Trẻ sơ sinh uống sữa để lâu có sao không? Cách xử lý khi con lỡ uống sữa hư, thiu
Sữa mẹ, sữa công thức là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa có nhiều chất dinh dưỡng, giàu vitamin, khoáng chất, các loại protein, carbohydrate và chất béo tốt. Tuy nhiên, sữa mẹ/sữa công thức nếu không biết bảo quản rất dễ bị hư, bị thiu. Vậy, trẻ sơ sinh uống sữa để lâu có sao không? bé lỡ uống sữa hư, sữa thiu mẹ cần xử lý như thế nào? Để biết câu trả lời, hãy cùng Moaz BéBé tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Sữa pha sẵn có thể để được bao lâu?
Để đảm bảo an toàn và giữ trọn dưỡng chất trong sữa, mẹ nên cho bé bú ngay sau khi hút sữa hoặc ngay sau khi pha sữa công thức chuẩn tỉ lệ. Với sữa công thức, mẹ chỉ nên pha đủ cho con dùng trong một cữ, tránh trường hợp bé uống thừa vừa lãng phí vừa không tốt cho sức khỏe nếu cho bé uống tiếp ở cữ sau. Mẹ cần theo dõi nhu cầu ăn của con trong từng giai đoạn để pha lượng sữa mỗi cữ cho phù hợp.
Trong trường hợp, cữ đó bé bú kém, mẹ có thể để sữa công thức pha xong để được bao lâu? Theo trang sức khỏe y tế quốc gia của chính phủ Vương quốc Anh khuyến cáo:
- Ở nhiệt độ phòng: Sữa công thức đã pha có thể để được tối đa 2 tiếng. Nếu bé bú dư sữa mẹ chỉ cho con bú tiếp sữa đó trong vòng 1 giờ
- Bảo quản trong tủ lạnh: Để tránh nhiễm khuẩn ở môi trường bên ngoài, bảo quản sữa trong tủ lạnh trữ sữa cho bé ở nhiệt độ dưới 5 độ C là vô cùng cần thiết. Trong điều kiện lý tưởng, sữa công thức pha sẵn có thể để được tối đa trong 24 giờ rất tiện cho gia đình nào không có thời gian pha sữa cho con theo cữ.
- Bảo quản trong túi trữ sữa có túi đá làm lạnh: Sữa pha xong nên được dùng trong 4 giờ
Lưu ý: Mẹ không nên bảo quản sữa con uống thừa trong bình để cho con uống ở cữ tiếp theo. Vì khi bé đã bú, sữa đã dính nước bọt của bé khiển vi khuẩn càng phát triển nhanh hơn.
2. Điều gì xảy ra khi bé uống phải sữa thiu?
Sữa bảo quản không đúng cách hoặc sữa để lâu mẹ chủ quan không kiểm tra trước, vô tình bé uống phải sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể. Bé tiêu thụ một lượng vừa hoặc lớn sữa bị hư có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm khiến bé bị: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đi ngoài,… tồi tệ hơn bé sẽ bị mất nước.
Các triệu chứng trên thường sẽ tự giảm bớt trong vòng 12 – 24 giờ, nếu không thuyên giảm bố mẹ cần đưa con đi thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số tác hại khi bé lỡ uống phải sữa thiu bị hư hỏng:
- Gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Sữa để lâu bị hỏng sẽ tồn tại các loại vi khuẩn có hại gây nhiễm trùng đường tiêu hóa dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu,…
- Nguy cơ nhiễm trùng cao: Các loại vi khuẩn tồn tại trong sữa hỏng khi vào cơ thể sẽ làm nhiễm trùng toàn thân có thể khiến bé bị sốt, mệt mỏi và viêm nhiễm các cơ quan nội tạng làm nguy hiểm đến tính mạng
- Gây rối loạn tiêu hóa: Trong sữa bị hỏng có các chất gây kích ứng, dị ứng dẫn đến tình trạng bé bị ngứa, phát ban, khó thở
- Mất dinh dưỡng: Sữa hỏng sẽ bị biến đổi về thành phần, một số chất dinh dưỡng quan trọng sẽ bị mất đi như: vitamin, canxi, protein.
Ngoài nguyên nhân bảo quản sữa không đúng cách thì việc khử trùng bình sữa, pha sữa đúng cách cũng rất quan trọng. Để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, đảm bảo vị ngon của sữa và bảo toàn được các thành phần dinh dưỡng mẹ có thể tham khảo các loại máy tiệt trùng, vệ sinh bình sữa, máy pha sữa của Moaz BéBé để loại bỏ tối đa các loại vi khuẩn gây hại làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa của con.
3. Cách kiểm tra sữa có bị hư, thiu hay không?
Một trong những dấu hiệu đầu tiên mẹ có thể nhận ra sữa bị hư hỏng hay không đó là sự thay đổi về mùi. Sữa bị hư thường có mùi chua khó chịu do axit lactic vi khuẩn sinh ra. Ngoài ra còn xuất hiện các dấu hiệu hư hỏng như:
- Sữa chuyển sang màu ngả vàng, vẩn đục
- Bề mặt sữa xuất hiện gợn lăn tăn, sữa bị vón cục
4. Cách xử lý khi con lỡ uống phải sữa thiu, hư hỏng
Nếu các triệu chứng ngộ độc sữa của con ở mức độ nhẹ, bố mẹ hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà bằng cách tiến hành sơ cứu làm giảm các triệu chứng xuất hiện.
Dưới đây là các điểm mẹ cần lưu ý:
4.1 Tránh để con mất quá nhiều nước
Khi bé bị ngộ độc sữa việc quan trọng nhất mẹ cần làm là duy trì sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể. Nước điện giải là giải pháp tối ưu giúp con bổ sung nước hiệu quả.
4.2 Khôi phục năng lượng
Với các bé từ 6 – 12 tháng tuổi, nước ép trái cây và nước dừa có thể khôi phục lượng carbohydrate chuyển hóa thành năng lượng, giúp cơ thể bù lại năng lượng đã mất giúp cơ thể không bị suy nhược
4.3 Sử dụng thực phẩm có tính khử caffeine
Caffeine là chất có thể làm trầm trọng thêm tình trạng kích ứng đường tiêu hóa khi trẻ bị ngộ độc, nên bố mẹ nên sử dụng các loại thực phẩm có tính khử caffeine để làm dịu các cơn đau bụng của trẻ như gừng, lá bạc hà,…
4.4 Thăm khám bác sĩ nếu các triệu chứng không thuyên giảm
nếu cơ thể con bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc nghiêm trọng như mất nước nhiều, tiêu chảy nặng,… mẹ cần cho con đến thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời
>> Tham khảo: 7 dấu hiệu trẻ không hợp sữa công thức khiến bé thấp còi, nhẹ cân
Hy vọng, các thông tin Moaz BéBé chia sẻ phía trên đã giúp mẹ trả lời được câu hỏi “trẻ sơ sinh uống sữa để lâu có sao không?” và nhận biết được sữa như nào là bị hỏng. Hãy cùng theo dõi các bài viết của Moaz BéBé thường xuyên để cập nhật các thông tin mới nhất nhé!