SELECT MENU

Trẻ mấy tháng hết gắt ngủ? mẹo chữa gắt ngủ cho trẻ

Cao Thao - - 4

“Gắt ngủ” là một trong những vấn đề của trẻ sơ sinh mà bố mẹ nào cũng phải đối mặt và muốn tìm cách giải quyết. Vậy gắt ngủ là gì? Trẻ mấy tháng hết gắt ngủ? Và làm thế nào để chấm dứt tình trạng này? Hãy cùng Moaz BéBé trả lời các câu hỏi liên quan đến hiện tượng gắt ngủ ở trẻ sơ sinh thông qua các thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

1. Gắt ngủ là gì?

Gắt ngủ được hiểu đơn giản là tình trạng trẻ tỏ ra khó chịu, cáu gắt và quấy khóc trước khi đi ngủ hoặc đang ngủ giữa chừng nhưng bị dở giấc.

>>Xem thêm: Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm – con khỏe mạnh mẹ nhàn tênh

Gắt ngủ là gì?

Gắt ngủ là bé tình trạng bé khó chịu, quấy khóc khi đi ngủ hoặc ngủ không đủ giấc

Tình trạng gắt ngủ xảy ra thường xuyên không chỉ khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, quá trình phát triển của trẻ mà còn khiến bố mẹ lo lắng, mệt mỏi.

2. Tại sao trẻ sơ sinh thường xuyên gắt ngủ?

Trẻ sơ sinh gắt ngủ là hiện tượng không quá hiếm gặp ở trẻ, theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, trẻ gắt ngủ có thể do một số nguyên nhân sau gây ra:

  • Do yếu tố sinh lý: Trẻ sau khi sinh ra, trong những ngày tháng đầu đời con chưa quen với môi trường bên ngoài nên thường có những giấc ngủ ngắn, không sâu giấc. Do hay tỉnh giấc, ngủ không đủ giấc, cơ thể cảm thấy không thoải mái nên trẻ sinh ra cáu gắt trước mỗi lần mẹ cho ngủ.
  • Do đói: Trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn bú sữa mẹ nên rất nhanh đói. Nếu mẹ không cho bú kịp thời hoặc bú no trước khi đi ngủ, trẻ sẽ trở nên cáu gắt và khó duy trì được giấc ngủ ngon, sâu giấc
  • Do gặp vấn đề về sức khỏe: Khi trẻ bị bệnh như: tiêu chảy, táo bón, đầy bụng,… cơ thể sẽ khó chịu, trẻ sẽ quấy khóc thường xuyên. Điều này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của trẻ. Có nhiều trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc liên tục nếu không được mẹ ôm ấp, dỗ dành
  • Do bị giật mình: Trong những tháng đầu chào đời, hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ hay bị giật mình và quấy khóc nên việc gắt ngủ cũng dễ xảy ra.
  • Do môi trường xung quanh không tốt: Nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn… là các yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ. Mẹ nên sử dụng các loại thiết bị hỗ trợ giúp giấc ngủ của trẻ chất lượng hơn như sử dụng nhiệt kế ẩm – đo nhiệt độ, độ ẩm phòng, máy tạo tiếng ồn trắng – giúp trẻ đi vào giấc ngủ tự nhiên nhanh và sâu giấc,…
  • Do trẻ đang trong tuần khủng hoảng: Trẻ đến giai đoạn khủng hoảng sẽ gắt ngủ nhiều hơn, tính cách cũng khó chịu hơn

3. Trẻ mấy tháng sẽ hết gắt ngủ

Tình trạng gắt ngủ ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ngay từ khi trẻ được 2 – 3 tuần tuổi và có thể kéo dài đến khi trẻ được 3 – 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp đặc biệt, trẻ có thể tiếp tục gặt ngủ khi con được 6 tháng tuổi hoặc lâu hơn.

Trẻ mấy tháng sẽ hết gắt ngủ

Trung bình trẻ được khoảng 3-4 tháng sẽ hết gắt ngủ

Sở dĩ khoảng thời gian trên có sự chênh lệch lớn như vậy là do trẻ chưa hoàn toàn thích nghi được với nhịp sinh học cũng như các tác nhân từ môi trường xung quanh hoặc do chế độ dinh dưỡng và sự thay đổi trong thói quen sinh học.

Trong trường hợp trẻ gắt ngủ thường xuyên và thời gian ngủ không quá 18 tiếng mỗi ngày, bố mẹ cần theo dõi và quan sát con nhiều hơn. Nếu kèm theo là các biểu hiện như: đi ngoài, biếng ăn, uể oải , mệt mỏi,… bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay.

4. Trẻ gắt ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Mỗi đứa trẻ sơ sinh khi gắt ngủ sẽ có biểu hiện khác nhau, có thể là nằm im và nhìn chăm chú vào một chỗ nào đó hoặc khóc rấm rứt một lúc lâu hoặc gào khóc dữ dội.

Tình trạng gắt ngủ ở trẻ nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm trẻ bị rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ:

  • Chậm tăng cân, thậm chí là không tăng cân: Trẻ thường xuyên bị thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể giảm hormone tăng trưởng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ
  • Hệ miễn dịch bị ảnh hưởng: Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ gắt ngủ, ngủ không sâu giấc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ làm hệ miễn dịch của trẻ kém hơn so với những đứa trẻ khác
  • Ảnh hưởng đến não bộ: Trẻ gắt ngủ kéo dài gây ức chế các hoạt động của nơ ron thần kinh làm ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, tiếp thu của não bộ

5. Mẹo chữa gắt ngủ cho trẻ hiệu quả

Như vậy, trẻ gắt ngủ trong thời gian dài có ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý và quá trình phát triển của trẻ. Vậy bố mẹ cần làm gì để trẻ hết gắt ngủ? Có nên để trẻ sơ sinh khóc tự nín hay không?

Mẹo chữa gắt ngủ cho trẻ

Một số mẹo giúp bé hết gắt ngủ

Dưới đây là một số mẹo chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể tham khảo:

5.1 Cho trẻ bú no trước khi đi ngủ

Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ gắt ngủ và hay giật mình thức dậy là do đói. Khi đó, mẹ cần cho trẻ ăn ngay và nhẹ nhàng xoa lưng, hát ru, vỗ về trẻ để con tiếp tục đi vào giấc ngủ sâu. Cách tốt nhất để hạn chế hiện tượng gắt ngủ ở trẻ sơ sinh là mẹ nên cho trẻ bú no trước khi đi ngủ.

5.2 Không cho trẻ thức quá giấc

Nuôi con hiện đại, chuẩn khoa học là xây dựng cho trẻ lịch sinh hoạt phù hợp với nhu cầu của trẻ. Việc này không chỉ giúp con phát triển tốt mà còn giảm thiểu tình trạng gắt ngủ ở trẻ hiệu quả.

Mẹo chữa gắt ngủ cho trẻ

Xây dựng cho bé lịch sinh hoạt phù hợp

Trẻ sơ sinh thường ngủ ngày khá nhiều, nếu trẻ có các dấu hiệu buồn ngủ như: ngáp liên tục, mắt lim dim,… mẹ có thể cho trẻ bú no và đi ngủ ngay, không nên bắt bé ngủ theo giờ cố định như vậy trẻ sẽ sinh cáu gắt, quấy khóc, và khó đi vào giấc ngủ hơn.

5.3 Bổ sung vitamin D cho trẻ

Thiếu vitamin D là một trong những nguyên nhân khiến trẻ gắt ngủ. Để cải thiện tình trạng này mẹ có thể cho trẻ đi phơi nắng vào sáng sớm, mỗi ngày từ 15 – 20 phút. Hoặc bổ sung vitamin D cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường, mỗi ngày trẻ sơ sinh cần khoảng 4000 IU hàm lượng vitamin D.

5.4 Mặc quần áo thoải mái cho trẻ

Trẻ sơ sinh thường có làn da nhạy cảm nên bố mẹ cần chọn cho trẻ những bộ quần áo may từ chất liệu cotton hoặc chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn cho da. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để trẻ không cảm thấy bí bách và khó chịu.

5.5 Cho trẻ nghe âm thanh nhẹ nhàng dễ vào giấc ngủ

Ngoài việc hát ru, bố mẹ có thể mang tới cho trẻ những giấc ngủ ngon, sâu giấc với âm thanh giúp bé ngủ ngon nhẹ nhàng, du dương từ các máy tạo tiếng ồn trắng.

Mẹo chữa gắt ngủ cho trẻ

Nghe các âm thanh nhẹ nhàng để bé dễ đi vào giấc ngủ

Hãy cho trẻ nghe những âm thành này thường xuyên, trẻ sẽ cảm thấy thư giãn. Và chính sự lặp đi lặp lại này sẽ giúp trẻ yên tâm đi vào giấc ngủ nhanh và sâu giấc hơn.

5.6 Kiểm tra cơ thể trẻ

Trẻ gắt ngủ, quấy khóc một phần nguyên nhân có thể là do trẻ đang cảm thấy khó chịu vì mẹ quấn tã quá chặt hoặc giật mình khi đi vệ sinh hoặc do ngứa ngáy, do hăm, rôm sảy,… Do đó bố mẹ cần kiểm tra cơ thể trẻ thường xuyên để kịp thời xử lý.

5.7 Sử dụng gối đinh lăng

Trong đông y, đinh lăng được xem là loại thảo dược quý có tác dụng an thần. Nhiều bố mẹ cho trẻ gối đầu trên gối đinh lăng để giúp con ngủ ngon, sâu giấc, ngủ xuyên đêm.

Mẹo chữa gắt ngủ cho trẻ

Sử dụng gối đinh lăng giúp bé ngủ ngon hơn

Gối đinh lăng được làm bằng cách phơi lá đinh lăng khô trộn cùng với bông gòn và làm thành gối cho trẻ.

5.8 Đặt vỏ cam quýt trong phòng ngủ

Vỏ cam quýt chứa nhiều tinh dầu thơm có tác dụng giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi ngủ. Bố mẹ có thể lựa chọn để thay thế các loại tinh dầu nhân tạo, vừa an toàn cho trẻ vừa giúp trẻ ngủ ngon hơn.

5.8 Treo tỏi đầu giường

Theo quan niệm dân gian, trẻ có thể cáu gắt, quấy khóc là do những thứ không sạch sẽ tác động. Do đó, ông bà ta thường treo tỏi trên đầu giường của trẻ vì cho rằng, tỏi chứa nhiều khí dương có tác dụng xua đuổi tà khí, những thứ không sạch sẽ, giúp trẻ an tâm và ngủ ngon hơn.

5.10 Đặt con dao cùn đầu giường

Cũng giống như việc treo tỏi, đặt dao cùn ở đầu giường trẻ cũng có tác dụng xua đuổi tà khí giúp trẻ an tâm và ngủ ngon sâu giấc. Trẻ sẽ không bị giật mình tỉnh dậy và cũng không gắt gỏng.

>>Xem thêm: Sản phẩm chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh dễ dàng

Trên đây là một số mẹo chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh hiệu quả và một số thông tin liên quan đến tình trạng gắt ngủ ở trẻ. Mẹ có thể tham khảo và căn cứ theo tình trạng của bé nhà mình để áp dụng cách chữa gắt ngủ phù hợp nhất. Nếu thấy các thông tin Moaz BéBé cung cấp thực sự hữu ích, mẹ đừng quên nhấn nút chia sẻ để các mẹ bỉm sữa khác cùng biết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý