Trẻ mấy tháng mọc răng? Dấu hiệu & cách chăm sóc
Mọc răng là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ sơ sinh. Ở giai đoạn này trẻ thường bị đau nhức, sưng tấy ở vùng nướu và cảm thấy khó chịu, quấy khóc khiến bố mẹ không khỏi lo lắng. Vậy, trẻ mấy tháng mọc răng? Thứ tự mọc răng như thế nào? Hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu chi tiết về thời gian cũng như dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ mọc răng trong bài viết dưới đây nhé!
1. Trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng?
Mọc răng được xem là cột mốc đánh dấu sự chuyển giao từ giai đoạn bú sữa mẹ sang chế độ ăn dặm của trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh bắt đầu mọc răng khi con được 4 tháng – 7 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời điểm mọc răng ở mỗi bé sẽ khác nhau vì còn tùy thuộc vào thể trạng và yếu tố duy truyền của từng trẻ. Có một số trẻ mọc răng sớm ngay từ khi con 3 tháng tuổi, nhưng cũng có những đứa trẻ khoảng 8 – 12 tháng tuổi mới xuất hiện chiếc răng sữa đầu tiên.
>>Xem thêm: Những mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn – đơn giản, bố mẹ nên biết
Theo đó, các răng sữa của trẻ sẽ được mọc theo thứ tự sau:
- Khi trẻ được 6 – 12 tháng tuổi: Sẽ mọc 4 răng cửa giữa, trong đó răng cửa dưới sẽ mọc đầu tiên vào khoảng tháng thứ 6. Tiếp theo là 2 răng cửa trên sẽ bắt đầu trồi lên từ tháng thứ 8 đến tháng thứ 12.
- Khi trẻ được 12 – 14 tháng tuổi: Sau khi 4 răng cửa mọc đủ, sẽ mọc tiếp 4 răng hàm sữa. Các răng hàm sẽ xuất hiện dần dần, bắt đầu là 2 chiếc bên trong ở hàm trên sau đó là 2 chiếc bên trong ở hàm dưới. Thời điểm này, mẹ nên bổ sung cho trẻ fluor và nhớ vệ sinh răng miệng cẩn thận
- Khi trẻ được 16 – 18 tháng tuổi, tiếp tục mọc thêm 4 răng nanh. 2 răng nanh hàm trên nhú mọc trước, sau đó đến 2 răng nanh hàm dưới. Có nhiều trường hợp, trẻ đến 22 tháng tuổi mới mọc được đầy đủ 4 chiếc răng nanh
- Khi trẻ được 20 – 30 tháng tuổi, 4 răng hàm sữa cuối cùng sẽ mọc. Trong đó 2 chiếc răng hàm hàm trên sẽ mọc trước tiếp đó là 2 răng hàm cuối cùng hàm dưới trồi lên.
Như vậy, đến khi trẻ được 3 tuổi, hàm răng của trẻ sẽ mọc hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa và được chia đều ở hai hàm trên và dưới.
2. Dấu hiệu dễ nhận biết trẻ mọc răng
Mọc răng là giai đoạn đặc biệt trong quá trình phát triển cơ thể mà đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết con đang trong giai đoạn mọc răng để có phương án chăm sóc đúng cách, giúp con luôn khỏe mạnh, đặc biệt là với những người lần đầu làm bố mẹ. Do đó, Moaz BéBé đã tổng hợp các dấu hiệu trẻ mọc răng phổ biến nhất để chia sẻ trong bài viết, mời mọi người tham khảo.
Trong quá trình chăm sóc con nhỏ, bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy trẻ đang trong giai đoạn mọc răng thông qua một số dấu hiệu dễ nhận thấy sau:
- Chảy nhiều nước dãi, chảy liên tục: Mọc răng sẽ gây kích thích khoang miệng khiến nước dãi trong cơ thể tiết ra nhiều hơn và thường kéo dài liên tục trong quá trình răng mọc. Vì vậy, khi thấy trẻ chảy nhiều nước dãi, bố mẹ nên buộc yếm, lau dãi và thay yếm thường xuyên cho trẻ để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
- Khu vực cằm, quanh miệng nổi mẩn: Do nước dãi chảy nhiều và chảy liên tục trong thời gian dài nên vùng cằm và xung quanh khoang miệng có thể nổi mẩn đỏ. Đây là tình trạng xảy ra với nhiều trẻ mà bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy nhất.
- Ngứa lợi và thích cắn nhai: Khi trẻ mọc răng, phần lợi sẽ ngứa ngáy, khó chịu khi đó trẻ rất cần có thứ gì đó để cắn nhai làm xoa dịu cảm giác đó. Đây cũng là lý do, đến giai đoạn mọc răng, mẹ quan sát sẽ thấy trẻ rất thích cắn gặm những món đồ chơi ở trong tầm mắt.
- Khó chịu, quấy khóc: Khi mọc răng, áp lực từ răng lên nướu sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Phần lợi đau và sưng là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc, cáu gắt hơn bình thường.
- Lười ăn, bỏ bú: Các cơn đau nhức ở răng xảy ra thường xuyên nên trẻ luôn cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến việc nhai nuốt. Vì thế, ở giai đoạn này có nhiều trẻ còn lười bú, bỏ bú, chán ăn và ngủ không ngon giấc, trẻ dễ giật mình tỉnh giấc đặc biệt là vào ban đêm.
- Tiêu chảy: Trong quá trình trẻ mọc răng, phần lợi sẽ bị nứt ra tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể. Đây cũng là lý do trẻ thường bị tiêu chảy trong giai đoạn mọc răng.
- Sốt nhẹ: Trong giai đoạn mọc răng, hệ miễn dịch sẽ có thay đổi, trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ bất thường. Nếu trẻ sốt cao mà không thấy thuyên giảm bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ.
- Lợi sưng đỏ: Phần lợi của trẻ sưng đỏ và xuất hiện các nốt trắng ở vị trí răng sắp mọc.
3. Cách chăm sóc trẻ khi mọc răng
Cũng giống như người lớn chúng ta, khi mọc răng đều gặp tình trạng đau nhức dẫn đến sốt, chán ăn, bỏ bữa. Vì thế, bố mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách để giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu ở giai đoạn này.
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích
3.1 Giảm đau và ngứa lợi giảm đau cho trẻ
Để giảm bớt những cơn đau nhức, bố mẹ có thể dùng khăn ẩm nhúng với nước lạnh hoặc bọc một viên đá nhỏ để lau miệng cho trẻ. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiệt độ lạnh sẽ làm giảm sưng tấy và các cơn đau nhức ở vùng nướu.
Ngoài ra, bố mẹ có thể cho trẻ ngậm những viên kẹo lạnh để đánh lừa cảm giác quên đi các cơn đau nhức do mọc răng.
Lưu ý quan trọng: Thực hiện giải pháp bày bố mẹ cần tránh cho trẻ ngậm đá viên trực tiếp hoặc uống nước đá lạnh vì như vậy trẻ rất dễ bị viêm họng.
3.2 Cho trẻ ngậm ti giả
Trẻ mọc răng, những cơ đau nhức kéo đến thường xuyên khiến con khó chịu và quấy khóc, không chịu ngủ. Những lúc như này, chiếc ti giả chính là vũ khí bí mật giúp trẻ quên đi cơn đau và dần chìm vào giấc ngủ.
Việc sử dụng ti giả, bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh. Ti giả, bình sữa, đồ chơi của bé,… những thứ trẻ tiếp xúc trực tiếp hàng ngày rửa sạch thôi là chưa đủ. Chúng ta cần loại bỏ hoàn toàn các loại vi khuẩn, virus có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ bằng việc tiệt trùng. Do đó, trước khi cho bé sử dụng bất kỳ món đồ nào bố mẹ cũng cần cho vào máy tiệt trùng để đảm bảo chúng được sạch khuẩn để bảo vệ sức khỏe trẻ tốt nhất.
3.3 Vệ sinh răng miệng đúng cách
Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng, kể cả răng sữa bố mẹ cũng cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh con bị nhiễm trùng nướu và răng. Bố mẹ có thể dùng rơ lưỡi hoặc các dụng cụ làm sạch chuyên dụng để vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, đặc biệt là lúc sau khi trẻ ăn hoặc bú xong. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên quan sát và lau nước dãi cho trẻ thường xuyên, thay yếm nếu cần thiết tránh tính trạng nước dãi chảy nhiều xuống ngực dẫn đến tình trạng viêm da ở trẻ.
3.4 Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp
Trẻ mọc răng thường bị đau nhức vùng nướu và sưng lợi nên khi chế biến thức ăn mẹ nên nấu các món ăn dặm dạng mềm, dễ ăn, thanh mát như: các món súp, sữa, cháo, sinh tố hoa quả,… Mẹ có thể cho các món ăn nhẹ vào ngăn mát tủ lạnh trước khi cho trẻ ăn, vì chúng cũng có tác dụng làm dịu các cơn đau.
>>Xem thêm: Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm: Bé ăn ngon, tăng cân đều
Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung vào thực đơn cho trẻ các món ăn giàu canxi và vitamin D. Đây là 2 dưỡng chất quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển các cơ, xương và răng.
3.5 Bổ sung nước, tránh mất nước
Nếu trẻ mọc răng bị sốt nhẹ, tiêu chảy,… mẹ nên cho con uống nhiều nước hơn bình thường, tránh để trẻ mất nước quá nhiều.
4. Các câu hỏi liên quan đến việc mọc răng ở trẻ
Thời gian mọc răng ở mỗi trẻ là khác nhau, vậy trẻ mọc răng sớm nhất là khi nào? Muộn nhất là khi nào? Và việc mọc răng sớm có nguy hiểm không? Đây chính là những câu hỏi liên quan đến việc mọc răng ở trẻ sơ sinh được rất nhiều bố mẹ quan tâm. Hãy cùng tìm câu trả lời với Moaz BéBé ngay dưới đây nhé!
4.1 Trẻ mọc răng muộn nhất là mấy tháng?
Trẻ mọc răng muộn nhất thường là khi con được 12 – 16 tháng tuổi. Thời gian này có thể thay đổi tùy vào yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ. Nếu sau 16 tháng mà trẻ vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng, bố mẹ nên cho con đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra.
Một số nguyên nhân khiến trẻ mọc răng muộn có thể là do: thiếu canxi, vitamin D, rối loạn nội tiết hoặc các vấn đề liên quan đến quá trình phát triển. Việc phát hiện sớm trẻ mọc răng muộn và can thiệp kịp thời sẽ đảm bảo hệ răng miệng của trẻ phát triển khỏe mạnh.
4.2 Trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng?
Trẻ mọc răng sớm nhất có thể từ 3 tháng tuổi và trường hợp này xảy ra không phổ biến. Đây được xem là hiện tượng bình thường, bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, để bảo vệ răng miệng trẻ tốt nhất, bố mẹ cần chú ý đến các vấn đề chăm sóc răng miệng cho con sao cho đúng cách ngay từ khi vừa xuất hiện chiếc răng đầu tiên, tránh nguy cơ trẻ bị sâu răng, viêm lợi. Trong trường hợp trẻ mọc răng sớm kèm theo các biểu hiện bất thường bố mẹ nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn tốt nhất.
4.3 Trẻ 3, 4 tháng tuổi mọc răng có sao không?
Mặc dù, trẻ thường mọc răng ở giai đoạn từ 6 – 10 tháng tuổi, nhưng trẻ 3, 4 tháng tuổi mọc răng sớm cũng là biểu hiện bình thường, bố mẹ không cần quá lo lắng. Việc trẻ mọc răng từ khi mới 3, 4 tháng tuổi cho thấy trẻ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin D, canxi và cũng là biểu hiện tốt cho việc phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ sau này.
Tuy nhiên, trẻ 3, 4 tháng tuổi mọc răng kèm theo các cơn sốt nhẹ, sưng nướu, khó ngủ, chán ăn,… cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nên bố mẹ cần quan tâm và chăm sóc trẻ cẩn thận hơn.
>>Xem thêm: Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh và những mẹo chữa đơn giản tại nhà
Trẻ sơ sinh mọc răng là quá trình phát triển tự nhiên mà đứa trẻ nào cũng phải đối mặt. Bố mẹ cần nhận biết các dấu hiệu mọc răng sớm ở trẻ và áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách, kịp thời để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Hy vọng, các thông tin Moaz BéBé chia sẻ phía trên thật sự hữu ích. Hãy chia sẻ bài viết này tới các mẹ bỉm sữa khác để mọi người có thêm kiến thức, kinh nghiệm và đồng hành cùng con vượt qua hành trình phát triển quan trọng đầy khó khăn này nhé!