SELECT MENU

Cảnh báo! trẻ sơ sinh bú có tiếng rít báo hiệu mềm sụn thanh quản

Cao Thao - - 26

Thở rít mỗi khi bú được xem là dấu hiệu quan trọng phát hiện mềm sụn thanh quản ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ dễ dàng nhận ra điều này ngay trong những tháng đầu đời của trẻ. Nhất là khi bé bú mẹ, nằm ngửa hoặc lúc khóc lớn. Vậy mềm sụn thanh quản là gì? trẻ sơ sinh bú có tiếng rít có nguy hiểm không? Tất cả đã được giải đáp trong bài viết dưới đây của Moaz BéBé, mời mọi người cùng tìm hiểu.

1. Trẻ sơ sinh bú có tiếng rít có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh thở rít là dấu hiệu đặc trưng của bệnh bạch hầu thanh quản hoặc mềm sụn thanh quản. Đây được xem là khiếm khuyết bẩm sinh xảy ra ở vùng sụn nắp của thanh quản, sụn phễu hoặc ở cả 2 cấu trúc.

Mềm sụn thanh quản được hiểu đơn giản là các mô mềm vùng thanh môn và thanh quản bị đẩy vào đường dẫn khí khi hít vào. Vì thế, khi bé bú sẽ gây nên tình trạng tắc nghẽn tạm thời đường dẫn khí cho đến khi bé thở ra các mô này bị đẩy ra lại và mở lại đường thở. Trẻ bú mẹ phát ra tiếng kêu này rõ nhất khi bé hít vào trong trạng thái nằm ngửa.

Trẻ sơ sinh bú có tiếng rít có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bú có tiếng rít có nguy hiểm không?

Hiện tượng trẻ sơ sinh bú có tiếng rít do mềm sụn thanh quản có thể tự hết sau vài tháng – tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng của từng bé, thông thường sẽ hết sau 18 – 24 tháng.

Trong trường hợp con bị mềm sụn thanh quản triệu chứng nặng sẽ khiến con chậm lên cân, co kéo lồng ngực và cổ khi hít vào, da tím tái, bú khó,… Các triệu chứng này có thể diễn ra kéo dài trong 8 tháng đầu đời sau đó giảm dần khi trẻ được 12 – 18 tháng tuổi.

2. Nguyên nhân khiến bé bú mẹ phát ra tiếng kêu

Trẻ sơ sinh bú có tiếng rít hoặc thở khò khè một phần nguyên nhân là do mềm sụn thanh quản. Mặc dù, hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây mềm sụn thanh quản rõ ràng nhưng có một số yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến như:

  • Trẻ bị thiếu canxi trầm trọng trong thời kỳ mẹ mang thai
  • Bị nhiễm độc thai nghén
  • Do sinh non chưa đủ tháng
  • Vùng thần kinh điều khiển trương lực đường hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn thiện

3. Thở rít – biểu hiện cảnh báo mềm sụn thanh quản

Thở rít là biểu hiện cảnh báo mềm sụn thanh quản

Thở rít có thể là biểu hiện cảnh báo mềm sụn thanh quản

Để bố mẹ không bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác và dễ dàng phát hiện trẻ có bị mềm sụn thanh quản hay không có thể dựa vào các biểu hiện sau:

  • Mỗi khi trẻ sơ sinh hít vào tiếng thở thường có âm sắc cao hơn bình thường và the thé. Âm thanh này được nghe thấy nhiều nhất khi con ăn, khóc, sau khi bú mẹ hoặc bị kích động. Bố mẹ nghe thấy tiếng thở rít càng rõ khi cho con nằm hoặc ngủ ngửa
  • Trẻ có hiện tượng khò khè kéo dài ngay khi sinh và cơn thở khò khè bị ngắt quãng khi hít vào
  • Trẻ gặp khó khăn trong quá trình ăn uống hoặc bú sữa mẹ. Có thể là khó nuốt thức ăn và hay bị nghẹn
  • Thời gian bú mẹ kéo dài nhưng bú không hiệu quả trẻ chậm tăng cân hoặc có dấu hiệu sụt cân
  • Trẻ thường xuyên bị sặc ho, nôn ói
  • Trẻ bị viêm mũi họng, viêm phế quản do tình trạng nghẽn một phần thanh môn trẻ phải cố gắng để lấy được không khí hít vào. Như vậy sẽ làm tăng áp suất âm trong lồng ngực khiến thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Vì thế, bị trào ngược dạ dày cũng được xem là dấu hiệu của mềm sụn thanh quản.

4. Các mức độ của mềm sụn thanh quản khiến trẻ sơ sinh thở rít

Thông qua các triệu chứng, dấu hiệu hoặc qua kiểm tra nội soi thanh quản ống mềm, các bác sỹ sẽ chia mềm sụn thanh quản ở 3 mức độ từ nhẹ, trung bình đến nặng. Dưới đây là chi tiết:

Mức độ mềm sụn thanh quản Dấu hiệu nhận biết
Mềm sụn thanh quản mức độ nhẹ Trẻ xuất hiện triệu chứng thở khò khè và không có các triệu chứng khác đi kèm. Mềm sụn thanh quản mức độ nhẹ sẽ không ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của con. Hiện tượng thở rít / khò khè tự khỏi sau 12 – 18 tháng tuổi.
Mềm sụn thanh quản mức độ trung bình Trẻ có biểu hiện thở rít mỗi khi hít vào, gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, bú mẹ, trẻ dễ bị trớ sữa, và trào ngược dạ dày – thực quản
Mềm sụn thanh quản mức độ nặng Trẻ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như: khó thở, khó nuốt thức ăn, sụt cân, ngưng thở đột ngột, da mặt tím tái,…

Đây là trường hợp rất ít khi gặp.

5. Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bú có tiếng rít?

Thông thường, trẻ sơ sinh bú có tiếng rít sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian nhất định mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp bé bị nặng – trẻ bị thiếu oxy máu, ngạt nhẹ hoặc trẻ nhiều lần bị ngưng thở đột ngột trong vài giây do tắc nghẽn,… bố mẹ cần đưa con nhập viện ngay. Bởi một số trường hợp nặng chuyển biến xấu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bú có tiếng rít?

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bú có tiếng rít?

Hiện tại, mềm sụn thanh quản không có thuốc đặc trị nhưng theo các bác sĩ nhi khoa, bố mẹ nên bổ sung các chất như vitamin D và canxi cho con.

Nếu mềm sụn thanh quản ở mức nguy hiểm đe dọa đến tính mạng như: trẻ xuất hiện các cơn tím tái, bú khó – không lên cân, co kéo lồng ngực và cổ, phải hỗ trợ oxy thường xuyên,… cần phải can thiệp phẫu thuật để lấy đi các mô thừa gây tắc đường thở, và điều trị chống trào ngược sau phẫu thuật.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú bình mẹ cũng cần lưu ý trong quá trình chăm sóc như:

  • Khi trẻ ngủ nên đặt ở tư thế nằm sấp hoặc nằm nghiêng
  • Khi cho trẻ bú hãy điều chỉnh tia sữa phù hợp, tránh làm con bị sặc
  • Tuyệt đối không ép trẻ ăn và nên cho trẻ ăn với lượng bằng ½ trẻ bình thường. Bố mẹ có thể tăng số bữa ăn trong một ngày cho con để đảm bảo trẻ có đủ dinh dưỡng, năng lượng phát triển phù hợp với từng giai đoạn.
  • Nên giữ trẻ thẳng người sau 15 – 30 phút sau ăn nhằm ngăn chặn bệnh trào ngược dạ dày, thực quản
  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ
  • Mỗi tháng nên cho trẻ đến bệnh viện 1 -2 lần để đo lượng oxy trong máu. Nếu lượng oxy đo được dưới 90% hãy sử dụng các biện pháp hỗ trợ oxy
  • Phát hiện, điều trị sớm, triệt để khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp trên

Tóm lại, trẻ sơ sinh thở rít hoặc khò khè khi bú do mềm sụn thanh quản đều có thể tự khỏi khi lớn lên, nhưng cũng không vì thế mà bố mẹ xem nhẹ. Hãy luôn theo dõi, quan tâm và chăm sóc con một cách tốt nhất để bé có thể phát triển toàn diện. Đừng quên, Moaz BéBé luôn là người bạn đồng hành giúp bố mẹ “nhàn tênh‘ trong quá trình chăm con nhỏ.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý