SELECT MENU

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là gì? Bí quyết giúp mẹ và bé cùng vượt qua

Cao Thao - - 43

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là giai đoạn tâm sinh lý của trẻ có sự thay đổi lớn. Ở giai đoạn này trẻ thường có các biểu hiện như: cáu kỉnh, khó chịu, quấy khóc, gắt ngủ,… Do phải đối mặt với nhiều rắc rối của trẻ trong tuần khủng hoảng nên không ít bố mẹ cảm thấy lo lắng, việc chăm sóc con cũng vì thế mà trở nên khó khăn hơn. Vậy tuần khủng hoảng của trẻ thường diễn ra khi nào? dấu hiệu là gì? Làm thế nào để giúp trẻ qua được tuần khủng hoảng dễ dàng? Hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu để có thêm kiến thức xử lý những thay đổi đột ngột của trẻ trong thời gian này nhé!

1. Tuần khủng hoảng của trẻ là gì?

Tuần khủng hoảng của trẻ là gì? 

Tuần khủng hoảng của trẻ là gì?

Tuần khủng hoảng của trẻ hay còn gọi là tuần wonder week – là thuật ngữ mô tả các giai đoạn phát triển vượt bậc của trẻ sơ sinh với các thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý. Với trẻ từ 2 tuổi trở xuống, tuần khủng hoảng của trẻ được xem là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ cả về trí tuệ và khả năng vận động:

  • Trong những tháng đầu đời, tốc độ phát triển của trẻ về thể chất diễn ra rất nhanh. Từ chỉ nằm yên một chỗ trong những ngày đầu mới chào đời đến khi trẻ trải qua các giai đoạn biết lẫy, biết bò, biết đi,… chỉ cách nhau trong một khoảng thời gian ngắn từ 2 – 3 tháng.
  • Khi trẻ được 8 tuần tuổi, con đã bắt đầu nhận thức được hình dáng người và các đồ vật xung quanh mình. Khi trẻ được 6 tháng tuổi con đã biết được người thân trong gia đình và có thể phân biệt được bố, mẹ, ông, bà,… với người lạ. Điều này được thể hiện ở việc trẻ tỏ ra rụt rè, e sợ hoặc khóc lóc mỗi khi có người lạ đến gần

Chính những lúc trẻ có thay đổi về khả năng hoạt động và phát triển nhận thức, trí tuệ này sẽ khiến con cảm thấy khó chịu và mệt mỏi do cơ thể chưa kịp thích nghi với những điều mới, khả năng mới.

2. Các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh thường diễn ra ở các thời điểm như: Giai đoạn 5 tuần tuổi, 8 tuần tuổi, 12 tuần tuổi, 19 tuần tuổi, 26 tuần tuổi, 37 tuần tuổi, 46 tuần tuổi, 55 tuần tuổi, 64 tuần tuổi và 75 tuần tuổi.

Các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Đây chính là 10 tuần khủng hoảng của trẻ được nhiều mẹ bỉm sữa nhắc tới khi nói về công cuộc chăm sóc con nhỏ.  Ở các tuần khủng hoảng trên trẻ sẽ phát triển theo một cách riêng biệt nhưng nhìn chung trải qua mỗi giai đoạn khủng hoảng trẻ sẽ phát triển thể chất và nhận thức tốt hơn nên càng khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn hơn.

3. Biểu hiện của trẻ sơ sinh qua từng tuần khủng hoảng dễ nhận thấy nhất

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ dưới 20 tháng tuổi sẽ có những thay đổi lớn về hệ thần kinh. Đây là cơ sở cho sự phát triển về trí tuệ và tinh thần của trẻ. Tuy nhiên trước khi trẻ thực hiện các hành động “trưởng thành” hơn trẻ cần trải qua quá trình học tập, lớn và phát triển. Các biểu hiện của trẻ sơ sinh phát triển qua từng tuần khủng hoảng được biểu hiện như sau:

Tuần khủng hoảng Sự thay đổi của trẻ
Tuần khủng hoảng 1 (Giữa tuần thứ 4 đến giữa tuần 5) Đây là tuần khủng hoảng đầu tiên của trẻ từ khi chào đời. Giai đoạn này đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ về giác quan của trẻ. Trẻ đã có thể nhìn được người, mọi vật xung quanh một cách chăm chú và thường xuyên. Đặc biệt, trẻ có xu hướng muốn trạm vào mọi vật và đã có phản ứng lại khi bố mẹ trêu đùa qua ánh mắt và nhạy cảm hơn với các mùi hương.
Tuần khủng hoảng 2 (Giữa tuần 7 đến tuần 9) Đến giai đoạn này các chi của cơ thể trẻ đã bắt đầu hoạt động linh hoạt hơn. Trẻ có những chuyển động đầu tiên ở phần đầu mỗi khi nghe thấy âm thanh và bắt đầu phát ra các tiếng gầm gừ, ú ớ nho nhỏ. Nhất là ở giai đoạn này con đã muốn cầm nắm đồ vật.
Tuần khủng hoảng 3 (Giữa tuần 11 đến giữa tuần 12) Đây là giai đoạn đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của trẻ. Trẻ bắt đầu tập lẫy, ngóc đầu, lật sấp, lật ngửa và có thể tự mình xoay người theo nhiều hướng khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi khi nghe thấy âm thanh yêu thích hoặc được giao tiếp với bố mẹ, người thân trẻ sẽ cười nhiều hơn
Tuần khủng hoảng 4 (Giữa tuần 14 đến giữa tuần 19) Ở giai đoạn này, tay chân của trẻ đã có thể hoạt động linh hoạt và con có thể cầm nắm tốt hơn, thích đưa tay lên miệng hoặc đưa đồ vật lên miệng để mút. Ngoài ra, ở giai đoạn này, con đã biết phân biệt bố mẹ và người lạ, đã bắt đầu biết tìm kiếm bố mẹ và nhận ra tên mình khi có ai đó gọi.
Tuần khủng hoảng 5 (Giữa tuần 22 đến giữa tuần 26) Trẻ bắt đầu tập đứng lên và vdi chuyển khi được hỗ trợ hoặc vịn vào đồ vật để đi truyền từ vị trí này sang vị trí khác. Cũng trong giai đoạn này, trẻ cũng cảm nhận được sự cô đơn và thấy thiếu an toàn khi không có bố mẹ ở bên.
Tuần khủng hoảng 6 (Giữa tuần 33 đến giữa tuần 37) Trẻ đã bắt đầu tập bò và phân biệt được các sự vật ở xung quanh và thích tìm tòi, khám phá. Thời gian này, trẻ thích chơi các trò chơi như ú òa, hát hò và hộc bắt chước người khác
Tuần khủng hoảng 7 (Giữa tuần 41 đến giữa tuần 46) Đến giai đoạn này, trẻ đã hiểu hơn về trình tự, các bước làm, bước thực hiện nếu có sự chỉ dẫn của người lớn. Trẻ đã bắt đầu nói được các từ đơn và biết trả lời các câu hỏi khi nhìn vào đồ vật, con vật mình yêu thích.
Tuần khủng hoảng 8 (Giữa tuần 51 đến giữa tuần 54) Thời gian này trẻ có thể đang tập đi hoặc đã đi vững vfa bắt đầu thể hiện những điều trẻ muốn như ăn gì, làm gì, chơi gì,… Trẻ có thể tập vẽ, cầm đồ vật đưa ra xa,…
Tuần khủng hoảng 9 (Giữa tuần 59 đến giữa tuần 61) Đây là giai đoạn trẻ phát triển tốt các kỹ năng về thể chất. Trẻ đã đi vững và cũng thích pha trò, nô đùa, làm nũng,… Trẻ biết thương lượng và sử dụng ngôn ngữ của mình để bày tỏ cảm xúc và thu hút sự chú ý từ mọi người xung quanh.
Tuần khủng hoảng 10 (Giữa tuần 70 đến giữa tuần 76) Đây chính là cột mốc cuối cùng đánh dấu sự khủng hoảng của trẻ. Lúc này, trẻ đã đi vững và chạy nhảy mọi nơi. Trẻ có thể tự khám phá thế giới xung quanh theo cách của mình và hiểu được từ ngữ giao tiếp của bố mẹ, người thân quen từ đó có thể tự làm, và sửa đổi hành vi của mình. Ngoài ra, trẻ cũng có sự đồng cảm, biết chia sẻ và sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ cảm xúc

4. Các dấu hiệu nhận biết sớm tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh

Bước vào các tuần khủng hoảng trẻ tỏ ra khó chịu và “chống đối”. Sự “khó ở” này chính là dấu hiệu cho thấy trẻ đang có sự phát triển tốt cả về trí tuệ lẫn nhận thức và khả năng vận động.

>> Xem thêm: Trẻ bỏ bú, bé đói nhưng không chịu bú bình: Mẹ cần làm gì?

Các dấu hiệu nhận biết sớm tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu nhận biết sớm tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh

Để nhận biết sớm tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh, mẹ có thể điểm qua một số dấu hiệu quan trọng sau:

  • Trẻ quấy khóc thường xuyên, khóc đêm nhiều hơn và luôn bám mẹ
  • Trẻ chán ăn, biếng ăn, tỏ thái độ không hợp tác mỗi khi mẹ cho ăn, số lần đòi bú trong ngày giảm đáng kể
  • Trẻ thường cáu gắt, khó đi vào giấc ngủ, thường ngủ không sâu giấc và tỉnh dậy giữa đêm
  • Trẻ dễ cáu gắt, bực bội, khóc nhiều hơn bình thường và khóc ở bất kỳ thời điểm nào mà không rõ lý do
  • Trẻ thể hiện sự khó chịu khi tiếp xúc với người lạ thậm chí với cả người thân quen trong gia đình.

5. Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh kéo dài trong bao lâu?

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh thường kéo dài khoảng 5 tuần với hai giai đoạn là bão tố (stormy) và nắng đẹp (sunny)

  • Giai đoạn bão tố (stormy): Là giai đoạn trẻ bắt đầu làm quen và học các kỹ năng mới. Trong giai đoạn này con thường có những biểu hiện “khó ở‘ như khó chịu, cáu gắt, quấy khóc thường xuyên.
  • Giai đoạn nắng đẹp (stormy): Đây là khoảng thời gian trẻ hoàn thành việc học hỏi các kỹ năng mới cũng như phát triển được khả năng nhận thức. Trải qua tuần này, trẻ sẽ ăn, ngủ tốt hơn và con đã sẵn sàng khám phá xung quanh, hạn chế việc phụ thuộc vào mẹ hơn

Tuy nhiên, thực tế rất khó xác định được chính xác khoảng thời gian khủng hoảng của trẻ bắt đầu và kết thúc khi nào. Bởi lẽ, mỗi đứa trẻ sẽ có một tốc độ phát triển riêng.

6. Làm gì để giúp trẻ sơ sinh vượt qua tuần khủng hoảng dễ dàng?

Hầu hết, đứa trẻ nào cũng phải trải qua các tuần khủng hoảng đầy khó khăn và thử thách như vậy trẻ mới phát triển được bản thân cả về thể chất và trí tuệ.

Làm gì để giúp trẻ sơ sinh vượt qua tuần khủng hoảng dễ dàng?

Làm gì để giúp trẻ sơ sinh vượt qua tuần khủng hoảng dễ dàng?

Vì vậy, để giúp con vượt qua tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh đơn giản, nhẹ nhàng nhất bố mẹ nên lưu ý đến một số điểm sau:

  • Trong các tuần từ 12 – 26, 37 -55 hoặc tuần 64, mẹ có thể cho trẻ ngủ giấc đêm sớm hơn so với bình thường từ 30 phút – 45 phút. Tuy nhiên, khi thực hiện mẹ cũng nên kiểm tra xem con có bị thiếu ngủ hay tỏ ra mệt mỏi không để có hướng điều chỉnh cho phù hợp
  • Không nên ép con ăn, mẹ chỉ cho con ăn khi con thật sự cảm thấy đói và có hứng thú với món ăn
  • Chơi cùng trẻ nhiều hơn, quan tâm con nhiều hơn, hãy cùng con tập luyện các kỹ năng tập lẫy, tập bò, tập đi, tập đứng,…
  • Khi con quấy khóc mẹ có thể massage nhẹ nhàng hoặc cho bé đi dạo chơi, chơi cùng những trò bé thích,… để xoa dịu sự khó chịu, cáu gắt của trẻ

Như vậy, bí quyết cho bố mẹ trong những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là hãy kiên nhẫn. Vì đây là những hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của một đứa trẻ, bố mẹ không nên quá lo lắng.

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh thật sự không quá “đáng sợ” như nhiều mẹ đã nghĩ. Đó chỉ là một phần trong quá trình phát triển tự nhiên của trẻ. Thay vì lo lắng, sợ hãi mẹ hãy đồng hành cùng bé vượt qua các giai đoạn đặc biệt này. Hy vọng, những thông tin Moaz BéBé chia sẻ phía trên đã giúp bố mẹ hiểu hơn về tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh từ đó có thêm kinh nghiệm giúp con trải qua khoảng thời gian này một cách nhẹ nhàng, dễ dàng nhất.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý