SELECT MENU

Bệnh sốt virus ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Moaz BéBé - - 154
Share:

Bệnh sốt virus ở trẻ em là bệnh lý lành tính thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh đa số có thể tự khỏi không cần kháng sinh sau khoảng 7 ngày. Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh và cách điều trị, phòng chống bệnh sốt virus ở trẻ nhỏ trong bài viết dưới đây.

Bệnh sốt virus ở trẻ em

Trước khi tìm hiểu hướng điều trị bệnh sốt virus, cha mẹ cần hiểu rõ về bệnh lý này và nắm được những triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh. Cụ thể như sau:

Khái niệm bệnh sốt virus ở trẻ

Bệnh sốt virus ở trẻ em là bệnh lý khá thường gặp. Bệnh lý này còn được biết đến cái tên là sốt siêu vi với triệu chứng phổ biến là sốt cao kéo dài. Sốt virus thường xảy ra với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng kém. Những triệu chứng ban đầu của bệnh chỉ là ho, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, tiêu chảy nhưng có thể biến chứng nặng hơn với trẻ sinh non, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng.

Ngoài một số ít trường hợp trở nặng, triệu chứng bệnh sốt virus đa số sẽ mất dần sau khoảng 7 ngày mà không cần thiết phải sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi sát sao những biểu hiện của trẻ để phát hiện những triệu chứng bất thường nhằm xử lý kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc.

Bệnh sốt virus thường gặp ở trẻ nhỏ

Bệnh sốt virus thường gặp ở trẻ nhỏ

Biểu hiện, triệu chứng bệnh sốt virus trẻ em

Bệnh sốt virus ở trẻ em là một bệnh thường gặp do sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện. Virus gây bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa và bùng phát thành dịch. Sốt virus ở trẻ em có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm thanh quản, loạn nhịp tim… Vì vậy, cha mẹ cần nắm rõ các triệu chứng của mỗi giai đoạn bệnh nhằm có cách trị bệnh sốt virus kịp thời tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.

Nhìn chung, các biểu hiện của bệnh sốt virus ở trẻ em thường là:

  • Sốt cao: Dấu hiệu bệnh sốt virus dễ nhận thấy là trẻ sốt cao trên 39 độ C, thậm chí có thể sốt lên 41 độ C. Đây là triệu chứng điển hình nhất của sốt virus. Sốt cao thường xuất hiện sau 3- 5 ngày khởi phát bệnh và giảm dần. Trong cơn sốt, trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng các loại thuốc hạ sốt thông thường.
  • Đau người: Bên cạnh sốt cao, đau cơ bắp, đau toàn thân, đau đầu…là triệu chứng của sốt virus ở trẻ em bên cạnh sốt cao. Điều này khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc.2
  • Rối loạn tiêu hóa: Trong một số trường hợp, triệu chứng bệnh sốt virus ở trẻ là trẻ bị sốt virus kèm rối loạn tiêu hóa với đặc điểm đi phân lỏng, có chất nhầy, không có máu. Rối loạn tiêu hóa có thể xuất hiện cùng lúc hoặc muộn hơn vài ngày sau khi sốt.
  • Phát ban: Biểu hiện của bệnh sốt virus tiếp theo là tình trạng phát ban. Triệu chứng này thường xuất hiện 2 – 3 ngày sau sốt và tự lặn sau đó mà không để lại sẹo.
  • Viêm long đường hô hấp: Các triệu chứng viêm long đường hô hấp phải kể đến như ho, chảy nước mũi, hắt nơi, xuất hiện hạch ở đầu cổ, nôn nhiều…Đây cũng là những dấu hiệu bị bệnh sốt virus mà cha mẹ rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp. Điểm khác biệt của các bệnh lý hô hấp do vi khuẩn cần điều trị kháng sinh nhưng sốt virus có thể khỏi mà không cần kháng sinh.

Cha mẹ nên theo dõi sát sao các triệu chứng của trẻ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám để phát hiện đúng bệnh và có biện pháp điều trị bệnh sốt virus phù hợp.

Nguyên nhân trẻ em mắc bệnh sốt virus

Trẻ em bị bệnh sốt virus có thể do nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân bị bệnh sốt virus thường gặp nhất ở trẻ nhỏ phải kể đến như sau:

  • Do virus gây bệnh: Sốt virus chủ yếu do các loại virus sống ký sinh trong đường hô hấp và hệ tiêu hóa gây ra. Một số loại virus gây bệnh phổ biến là sởi, enterovirus, coxsackie, myxovirus…
  • Do sức đề kháng kém: Virus có thể lây từ người này qua người khác một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bệnh dễ bùng phát thành dịch ở trẻ nhỏ do sức đề kháng của trẻ em còn non kém nên rất dễ bị nhiễm virus do tiếp xúc với người bệnh.
  • Do yếu tố thời tiết: Sốt virus thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Cơ thể trẻ không kịp thích nghi sẽ dẫn đến bị sốt. Điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus xâm nhập và tấn công.
  • Do yếu tố môi trường: Trẻ em đến tuổi đi học mầm non tiếp xúc với nhiều loại virus khác nhau thường dễ mắc phải bệnh sốt virus. Ngoài ra, nếu môi trường không được vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên dùng chung các đồ vật cá nhân sẽ càng làm tăng nguy cơ xuất hiện dấu hiệu của bệnh sốt virus.
Bệnh sốt virus lây lan nhanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ

Bệnh sốt virus lây lan nhanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ

Thời điểm trẻ em mắc bệnh sốt virus trẻ em

Theo kinh nghiệm từ nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ, thường mắc bệnh sốt virus sẽ xuất hiện vào thời điểm giao mùa. Thời điểm thích hợp nhất để virus gây bệnh sinh sôi là khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng ấm, đặc biệt là mùa đông xuân.

Virus gây bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa và bùng phát thành dịch. Bệnh sốt virus ở trẻ em có thể khỏi sau 5 – 7 ngày mà không cần dùng kháng sinh nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, sốt xuất huyết… nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, cha mẹ nên theo dõi sát sao các triệu chứng của trẻ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám để phát hiện đúng bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.

Biến chứng trẻ em mắc bệnh sốt virus

Bệnh sốt virus ở trẻ nhỏ sẽ có thể xảy ra những biến chứng đáng tiếc nếu chăm sóc và điều trị không đúng cách. Những biến chứng phổ biến nhất mà trẻ có thể gặp phải các triệu chứng của bệnh sốt virus trở nặng như sau:

  • Viêm phổi: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của sốt virus ở trẻ em. Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm phổi do virus hoặc vi khuẩn gây ra dẫn đến triệu chứng khó thở, ho đờm, đau ngực, sốt cao, mệt mỏi…
  • Viêm cơ tim: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm của sốt virus ở trẻ em. Viêm cơ tim là tình trạng viêm nhiễm cơ tim do virus gây ra làm rối loạn nhịp tim, suy tim, nguy cơ tử vong cao…
  • Viêm thanh quản: Đây là biến chứng thường gặp nhất của sốt virus ở trẻ em. Tình trạng ho lâu ngày do sốt virus khiến dây thanh quản bị tổn thương dẫn đến tình trạng viêm nhiễm thanh quản. Viêm thanh quản có thể gây ho khan, khó thở, khò khè, sưng họng…
  • Loạn nhịp tim: Đây là biến chứng ít gặp nhưng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim bất thường do virus ảnh hưởng đến hệ thống điện sinh lý của tim. Loạn nhịp tim có thể gây đau tim, ngất xỉu, suy tim…
  • Sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết là tình trạng nhiễm virus dengue gây ra. Sốt xuất huyết có thể gây sốt cao, phát ban, xuất huyết da niêm mạc, suy tuần hoàn…

Các biến chứng của sốt virus ở trẻ em có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bé nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cha mẹ nên theo dõi sát sao các triệu chứng của bé, nhận biết bệnh sốt virus sớm và đưa bé đến các cơ sở y tế thăm khám để phát hiện đúng bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.

Bệnh sốt virus có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe

Bệnh sốt virus có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe

Cách phòng bệnh sốt virus trẻ em

Ngoài tìm hiểu cách chữa bệnh sốt virus ở trẻ, việc nắm rõ các cách phòng chống bệnh cũng là điều nên làm hạn chế tình trạng bệnh quay lại. Nhìn chung, các cách phòng chống bệnh sốt virus ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cha mẹ có thể tham khảo như sau:

  • Tăng sức đề kháng cho trẻ: Trẻ cần được tăng sức đề kháng để chống chọi với các vi khuẩn, virus gây bệnh từ môi trường. Cha mẹ có thể tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày, vận động thường xuyên hoặc bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Thực đơn hàng ngày cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều trái cây tươi, rau củ quả để bổ sung lượng vitamin, khoáng chất tự nhiên dễ hấp thu. Ngoài ra, trẻ cũng cần được cung cấp đầy đủ các nhóm chất khác để đảm bảo sức khỏe toàn diện, tăng cường thể chất theo đúng độ tuổi.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ: Trẻ nhỏ cần được hướng dẫn rửa tay đúng cách bằng dung dịch sát khuẩn an toàn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Điều này giúp tiêu diệt virus trên tay khi trẻ chạm vào các đồ vật, vật dụng có dịch lỏng chứa virus của trẻ nhiễm bệnh. Ngoài ra, trong thời điểm dịch bệnh cha mẹ nên thay quần áo cho trẻ sau khi ra ngoài hạn chế virus, vi khuẩn còn tồn tại trên quần áo gây hại sức khoẻ.
  • Hạn chế tiếp xúc với trẻ nhiễm bệnh: Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách nhận biết những trẻ đang có dấu hiệu mắc bệnh hô hấp, sốt virus. Khi các trẻ có triệu chứng ho, sốt hay hắt hơi, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ tránh tiếp xúc gần với trẻ nhiễm bệnh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân.
  • Tiêm chủng đầy đủ: Trẻ nhỏ cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine theo đúng độ tuổi và lịch tiêm chủng của Nhà nước. Điều này giúp trẻ hạn chế mắc các bệnh liên quan đồng thời giúp làm giảm triệu chứng, biến chứng bệnh nếu không may mắc bệnh.
  • Vệ sinh môi trường, dụng cụ ăn uống sạch sẽ: Môi trường ô nhiễm và dụng cụ ăn uống, vui chơi, sinh hoạt không sạch sẽ là một số yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ mắc bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý luôn đảm bảo môi trường xung quanh trẻ sạch sẽ và tiệt trùng để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu.

Để phòng chống bệnh sốt virus tái lại ở trẻ em, cách tốt nhất là cha mẹ cần tăng đề kháng tự nhiên cho trẻ, đặc biệt là đề kháng hệ tiêu hoá. Vì vậy, tất cả các vật dụng, đồ dùng tiếp xúc với trực tiếp với trẻ như bình sữa, núm ti giả, dụng cụ ăn dặm, gặm nướu… đều cần được tiệt trùng sạch sẽ hàng ngày. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ mà còn giữ sạch môi trường xung quanh, hạn chế vi khuẩn và virus tấn công.

Máy đun nước tiệt trùng sấy khô MB - 018 cần thiết cho mọi gia đình

Máy đun nước tiệt trùng sấy khô MB – 018 cần thiết cho mọi gia đình

Sử dụng máy đun nước, tiệt trùng và sấy khô Moaz BeBe MB – 018 là lựa chọn tối ưu của nhiều gia đình có trẻ nhỏ. Với chiếc máy này, mẹ bỉm sữa sẽ được giải phóng khỏi những công việc tốn nhiều thời công sức khi chăm em bé như vệ sinh, sấy khô bình sữa, dụng cụ ăn dặm, đồ chơi, đồ dùng và đun nước pha sữa đúng nhiệt độ thích hợp.

Máy đun nước, tiệt trùng và sấy khô không chỉ có nhiều tính năng hữu ích mà thiết kế còn nhỏ gọn và tinh tế. Thiết bị phù hợp để trong không gian của mọi căn nhà tạo vẻ đẹp sang trọng, hiện đại. Ngoài ra, thiết bị này còn có giá thành khá phải chăng phù hợp với mức tài chính của mọi gia đình trẻ.

Cách chữa trị bệnh sốt virus trẻ em

Tìm hiểu cách chữa bệnh sốt virus ở trẻ em là điều mọi cha mẹ cần quan tâm. Bệnh sốt virus không có thuốc đặc trị và đa số sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian điều trị. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc và sử dụng đúng loại thuốc điều trị triệu chứng bệnh sẽ giúp trẻ nhanh khỏi hơn. Cụ thể như sau:

Cách điều trị bệnh sốt virus tại nhà

Trẻ bị sốt virus thường được chỉ định điều trị tại nhà. Ngoài tuân thủ sử dụng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ, cha mẹ cần tham khảo những cách dưới đây giúp trẻ dễ chịu hơn trong quá trình điều trị và nhanh hồi phục sức khỏe:

  • Chườm ấm giảm sốt: Trẻ bị sốt virus thường sốt rất cao trong những ngày đầu và đa số không đáp ứng các loại thuốc hạ sốt thông thường. Vì vậy, ngoài sử dụng thuốc hạ sốt cha mẹ có thể kết hợp chườm ấm cho trẻ để cơ thể nhanh hạ nhiệt độ và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Bổ sung trái cây tươi: Các loại trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất là lựa chọn tối ưu giúp cung cấp dưỡng chất tăng đề kháng cho trẻ. Đồng thời, đây cũng là cách tăng điện giải tự nhiên giúp trẻ giảm sốt, nhanh hồi phục sức khỏe.
  • Bổ sung điện giải: Trẻ cần được bổ sung điện giải để bù lại với lượng nước đã mất do thân nhiệt tăng cao, tiêu chảy trong quá trình sốt virus.
  • Ăn cháo, súp, món ăn dạng lỏng: Trẻ bị sốt virus đa phần chán ăn và mệt mỏi. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm mềm lỏng dễ nuốt như cháo súp. Các món ăn này vừa giúp trẻ bổ sung điện giải vừa hỗ trợ cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày của trẻ.
  • Xông hơi: Đây là phương pháp truyền thống giúp cơ thể tiết mồ hôi và hạ nhiệt một cách tự nhiên. Cha mẹ có thể cho trẻ xông hơi với nước ấm hoặc kết hợp cùng các loại lá chứa tinh dầu như lá chanh, bưởi, vỏ cam để giảm nghẹt mũi, thông đường thở cho trẻ.
  • Nghỉ ngơi: Trẻ bị sốt virus cần được nghỉ ngơi nhiều hơn để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Trẻ thường sẽ ngủ nhiều hơn so với ngày thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý quan sát tránh việc trẻ ngủ li bì, ngủ do quá mệt mỏi có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách giúp trẻ nhanh khỏi bệnh

Cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách giúp trẻ nhanh khỏi bệnh

Thuốc chữa bệnh sốt virus

Sốt virus là bệnh lý không có thuốc đặc trị. Các loại thuốc chữa bệnh virus thực chất là thuốc chữa triệu chứng do bệnh lý gây ra. Nếu trẻ có triệu chứng sốt, cha mẹ cần sử dụng các loại thuốc không kê đơn tại nhà để làm giảm sốt cho trẻ. Trường hợp trẻ bị ho hay hắt hơi sổ mũi, cha mẹ nên cho trẻ uống các loại thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh theo đúng tư vấn của bác sĩ.

Rất nhiều bậc cha mẹ hiện nay thường khá chủ quan trong việc sử dụng thuốc cho trẻ. Việc mua thuốc không rõ nguồn gốc và uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc cần kê đơn có thể sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để nhận tư vấn và kê đơn loại thuốc phù hợp nhất với tình trạng bệnh cũng như độ tuổi, sức khoẻ của trẻ.

Bài viết trên là những chia sẻ chi tiết về bệnh sốt virus ở trẻ em. Với những thông tin này, hy vọng các bậc cha mẹ sẽ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc, điều trị và phòng chống bệnh sốt virus cho bé yêu.

 

5/5 - (2 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý