SELECT MENU

Hướng dẫn cho trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách, an toàn

Cao Thao - - 6

Võng là một trong những đồ dùng quen thuộc với người Việt Nam. Nhiều gia đình đặt bé sơ sinh nằm võng để ngủ, vì khi võng đu đưa sẽ giúp bé vào giấc ngủ nhanh hơn. Tuy nhiên không phải ba mẹ nào cũng biết có nên cho bé nằm võng hay cách nằm chính xác. Vì thế, hãy tìm hiểu ngay để bảo vệ bé toàn diện nhất.

1. Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi võng?

Nhiều gia đình Việt Nam sử dụng võng và thấy rằng khi cho bé sơ sinh nằm trên võng sẽ nhanh đi vào giấc ngủ hơn. Vì thế biện pháp này đã được nhiều gia đình áp dụng. Điều này có thể thấy rằng cho bé ngủ trên võng có lợi ích nhất định. Tuy nhiên, theo những chuyên gia về chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh, đã nhận định nằm võng có thể đem lại những tác hại nguy hiểm cho các bé.

>> Xem thêm: Sản phẩm chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh dễ dàng

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi võng?

Các chuyên gia nhận định rằng nằm võng có thể gây nguy hiểm cho bé

Trẻ sơ sinh có thể nằm nôi hoặc võng trong thời gian ngắn để thư giãn hoặc ru ngủ, nhưng không nên sử dụng quá thường xuyên hoặc lâu dài. Tốt nhất, ba mẹ nên ưu tiên cho bé nằm trên giường phẳng với nệm cứng vừa phải và tuân thủ tư thế nằm an toàn để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

2. Những lợi ích và tác hại của việc nằm võng với trẻ nhỏ

Nhiều phụ huynh lựa chọn cho trẻ nằm ngủ trên võng. Tuy nhiên việc này có thể đem lại cả lợi ích lẫn tác hại, nên ba mẹ phải xem xét thận trọng:

2.1 Những lợi ích khi cho bé nằm võng

>>Xem thêm: Máy tạo tiếng ồn trắng là gì? Cách sử dụng an toàn cho bé

Những lợi ích khi cho bé nằm võng

Nằm võng giúp bé dễ đi vào giấc ngủ

Gia đình cho trẻ sơ sinh nằm võng có thể giúp con lẫn bố mẹ nhận được lợi ích, trong đó bao gồm:

Tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho trẻ. Do thiết kế của võng thường tạo ra cảm giác như đang ôm ấp trẻ, nên giúp trẻ thấy an tâm hơn. Vì thế trẻ ngủ ngon hơn.

Võng sẽ đung đưa nhẹ nên bé có cảm giác thư giãn, dễ chịu, dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Cơ chế rung lắc này cũng sẽ giúp giảm cảm giác stress ở các bé, đặc biệt là nhanh chóng xoa dịu bé khi đang bực bội, cáu gắt.

Hiện nay có nhiều loại võng khác nhau, được thiết kế di động, nên ba mẹ có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác, giúp tăng tính tiện lợi khi sử dụng.

Nếu sử dụng võng đúng cách thì ba mẹ có thể tạo cho con thói quen ngủ độc lập và đúng giờ, rất tốt cho sức khỏe của bé.

2.2 Những nguy cơ có thể gặp phải khi trẻ nằm võng

Dù có nhiều lợi ích như vậy, nhưng ba mẹ cũng phải thận trọng, do khi sử dụng võng có thể gây ra những nguy hại cho cả bé lẫn gia đình:

Trẻ có nguy cơ té ngã, đặc biệt là với các bé hiếu động, nghịch ngợm và không được người lớn chú ý trong lúc nằm võng.

Trẻ có nguy cơ bị tổn thương cơ bắp và xương do nằm lâu quá ở tư thế hơi cong người.

Tác hại khi cho bé nằm võng

Nguy cơ có thể gặp phải khi cho bé nằm võng

Nguy cơ cao bị cong vẹo cột sống nếu nằm ngủ trên võng lâu, do trẻ sơ sinh có cột sống còn rất mềm và dễ bị ảnh hưởng.

Chức năng của các bộ phận trong cơ thể bị ảnh hưởng.

Trẻ có thể gặp tình trạng sưng đầu nếu nằm quá lâu trên võng, đặc biệt là khi không đặt võng ở mặt phẳng cứng và không được kiểm tra chất lượng.

Có thể khiến bé không thích, đặc biệt là những bé khó chịu với việc đung đưa nôi võng, hay là bị hạn chế trong không gian nhỏ, nên sẽ không chịu hợp tác, khó ngủ ngon.

Trẻ có nguy cơ bị hạn chế tư thế phát triển, đặc biệt là tư thế nằm sấp nếu nằm võng quá lâu.

Gặp nguy cơ nghẹt thở hoặc là bị sặc thở khi cho trẻ nằm võng sai cách.

Một số trẻ có thể bị phụ thuộc vào võng, không cảm thấy an toàn và thoải mái nếu đặt nằm ngủ ở môi trường hay không gian khác.

Khiến cho trẻ gặp phải hội chứng rung lắc, là một dạng chấn thương não khá nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng sự phát triển não, giảm thị lực, động kinh, rối loạn ngôn ngữ.

Nằm võng quá nhiều còn khiến cho bé mất đi cơ hội được rèn luyện những kỹ năng khác như lật người, bò, cầm nắm đồ vật, giảm khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức mới, ảnh hưởng tới hệ thần kinh của trẻ.

Vì thế, để đảm bảo những lợi ích và giảm thiểu rủi ro, ba mẹ hoặc người chăm sóc cần cho bé nằm võng đúng cách, luôn giám sát khi bé nằm ngủ trong võng và đảm bảo võng được thiết kế đúng chuẩn, để an toàn cho và thoải mái cho bé.

3. Trẻ mấy tháng được nằm võng

Ba mẹ có thể cho bé từ 3 tháng tuổi trở lên được nằm võng. Tuy nhiên chỉ nên cho trẻ nằm võng để ngủ những giấc ngắn vào ban ngày, hoặc là ngủ trưa.

Trẻ mấy tháng được nằm võng

Trẻ sơ sinh 3 – 6 tháng tuổi đã có thể nằm võng trong thời gian ngắn

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi không nên nằm võng vì hệ xương và cơ của bé còn yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi bề mặt cong của võng.

Thời điểm thích hợp nhất để bé bắt đầu nằm võng là từ 3-6 tháng tuổi, khi hệ xương dần phát triển ổn định hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng loại võng phù hợp, có lớp đệm mềm và bề mặt không quá cong.

Khi cho bé nằm võng, ba mẹ nên luôn giám sát, không đung đưa mạnh và chỉ cho bé nằm trong thời gian ngắn, khoảng 10-15 phút/lần, để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển xương và nguy cơ ngạt thở.

Đặc biệt, không nên để bé ngủ qua đêm trên võng. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, nằm giường phẳng hoặc nôi có bề mặt cứng vừa phải vẫn là lựa chọn an toàn và tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của bé.

4. Hướng dẫn cho trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi võng?

Hướng dẫn cho trẻ sơ sinh nằm võng an toàn

Nếu gia đình lựa chọn cho bé nằm võng thì cần phải đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho bé, bằng cách tuân thủ những quy định như sau:

Lựa chọn một chiếc võng phù hợp với bé, có kích thước vừa vặn, đủ để bé có thể cử động thoải mái, nhưng không bị mất thăng bằng và rơi ra khỏi võng. Hãy đảm bảo dây treo võng chắc chắn, võng được làm từ chất liệu an toàn.

Đặt võng ở nơi an toàn trong nhà, tránh xa các khu vực ẩm ướt, dễ cháy nổ, có ổ điểm, vật sắc nhọn, đồ gây bỏng, … để tránh gây tai nạn cho bé.

Trước khi cho bé ngủ trên võng cần kiểm tra xem đã đảm bảo chịu lực, không bị hỏng, không bị gãy hay đứt dây.

Khi đặt trẻ vào võng, cần thực hiện nhẹ nhàng và hãy đảm bảo lúc bé đang tỉnh táo, không có nguy cơ ngã hoặc tổn thương. Giữ cho đầu và cổ của trẻ ở tư thế an toàn.

Luôn luôn giám sát trẻ trong lúc đang nằm võng, để đảm bảo trẻ cảm thấy thoải mái, không có dấu hiệu khó chịu. Không được để trẻ một mình trong võng mà không để mắt đến.

Không để trẻ nằm trong võng quá lâu mà cần giúp trẻ cử động, tập luyện nhiều tư thế và khám phá không gian xung quanh.

5. Những điều cần tránh khi cho bé nằm võng

Những điều cần tránh khi cho bé nằm võng

Khi chăm sóc bé và để bé nằm trên võng, gia đình cần chú ý tránh những điều như sau:

Không đặt võng ở nơi thiếu an toàn, dùng loại võng chất lượng, lắp đặt theo đúng quy định.

Không đung đưa và rung lắc võng quá mạnh vì có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.

Chỉ nên để trẻ nằm ngủ bằng võng vào ban ngày.

Không treo võng ở quá cao để tránh nguy cơ bị ngã và tổn thương sau ngã.

Tránh để trẻ nằm một mình mà không giám sát.

>>Xem thêm: Trẻ mấy tháng hết gắt ngủ? mẹo chữa gắt ngủ cho trẻ

Như vậy gia đình có thể để trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách, nhưng phải luôn để mắt tới bé và thực hiện đúng quy định nhằm đảm bảo an toàn. Hãy để bé được thử những tư thế mới và không gian lạ như ở trên võng, cùng với những địa phương khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý