẻ thường xuyên, nước dãi rất dễ chảy xuống cằm làm ẩm ướt vùng da cổ. Bên cạnh đó, trong quá trình cho trẻ bú cũng không tránh khỏi việc sữa tràn ra và có thể chảy xuống cằm đọng lại ở cổ.

>>Xem thêm: Trẻ mấy tháng mọc răng? Dấu hiệu & cách chăm sóc

Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm cổ nổi mụn 

Bé bị hăm ở cổ là sữa hoặc nước dãi đọng lại

Vùng da cổ bị ẩm ướt và không được làm sạch tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị hăm cổ.

2.3 Do nhiễm nấm

Đa phần các loại nấm đều phát triển ở môi trường ẩm ướt. Trên cơ thể trẻ, vùng da cổ chính là môi trường thuận lợi để chúng sinh sôi nảy nở. Nếu trẻ bị nhiễm nấm chẳng hạn như nấm candida, tình trạng hăm cổ ở trẻ sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.

2.4 Kích ứng do ma sát

Phần cổ của trẻ thường có nhiều nếp gấp, trong quá trình sinh hoạt các nếp gấp này sẽ có sự va chạm với nhau hoặc va chạm với quần áo, yếm đeo,… Đôi khi điều này cũng gây ra kích ứng ở vùng da cổ của trẻ.

2.5 Do bít tắc da

Các mẹ có thói quen dùng phấn rôm để thấm hút mồ hôi và dầu tự nhiên trên da, giúp da trẻ luôn khô thoáng và giảm kích ứng. Tuy nhiên, do sử dụng không đúng liều lượng, có thể mẹ bôi quá nhiều nên vùng da cổ của trẻ bị bít tắc lỗ chân lông dẫn đến hăm cổ.

3. Trẻ bị hăm cổ nổi mụn phải làm sao?

Để khắc phục tình trạng hăm cổ nổi mụn ở trẻ, bố mẹ nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp với tình trạng hiện tại.

Trẻ bị hăm cổ nổi mụn phải làm sao? 

Trẻ bị hăm cổ nổi mụn ba mẹ phải làm sao

Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng hăm cổ ở trẻ bước đầu, bố mẹ có thể áp dụng:

3.1 Làm sạch vùng da cổ của trẻ

Nếu trẻ đang bị hăm cổ mẹ nên thường xuyên vệ sinh và làm sạch vùng da cổ cho trẻ một cách nhẹ nhàng. Mẹ có thể rửa bằng nước ấm vùng cổ cho trẻ ngày 2 lần và dùng khăn sạch lau khô.

Lưu ý: khi thực hiện mẹ cần làm nhẹ nhàng và dùng khăn vải mềm không nên chà mạnh vào vùng da bị hăm vì như vậy sẽ khiến trẻ bị đau và khóc thét.

3.2 Xử lý trẻ bị hăm cổ do rôm sảy

Trẻ bị hăm cổ do rôm sảy mặc dù không nguy hiểm nhưng trẻ sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và có cảm giác như bị châm chích. Để xoa dịu tình trạng này mẹ có thể tắm nước mát và mặc quần áo rộng rãi thoáng mát cho trẻ.

3.3 Xử lý trẻ bị hăm cổ do nhiễm nấm

Với những trẻ sơ sinh bị hăm cổ do nhiễm nấm, nếu điều trị tại nhà bằng cách tắm nước lá hoặc các mẹo dân gian đơn giản có thể không tự khỏi. Cách tốt nhất là bố mẹ cho trẻ đi thăm khám bác sĩ để điều trị nấm hiệu quả bằng thuốc đặc trị.

Lưu ý: Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại thuốc bôi trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ không nên cho con sử dụng bừa bãi nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Trẻ bị hăm cổ nổi mụn phải làm sao? 

Bé bị hăm cổ do nhiễm nấm ba mẹ nên cho bé bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Ngoài các cách xử lý trên, khi bố mẹ cảm thấy tình trạng trẻ bị hăm cổ ngày càng nặng kèm theo các triệu chứng như: sốt, các hạt mụn nước mọc nhiều hơn, phồng rộp và có mủ trên vùng da cổ, da bị hăm chảy máu hoặc bị chai, cứng hơn vùng da xung quanh thì hãy cho trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay nhé!

4. Các biện pháp phòng tránh hăm cổ ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị hăm cổ nổi mẩn đỏ tưởng chừng là đơn giản không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu không được xử lý kịp thời rất dễ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bố mẹ nên biết cách phòng chống để bảo vệ sức khỏe trẻ tốt nhất.

Các biện pháp phòng tránh hăm cổ ở trẻ sơ sinh

Một số biện pháp phòng tránh hăm cổ ở trẻ

  • Tắm rửa cho trẻ mỗi ngày, vệ sinh kỹ các vùng da nhiều ngấn như cổ, tay, chân,… Mỗi lần tắm xong cần lau khô sạch sẽ và mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
  • Khi ngủ, không quấn trẻ quá chặt hoặc quấn quá nhiều chăn vì thân nhiệt của trẻ cao hơn người lớn quấn nhiều chăn sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và toát mồ hôi
  • Tắm lá theo mẹo dân gian cũng là cách giúp phòng chống rôm sảy và hăm cổ ở trẻ hiệu quả. Một số loại lá được sử dụng nhiều như: trầu không, búp ổi non, khổ qua chè canh,.. Chúng có đặc tính kháng khuẩn cao có khả năng làm dịu vùng da cổ của trẻ
  • Bôi kem phòng hăm hoặc phấn rôm, bột ngô thường xuyên để da trẻ khô thoáng, hạn chế tình trạng hăm da cổ. Mẹ có thể bôi cho trẻ với liều lượng vừa phải sau mỗi lần tắm xong và lau khô.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng da cổ cho trẻ sau mỗi lần trẻ bú, uống sữa

>>Xem thêm: Cách giặt đồ sơ sinh mới mua về đơn giản và an toàn cho bé

Trẻ bị hăm cổ nguyên nhân chủ yếu là do vùng da này bị ẩm ướt. Do đó, biện pháp tốt nhất là mẹ nên giữ gìn vệ sinh, đảm bảo vùng da cổ của trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng. Hy vọng, với các thông tin Moaz BéBé chia sẻ phía trên đã giúp mẹ trả lời được các câu hỏi: Trẻ bị hăm cổ phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị hăm cổ bôi thuốc gì? Tắm lá gì? Đừng quên theo dõi Moaz Bé Bé thường xuyên để cập nhật các tin tức hay, hữu ích nhất nhé!

Đánh giá bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý