SELECT MENU

Hỏi đáp:Trẻ sơ sinh uống sữa nguội, sữa lạnh có sao không?

Cao Thao - - 2459

Trong 6 tháng đầu, trẻ hấp thu dinh dưỡng hầu hết bằng cách bú sữa mẹ hoặc sử dụng sữa công thức. Rất nhiều trường hợp khi cho trẻ uống sữa công thức nhưng không hết, mẹ sẽ bảo quản sữa để cho bé dùng lại. Hoặc sữa mẹ vắt ra mẹ trữ đông cho bé bú. Sữa bảo quản không còn giữ được nhiệt độ ấm có thể ảnh hưởng khi cho trẻ bú. Vậy trẻ sơ sinh uống sữa nguội có sao không? Hãy cùng tìm hiểu bố mẹ nhé.

1. Trẻ sơ sinh uống sữa nguội có sao không?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Trong điều kiện thuận lợi, mẹ có thể cho trẻ bú mẹ trực tiếp là tốt nhất. Tuy nhiên, có nhiều mẹ do không đủ sữa, hoặc đang gặp một số vấn đề không thể cho bé bú trực tiếp cần hút sữa và bảo quản lạnh cho bé dùng. Trường hợp bé sử dụng sữa công thức nhưng không hết, mẹ để lại để cho bé dùng tiếp.

Một thắc mắc của các mẹ là trẻ sơ sinh uống sữa nguội được không? Theo nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh có thể uống sữa nguội. Sữa nguội gần như không làm mất đi chất dinh dưỡng và các thành phần có trong sữa. Tuy nhiên, sữa nguội có thể làm phân tách chất lỏng của sữa làm ảnh hưởng đến độ ngon của sữa.

Ba mẹ nên để ý việc cho bé uống sữa nguội

Ba mẹ nên để ý việc cho bé uống sữa nguội

Tuy nhiên, các bé thường quen với nhiệt độ sữa khoảng 37 độ C. Đây là mức nhiệt tương đương với nhiệt độ sữa khi bé bú mẹ trực tiếp. Nếu sữa được hâm nóng ở mức nhiệt độ này sẽ giúp bé bú ngon hơn. Bé uống sữa ấm trước khi đi ngủ giúp bé có giấc ngủ ngon và sâu hơn; sữa ấm cũng kích hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn giảm tình trạng đầy hơi, tức bụng ở trẻ.

Một số trẻ quen bú mẹ trực tiếp hoặc uống sữa ấm sẽ cảm thấy khó chịu khi uống sữa nguội. Trong quá trình cho bé uống sữa, bố mẹ hãy theo dõi phản ứng của bé để biết được ý thích của bé như thế nào nhé.

Có một lưu ý cho mẹ, tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng sữa bò.

>> Xem thêm: Pha sữa cho trẻ sơ sinh ở nhiệt độ bao nhiêu?

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn từ A – Z

2. Cho trẻ uống sữa lạnh có an toàn không?

Sữa lạnh vẫn được coi là an toàn đối với trẻ. Sữa lạnh còn có khả năng giúp trẻ giảm cơn đau khi mọc răng.

Tuy nhiên, sẽ tùy vào tình trạng sức khỏe của bé, sở thích uống sữa của bé yêu mà bố mẹ chuẩn bị cữ sữa cho con phù hợp nhất.

Sữa lạnh ảnh hưởng đến việc con bú ba mẹ nên biết

Sữa lạnh ảnh hưởng đến việc con bú ba mẹ nên biết

3. Bé 1 tuổi uống sữa lạnh được không?

Bé 1 tuổi cũng có thể uống sữa lạnh, nhưng để đảm bảo an toàn và thoải mái cho bé, bố mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng như sau:

  • Kiểm tra xem bé có nhạy cảm, thấy khó chịu với đồ uống, thức ăn lạnh trước đó không. Biện pháp thực hiện là hãy để bé thử uống một chút một để xem phản ứng của bé với sữa lạnh như thế nào. Nếu bé cảm thấy bài xích, không muốn thử thì ba mẹ nên ngừng lại ngay. Tuy nhiên cho dù bé thích uống thì cũng không được để bé uống quá nhiều. 
  • Đảm bảo sự an toàn cho bé bằng cách pha sữa đúng chuẩn phương pháp khoa học, bảo quản và xử lý đúng tiêu chuẩn để tránh nhiễm khuẩn. Nếu sữa đã bảo quản trong tủ lạnh một thời gian dài thì nên kiểm tra lại tình trạng, mùi vị và màu sắc của sữa xem còn có thể đưa cho bé uống hay không. 
  • Khả năng tiêu hóa của bé, bởi một số bé có hệ tiêu hóa nhạy cảm, nên sẽ cảm thấy khó chịu, bị đau bụng khi uống sữa lạnh. Vậy nên nếu bé có bất kỳ dấu hiệu không thoải mái sau khi uống sữa lạnh, bố mẹ phải xử lý ngay và sau này nên làm ấm sữa trước khi cho bé uống. 
  • Kiểm tra thói quen và sở thích của bé vì nhiều bé thích sữa ấm hơn, do cảm giác quen thuộc, dễ uống và dễ tiêu hóa. Vậy nên bố mẹ cần thử cả 2 cách xem bé thích loại sữa nào hơn. 

4. Một số lưu ý khi hâm nóng sữa

Hầu hết các mẹ sẽ có thói quen hâm nóng sữa nguội (lạnh) trước khi cho bé bú. Mẹ có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để làm nóng sữa như: Sử dụng máy hâm sữa, đặt trong bát nước nóng, hâm bằng lò vi sóng…

Hâm nóng sữa ở nhiệt độ cao có thể dẫn đến một số các vitamin, chất dinh dưỡng bị bay hơi, mất chất vì nước quá nóng.

Không nên hâm nóng sữa quá 2 giờ, khiến cho vi khuẩn sinh sôi phát triển hoặc sữa bị lên men.

Sữa sau khi hâm xong nên cho bé dùng luôn. Nếu không dùng hết mẹ nên bỏ sữa đi hoặc cho bé sử dụng trong 24 và cần bảo quản trong tủ lạnh.

Tuyệt đối không hâm sữa bằng lò vi sóng. Vì lò vi sóng không thể làm sữa nóng đều, đặc biệt nhiệt độ lò vi sóng cao sau khi hâm sữa bé uống có thể bỏng miệng hoặc thực quản.

Nếu mẹ sử dụng cách hâm sữa bằng máy, nên điều chỉnh nhiệt độ hâm sữa thấp để giữ được dinh sữa tốt nhất. Nhiệt độ sữa phù hợp cho bé bú là 37 độ C.

5. Một số câu hỏi trẻ uống sữa nguội

Trẻ sơ sinh uống sữa nguội có bị đau bụng không?

Chưa có thông tin nào cho thấy khi trẻ uống sữa nguội gây ra tình trạng đau bụng. Sữa nguội nếu được bảo quản đúng cách, đảm bảo vệ sinh trong quá trình sử dụng bảo quản sữa vẫn an toàn cho bé.

Trẻ sơ sinh uống sữa nguội có bị tiêu chảy không?

Trẻ uống sữa nguội cũng không gặp tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, khi bố mẹ cho bé uống sữa nên theo dõi phản ứng của trẻ. Xem bé yêu thích uống sữa ấm hay sữa nguội. Từ đó chuẩn bị những cứ sữa phù hợp cho bé những bữa ăn ngon nhất.

Nếu mẹ muốn cho bé uống sữa nguội cần đảm bảo các yếu tố sau: Bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đảm bảo vệ sinh, không sử dụng sữa đã quá hạn, không sử dụng sữa có dấu hiệu bị hỏng, trước khi cho bé uống cần lắc đều để hòa tan các chất bị phân tách…

Một số nguyên nhân dẫn đến trẻ bị đau bụng, bệnh tiêu chảy khi uống sữa như:

  • Trẻ kém dung nạp chất lactose có trong sữa
  • Trẻ dị ứng đạm sữa bò
  • Sữa không phù hợp với độ tuổi của trẻ, hoặc trẻ dị ứng với thành phần có trong sữa
  • Bảo quản sữa không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh
  • Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ
  • Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu

Bé sẽ cảm thấy con miệng nhất khi bú sữa mẹ hoặc bú sữa ấm. Bởi vậy, nếu có điều kiện thời gian bố mẹ nên hâm nóng sữa cho bé trước khi cho bé uống. Một trong những sản phẩm hâm sữa của Moaz BeBe giúp bố mẹ hâm sữa dễ dàng, chuẩn nhiệt độ cho bé bố mẹ có thể tham khảo ở dưới đây nhé:

 

3.7/5 - (3 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý