Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô có nguy hiểm không? Nguyên nhân & cách xử lý
Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô, kèm theo các biểu hiện rỉ máu, có dịch nhầy,… có thể báo hiệu những bệnh lý nghiêm trọng. Vậy, bố mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng trên? Hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình trạng trẻ rụng rốn nhưng chưa khô trong bài viết dưới đây nhé!
1. Sau khi rụng rốn bao lâu thì khô?
Thông thường, sau từ 5 – 15 ngày sau sinh, cuống rốn của trẻ sơ sinh sẽ tự rụng và khô ngay trong vài ngày sau đó. Trong trường hợp, mẹ quan sát kĩ thấy phần rốn rụng không có dấu hiệu khô hẳn mà còn kèm theo một ít nước nhầy hoặc rỉ máu và có vết thương hở,… Nếu không biết cách chăm sóc và vệ sinh đúng cách khu vực này, các vi khuẩn gây bệnh sẽ rất dễ tấn công và xâm nhập vào cơ thể trẻ gây ra tình trạng viêm nhiễm.
>>Xem thêm: Những mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn – đơn giản, bố mẹ nên biết
Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, sau khi rụng rốn mà thấy các dấu hiệu bất thường trên hoặc rốn có mùi hôi khó chịu, rỉ máu khó cầm máu, rỉ nước nhầy màu vàng,… thì hãy cho trẻ đi thăm khám bác sĩ để tiến hành kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô
Trước khi rốn rụng phần chân rốn có thể rỉ một chút dịch màu nâu đó là máu còn đọng lại ở mặt cắt cuống rốn nên trong trường hợp này, trẻ rụng rốn nhưng chưa khô là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, theo dõi một thời gian thấy chỗ rốn rụng xuất hiện mủ vàng hoặc mủ xanh, xung quanh rốn có hiện hiện tượng sưng đỏ,… là dấu hiệu rốn trẻ đang bị viêm nhiễm. Vậy tại sao rốn trẻ sau khi rụng nhưng vẫn chưa khô?
Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
2.1 Rốn trẻ sơ sinh xuất hiện mủ
Mẹ có thể dễ dàng nhận thấy rốn trẻ có mủ qua mắt thường kèm theo các dấu hiệu như: có mùi hôi, ẩm ướt, nước mủ chảy ra,… Lúc này chứng tỏ rốn trẻ đã bị viêm.
Để khắc phục tình trạng này tại nhà mẹ có thể nặn mủ, bôi oxy già và vệ sinh bằng nước muối hàng ngày cho trẻ. Trường hợp, trẻ có các biểu hiện như: bỏ bú, sốt cao, cơ thể uể oải, mệt mỏi,… bố mẹ cần cho trẻ đi gặp bác sĩ chuyên khoa.
2.2 Trẻ bị u hạt rốn
Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng vẫn chưa khô và rỉ máu. Theo các chuyên gia, việc nhận biết tình trạng này thường biểu hiện không mấy rõ ràng. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ rụng rốn có mủ vàng chảy ra mẹ cần theo dõi sát sao và điều trị kịp thời, tránh để lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng rốn bị nhiễm trùng.
2.3 Trẻ bị viêm mạch máu rốn
Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm mạch máu. Theo các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, trong khoảng thời gian đầu khi chào đời, các tĩnh mạch, động mạch của trẻ sơ sinh có thể bị xơ hóa và xẹp xuống, nếu bố mẹ không vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm xung quanh vùng rốn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm mạch máu rốn là phần cuống rốn lâu khô, phần bụng sưng đỏ, rốn xuất hiện mủ màu trắng hoặc mủ màu vàng chảy ra.
2.4 Trẻ bị uốn ván
Có thể mẹ chưa biết, uốn ván cũng là nguyên nhân khiến trẻ rụng rốn nhưng lâu khô. Muốn kiểm tra tình trạng này mẹ có thể vuốt nhẹ từ mỏm ức của trẻ xuống, nếu thấy xuất hiện mủ chảy ra rất có thể trẻ đã bị viêm tĩnh mạch. Gặp trường hợp này, bố mẹ cần chăm sóc trẻ thật kỹ lưỡng để hạn chế tối đa vi khuẩn gây hại xâm nhập vào vùng mật, gan, gây nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh.
3. Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng vẫn chưa khô mẹ cần làm gì?
Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng vẫn rỉ nước nhầy hoặc rỉ máu có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ. Do đó, bố mẹ cần nắm được các lưu ý sau về cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh để chăm sóc và bảo vệ vùng rốn của trẻ đúng cách, không bị nhiễm trùng:
- Khi rốn rụng nhưng chưa khô vẫn còn dịch nhầy bố mẹ không sử dụng bất cứ thứ gì để đắp lên, kế cả thuốc. Bởi làm như vậy rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng, uốn ván,… nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng tử vong ở trẻ.
- Vùng rốn chưa khô, bố mẹ cần phải duy trì việc vệ sinh và chăm sóc đúng cách. Hàng ngày. bố mẹ dùng bông vô trùng nhúng nước muối sinh lý 0.9% để vệ sinh rốn cho trẻ. Sau đó dùng bông gạc thấm nước còn đọng lại xung quanh vùng rốn và giữ rốn luôn khô ráo.
- Không nên dùng cồn để vệ sinh rốn cho trẻ trong trường hợp này vì có thể chúng sẽ làm tế bào da non của trẻ bị tổn thương
- Luôn giữ rốn trẻ được khô thoáng, hạn chế việc bị cọ xát mạnh trong lúc tắm, ngâm nước quá lâu, mặc quần áo kín hoặc mặc bỉm che phần rốn.
4. Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng vẫn chưa khô có thể tiềm ẩn các nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, bố mẹ nên nắm được các biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu để đảm bảo an toàn cho vùng rốn của trẻ:
Dưới đây là một số cách phòng ngừa mẹ nên lưu ý:
- Ngay từ khi mới sinh, bé cần được tiếp xúc ngay với mẹ. Hành động da kề da sẽ hạn chế tối đa các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ và gia tăng tình cảm mẹ con.
- Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các vi khuẩn gây bệnh
- Trong quá trình mang thai mẹ cần tiêm phòng uốn ván đầy đủ để tránh nguy cơ lây bệnh sang con
- Sử dụng những dòng máy tiệt trùng chuyên dụng để vệ sinh đồ dùng của bé đúng cách.
Như vậy, trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô có thể là hiện tượng bình thường, nhưng trong một số trường hợp nó lại là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm gây hại cho sức khỏe của trẻ. Do đó, bố mẹ cần nắm được đầy đủ các thông tin xoay quanh tình trạng này để có thể phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Đừng quên theo dõi các bài viết của Moaz BéBé để cập nhật các thông tin mới và có thêm kiến thức chăm sóc con nhỏ hữu ích nhất nhé!