SELECT MENU

Trẻ sơ sinh ngủ 4 5 tiếng không bú có sao không? Cách đánh thức trẻ dậy bú

Cao Thao - - 6

Đối với trẻ sơ sinh giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ. Trẻ thường ngủ nhiều và có giấc ngủ dài hơn người lớn. Vậy trẻ ngủ li bì có nên đánh thức trẻ dậy chơi hay không? Trẻ sơ sinh ngủ 4 5 tiếng không bú có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Đây là những câu hỏi mà nhiều bố mẹ quan tâm trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Trong bài viết dưới đây, Moaz BéBé xin chia sẻ một số thông tin giúp bố mẹ giải đáp vấn đề này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Tìm hiểu về nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tổng thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh khoảng 16 – 20 giờ/ngày và khi trẻ càng lớn thời gian này sẽ càng ngắn lại. Thời gian ngủ ban ngày của trẻ khoảng 8 giờ đồng hồ, thời gian còn lại trẻ sẽ ngủ vào ban đêm.

>>Xem thêm: Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo tháng tuổi chi tiết dành cho ba mẹ

nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh

Trung bình trẻ sơ sinh ngủ khoảng 16 – 20 giờ mỗi ngày

Hiện tại, chưa có công thức chính xác nào cho nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh. Thời gian ngủ của các bé phụ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố như: thể trạng, môi trường, nhu cầu của từng bé. Thông thường trẻ có thể ngủ 1 giấc từ 3 – 4 giờ nhưng cũng có trẻ có thể ngủ liên tục trong 10 giờ.

Dưới đây là tổng thời gian ngủ của trẻ theo tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi, tổng thời gian ngủ chiếm khoảng 16 – 20 giờ đồng hồ mỗi ngày
  • Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi, ở giai đoạn này con đã quen dần với giấc ngủ ngày và đêm nên thời gian ngủ sẽ rút lại còn khoảng 14 giờ/ngày
  • Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi trẻ chỉ còn ngủ từ 12 – 15 giờ/ ngày

Cũng giống như giấc ngủ của người lớn, giấc ngủ của trẻ cũng được chia làm 2 loại:

  • Giấc ngủ nông (ngủ nhanh): Khi trẻ ngủ mắt trẻ cử động nhanh theo chiều trước – sau. Giấc ngủ nông chiếm khoảng nửa thời gian ngủ của trẻ.
  • Giấc ngủ sâu (ngủ chậm): Không có hiện tượng trẻ cử động mắt khi ngủ. Trẻ thường ngủ sâu với 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 – trẻ buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật, mí mắt sụp xuống và chớp liên tục. Giai đoạn 2 – trẻ ngủ vẫn có thể vặn mình, giật mình, ngủ lơ mơ. Giai đoạn 3 – trẻ bắt đầu ngủ sâu không cử động. Giai đoạn 4 – trẻ ngủ rất sâu, lay con dậy rất khó.

Để xác định trẻ ngủ đủ giấc hay không mẹ cần theo dõi sự phát triển của trẻ cả về cân nặng và chất lượng giấc ngủ.

2. Trẻ sơ sinh ngủ 4 – 5 tiếng không bú có sao không?

Trẻ sơ sinh kích thước dạ dày còn rất nhỏ nên trẻ rất dễ no và cũng nhanh đói. Mỗi lần trẻ chỉ bú khoảng từ 60 – 90ml/cữ. Khi cho trẻ bú mẹ hay sữa công thức, trẻ được bú no sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và sau đó khoảng 2 – 3 giờ con sẽ cảm thấy đói và thức dậy đòi ăn để được nạp thêm năng lượng. Vậy, những đứa trẻ sơ sinh ngủ 4, 5 tiếng không bú, mẹ có nên đánh thức trẻ dậy không?

>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có lợi hay hại? Lời khuyên từ chuyên gia

Trẻ sơ sinh ngủ 4 - 5 tiếng không bú có sao không

Trẻ sơ sinh ngủ 4 – 5 tiếng không bú mà vẫn phát triển bình thường thì không cần đánh thức

Đối với những trẻ có giấc ngủ dài như vậy nhưng vẫn phát triển tốt, tăng cân đều thì mẹ có thể tiếp tục cho trẻ bú theo nhu cầu, không cần đánh thức trẻ dậy. Tuy nhiên, với trẻ có giấc ngủ dài hơn, trẻ ngủ li bì nhiều giờ đồng hồ và không có dấu hiệu muốn dậy mẹ cần theo dõi một số điều sau: số lần thức giấc, số lần cho trẻ bú trong ngày và lượng sữa trẻ bú mỗi cữ, tình trạng nước tiểu, phân trẻ thải ra trong ngày,… để đánh giá sự phát triển của trẻ và có căn cứ để trao đổi với bác sĩ trong trường hợp cảm thấy có điều bất thường.

Trong trường hợp trẻ sinh non, nhẹ cân việc đánh thức trẻ dậy bú là điều vô cùng cần thiết. Với thể trạng như vậy, trẻ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng thường xuyên. Mẹ nên cho trẻ bú sau 2 – 4 giờ/lần. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành được chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh.

3. Trẻ sơ sinh ngủ li bì có sao không?

Mặc dù trẻ ngủ nhiều là tốt, nhưng trong trường hợp trẻ ngủ li bì nhiều giờ thì đây lại là dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần đặc biệt quan tâm.

Trẻ sơ sinh ngủ li bì có sao không? 

Khi trẻ sơ sinh ngủ li bì nhiều giờ thì ba mẹ cũng nên chú ý

Dưới đây là một số lý do khiến trẻ ngủ li bì xảy ra phổ biến nhất:

  • Trẻ bị viêm đường hô hấp trên khiến cơ thể mệt mỏi: Nếu trong quá trình chăm sóc mẹ thấy trẻ có các biểu hiện như: ho, hắt hơi, chảy nước mũi, sốt cao,… chứng tỏ trẻ đang bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp. Lúc này cơ thể mệt mỏi, uể oải nên trẻ ngủ li bì là điều thường thấy
  • Trẻ đang bị tiêu chảy, mất nước, cơ thể khó chịu sinh ra bỏ bú, biếng ăn nên ngủ nhiều hơn trước
  • Trẻ ngủ không đủ giấc: Nếu giấc ngủ trước đó của trẻ không đạt hiệu quả cao bởi các yếu tố từ môi trường như: nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn,…làm ảnh hưởng trẻ sẽ không thoải mái và sinh ra quấy khóc. Đây cũng là lý do, trẻ có xu hướng ngủ nhiều hơn ở cữ tiếp theo
  • Trẻ mắc một số bệnh lý như: bị vàng da, rối loạn nhịp thở, trẻ sinh non,…

Trẻ ngủ nhiều không ăn đủ bữa, cơ thể không được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên rằng, sau 2 – 3 giờ ngủ mẹ nên đánh thức trẻ dậy để cho bú. Trẻ dưới 1 tuổi mẹ không nên để trẻ nhịn ăn trong 4 – 5 giờ, trẻ có thể bị đói gây ảnh hưởng đến sự phát triển.

4. Cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú hiệu quả

Khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ li bì, mẹ nên đánh thức trẻ dậy sau khoảng 3 giờ ngủ, mỗi ngày thực hiện khoảng 8 lần cho trẻ ăn để đảm bảo trẻ được uống đủ sữa. Để đánh thức trẻ dậy không bị giật mình, khó chịu mẹ có thể thực hiện theo các cách sau:

Cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú hiệu quả

Hướng dẫn cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú hiệu quả

  • Chạm nhẹ vào người trẻ: Mẹ có thể nhẹ nhàng chạm vào cánh tay hoặc má trẻ để gọi con dậy hoặc có thể dùng khăn ướt lau nhẹ nhàng lên má. Lưu ý, mùa đông mẹ cần dùng khăn ấm để lau, tránh trường hợp trẻ bị giật mình hoảng sợ.
  • Nới lỏng khăn quấn: Nếu quấn khăn giúp trẻ yên tâm và cảm thấy an toàn khi ngủ thì khi muốn đánh thức trẻ dậy mẹ có thể nới lỏng khăn quấn. Điều này có thể làm trẻ tỉnh giấc hiệu quả
  • Thay đổi môi trường đang ngủ bằng cách bật nhạc sôi động, bật đèn: Mở một bản nhạc hoặc thay đổi cường độ ánh sáng cũng có tác dụng hữu hiệu trong việc đánh thức trẻ dậy
  • Bế trẻ ra khỏi nôi và cho trẻ bú mẹ: Mẹ có thể đánh thức bé bằng cách bế ra khỏi nôi và cho bé bú ở tư thế thoải mái nhất. Theo bản năng, ngửi thấy mùi thơm của sữa mẹ trẻ sẽ mở miệng ra bú đây cũng là dấu hiệu trẻ bắt đầu thức giấc.

Ngoài ra, để xây dựng cho trẻ một thói quen tốt ngay từ sớm mẹ có thể cân chỉnh lại thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bằng một số biện pháp dưới đây:

  • Tập cho trẻ phân biệt được ngày và đêm bằng việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Ban ngày mẹ có thể mở cửa sổ để ánh sáng tự nhiên chiếu vào hoặc cho trẻ đi dạo. Ban đêm mẹ chỉ để đèn ngủ ở mức độ vừa phải, phù hợp để phục vụ các nhu cầu ban đêm của trẻ như: thay tã bỉm, pha sữa cho trẻ,…
  • Hình thành cho trẻ một số thói quen trước ngủ như: tắm, massage nhẹ nhàng,…
  • Tập cho trẻ thói quen thức dậy vào đúng giờ ăn
  • Giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ của trẻ bằng cách sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng và để trẻ tự đi vào giấc ngủ.
  • Mùa đông, nhiệt độ xuống thấp để đảm bảo sức khỏe và giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc hơn mẹ có thể sử dụng máy sưởi điện đa năng.

Trẻ sơ sinh ngủ ngày, ngủ li bì mẹ có thể áp dụng các cách trên để đánh thức con dậy. Đây là những cách thực hiện đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao đã được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng.

>>Xem thêm: Lịch Easy là gì? Hướng dẫn nuôi con theo phương pháp Easy theo từng giai đoạn

Qua các thông tin được Moaz BéBé chia sẻ phía trên, hy vọng đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc: Trẻ sơ sinh ngủ 4 – 5 tiếng không bú có sao không? Nên hay không nên đánh thức trẻ dậy? Và hiểu rõ hơn về vai trò cũng như thời gian ngủ hợp lý cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, ngủ nhiều là hiện tượng sinh lý bình thường, quan trọng là trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển, nên bố mẹ cũng không nên quá lo lắng.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý