SELECT MENU

Trẻ không chịu bú mẹ chỉ bú bình: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cao Thao - - 46

Một trong những khó khăn mà nhiều gia đình gặp phải khi chăm sóc trẻ sơ sinh chính là trẻ không chịu bú mẹ chỉ bú bình. Việc này khiến cho nhiều ba mẹ lo lắng, vì sợ rằng sữa công thức không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Hơn nữa, ngay cả khi trữ sữa mẹ trong bình cho bé bú, khiến nhiều mẹ cảm thấy áp lực và mất mát. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì? Và các gia đình cần phải khắc phục như thế nào?

1. Nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú mẹ chỉ bú bình

Trong nhiều trường hợp, dù mẹ có nhiều sữa thì bé cũng không chịu bú mẹ. Một số bé có thể bú bình, nhưng một số khác còn kháng cự trước cả đầu ti của mẹ lẫn núm ti bình sữa. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó phải kể đến:

>>Xem thêm: Bé bú bình bỏ bú mẹ phải làm sao? Nguyên nhân & cách khắc phục

nguyên nhân bé không chịu bú mẹ chỉ bú bình

Bé không chịu bú mẹ, chỉ bú bình nguyên nhân do đâu?

1.1 Bé ngậm bắt vú không tốt

Một số bé không biết cách ngậm bắt núm vú của mẹ, nên sẽ không bú và mút được sữa. Do tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần nên bé khó chịu và không muốn bú mẹ.

Ngoài ra, nhiều bé ngậm bắt vú sai cách nên đã gây ra những tổn thương cho núm ti của mẹ, ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa. Khi sữa không có đủ, bé sẽ đói, cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc và từ chối bú mẹ.

1.2 Bé sinh non

Các bé sinh non cần chăm sóc đặc biệt, vì có thể chưa phát triển hoàn chỉnh. Do đó, bé có thể gặp khó khăn khi học cách bắt núm vú của mẹ.

1.3 Mẹ có núm vú phẳng hoặc ngược

Một số mẹ gặp phải tình huống núm ti phẳng hoặc bị tụt vào bên trong. Khi gặp phải trường hợp này, bé sẽ khó ngậm được núm ti của mẹ, nên khó chịu vì không bú được sữa. Khi tình trạng này liên tục tái diễn, bé sẽ kháng cự trước việc bú mẹ.

1.4 Bé bị thương tích hoặc dị tật khi sinh

Nếu bé gặp một số chấn thương khi sinh, đặc biệt là ở miệng thì sẽ gặp khó khăn khi bú mẹ. Vậy nên bé có thể từ chối việc ti mẹ.

1.5 Mẹ tiết sữa ít hoặc sữa về chậm

Trẻ không chịu bú mẹ, chỉ bú bình có thể là do cơ thể mẹ tiết ít sữa, hoặc sữa về chậm, không đáp ứng được nhu cầu của bé, khiến bé phải chờ đợi. Lâu dần bé sẽ không còn hứng thú với việc bú mẹ.

Nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú mẹ chỉ bú bình

Bé không chịu bú mẹ, chỉ bú bình do sữa mẹ tiết ra quá ít

Nguyên nhân xảy ra có thể là vì cơ địa của mẹ, sức khỏe hiện tại hoặc là do tâm lý của mẹ. Vậy nên, gia đình cần giúp mẹ có tâm trạng thoải mái, không căng thẳng trong quá trình chăm sóc con. Đồng thời luôn có người quan tâm tâm lý và chú ý đến tình trạng cơ thể của mẹ.

1.6 Bé kháng cự với đầu ti

Khi cho bé bú, một số mẹ không có kinh nghiệm, đã cố gắng đưa đầu ti vào sâu miệng bé. Hành động này khiến cho bé bực bội hoặc đau đớn, sợ hãi, dẫn đến ngậm chặt miệng lại và không hợp tác với việc bú mẹ. Bên cạnh đó, một số bé gặp phải tình trạng khó thở, khó nuốt sữa khi bú mẹ, nên dần từ chối phải ti mẹ.

1.7 Bé đã quen với việc bú bình

Nhiều mẹ mới sinh xong không có sữa, nên gia đình cho bé bú bình. Sau đó, khi mẹ có sữa trở lại thì bé đã quen với việc bú bình nên kháng cự bú mẹ. Hoặc là khi mẹ bận rộn, hay bị cách ly khỏi bé, khiến bé bú bình thì sẽ không thích bú mẹ nữa.

nguyên nhân bé không chịu bú mẹ chỉ bú bình

Bé không chịu bú mẹ do đã quen với việc bú bình

1.8 Sữa có mùi lạ

Khi mẹ ăn những món ăn cay, nhiều gia vị, lắm dầu mỡ, dùng chất kích thích, … có thể làm ảnh hưởng đến mùi vị của sữa. Và bé có thể ghét bỏ sữa mẹ có mùi lạ, nên không bú sữa. Đây là lý do mà mẹ cần có thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cũng như an toàn cho sức khỏe của mẹ.

1.9 Khi bé bị ốm

Các em bé ở giai đoạn mọc răng thường sốt, nứt nướu, hay quấy khóc và mệt mỏi … nên rất khó chịu và có thể không muốn bú sữa.

2. Những nguy cơ có thể xảy ra khi trẻ không chịu bú mẹ

Việc trẻ không chịu bú mẹ có thể dẫn đến một số hậu quả nhất định, không những ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của bé mà còn tác động tiêu cực đến mẹ. Đặc biệt khi trẻ không chịu bú có thể gây ra những vấn đề trong sự liên kết giữa 2 mẹ con, cụ thể là:

2.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Trẻ không chịu bú mẹ có thể dẫn đến thiếu kháng thể tự nhiên, do trong sữa mẹ chứa các kháng thể (như IgA) giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng, dị ứng và các bệnh lý. Vì thế, nếu bé không được bú sữa mẹ thường có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn.

Ngoài ra, do sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ, dễ gây táo bón, hoặc rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy ở trẻ. Chưa kể, trong sữa công thức chứa hàm lượng đạm và năng lượng cao hơn, nên có khả năng gây thừa cân, béo phì ở trẻ sơ sinh.

>>Xem thêm: Mẹ nên biết! 10 Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ

nguy cơ có thể xảy ra khi trẻ không chịu bú mẹ

Nguy cơ có thể sảy ra khi bé không chịu bú mẹ

Tuy nhiên, vì sữa mẹ có khả năng cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu (đặc biệt là DHA, ARA, lactoferrin) hỗ trợ sự phát triển trí não và thể chất, nên khi không bú sữa mẹ, trẻ có nguy cơ thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Về lâu dài, trẻ không chịu bú mẹ có thể dễ mắc các bệnh lý mãn tính như hen suyễn, dị ứng, tiểu đường loại 1 và 2 khi lớn lên.

Ngoài ra, quá trình bú mẹ còn tăng thêm sự liên kết và gần gũi với mẹ. Khi bé không chịu bú sữa mẹ, thường gặp cảm giác thiếu an toàn, ảnh hưởng tâm lý. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ không chịu bú mẹ còn gặp nguy cơ về lo âu và trầm cảm về sau.

2.2 Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ

Bản thân mẹ cũng có thể gặp một số vấn đề nếu con không chịu bú sữa mẹ. Ví dụ điển hình nhất là nguy cơ bệnh lý như: tắc sữa, đau nhức ngực, viêm tuyến vú. Thậm chí là nguy cơ bị ung thư vú và buồng trứng cao hơn.

Một số mẹ lại gặp nguy cơ tiểu đường loại 2 và béo phì. Đặc biệt là dễ gặp những ảnh hưởng tâm lý như cảm thấy căng thẳng, tự trách bản thân hoặc lo lắng vì không thể cho con bú.

2.3 Những ảnh hưởng khác

Khi sử dụng sữa công thức để cho bé bú sẽ tốn kém hơn, nhất là khi nuôi dài hạn. Ngoài ra, nếu không pha sữa đúng cách, không đảm bảo vệ sinh thì trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc suy dinh dưỡng.

3. Cách khắc phục tình trạng trẻ không chịu bú mẹ chỉ bú bình

Tình trạng trẻ không chịu bú sữa mẹ, chỉ bú bình kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng lớn và lâu dài. Vậy nên gia đình có thể tìm một số biện pháp khắc phục như sau:

khắc phục tình trạng trẻ không chịu bú mẹ chỉ bú bình

3.1 Thay đổi cách bế bé

Đầu tiên, mẹ ôm bé và đặt bé nằm ngang, quay mặt bé đối diện với núm ti của mẹ. Mẹ đặt mũi bé nằm ngang tầm với núm vú của mẹ, giúp bé dễ dàng tìm thấy đầu ti. Mẹ có thể đặt đầu ti gần miệng bé để nhanh chóng tìm thấy và bú sữa, nhưng không được đút vào sâu để tránh làm bé phản cảm.

Mẹ chú ý để cằm bé hoàn toàn tựa vào vú mẹ và theo dõi quá trình bé ngậm mút. Nếu mẹ cảm thấy bé cơ thể có phản xạ xuống sữa, mẹ bú và nuốt liên tục, dễ dàng chứng tỏ đã hiệu quả.

>>Xem thêm: Hướng dẫn cách bế trẻ sơ sinh theo tháng tuổi đúng kỹ thuật, bé không quấy khóc

3.2 Massage bầu ngực của mẹ

Một trong những nguyên nhân khiến bé không chịu bú mẹ là do ít sữa, không tìm thấy sữa. Vậy nên mẹ có thể massage bầu ngực nhẹ nhàng, hoặc hút sữa trước khi cho bé bú để dòng sữa chảy nhanh hơn. Những kích thích này sẽ giúp dòng sữa tiết ra nhanh chóng, dễ dàng hơn, giúp bé bú được sữa.

3.3 Tập thói quen bú mẹ cho bé

Mẹ có thể thử để bé hơi đói, để bé hình thành phản xạ tìm sữa bú. Tuy nhiên mẹ không được để bé quá đói, tránh làm bé mất kiên nhẫn và khó chịu khi được cho bú. Ngoài ra, không nên cho bé bú bình dù không có sữa mẹ, tránh làm cho bé quen với việc bú bình.

Tập thói quen bú mẹ cho bé

3.4 Cải thiện chế độ dinh dưỡng của mẹ

Trong một số trường hợp, sữa mẹ không đủ hấp dẫn cho bé bú. Nguyên nhân có thể là do chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa đủ tốt. Vì thế, gia đình cần cải thiện chế độ dịch dưỡng của mẹ, bao gồm:

  • Thay đổi thực đơn, lựa chọn những món ăn giàu dinh dưỡng.
  • Đa dạng hóa các loại thực phẩm, tăng cường những món ăn có chứa nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết để bồi bổ cơ thể mẹ lẫn bé.
  • Không đưa những món ăn có vị cay, chứa chất kích thích hoặc các loại thực phẩm có khả năng ngừng sữa, thay đổi mùi vị của sữa vào thực đơn của mẹ.

3.5 Thay đổi không gian cho bé bú

Khi mẹ cho bé bú, có thể lựa chọn những không gian yên tĩnh, nhằm loại bỏ các yếu tố làm bé phân tâm, tạo môi trường dễ chịu, ấm áp, tăng cường cảm giác an toàn cho các bé khi bú. Ngoài ra, khi cho bé bú, mẹ nên chọn những nơi giúp mẹ cảm thấy thoải mái, tự nhiên.

Khi tâm lý mẹ không căng thẳng thì việc xuống sữa cũng dễ dàng hơn. Mẹ có thể lựa chọn nơi có chỗ dựa lưng, do mỗi cữ bú có thể kéo dài đến 15 – 20 phút, nên có thể gây mỏi khi không được ngồi ở tư thế thoải mái.

3.6 Đưa bé đến gặp bác sĩ

Trong trường hợp trẻ không chịu bú sữa mẹ kéo dài, gia đình nên suy nghĩ đến việc đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn. Thông qua những tư vấn của bác sĩ, gia đình có thể tìm được các biện pháp khắc phục hiệu quả và kịp thời.

>> Xem thêm: Trẻ bỏ bú, bé đói nhưng không chịu bú bình: Mẹ cần làm gì?

Trên đây là lý do dẫn đến tình trạng trẻ không chịu bú mẹ chỉ bú bình cũng như ảnh hưởng và cách khắc phục. Có thể thấy rằng, đây là một vấn đề không dễ dàng để giải quyết, nên gia đình cần có những xử lý nhanh chóng, kịp thời và chuẩn bị sẵn sàng cho một quá trình dài lâu.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý