SELECT MENU

Khóc dạ đề là gì? Ba mẹ cần làm gì để xoa dịu bé

Cao Thao - - 9

Khóc dạ đề là hiện tượng phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh. Mặc dù đây được xem là tiếng khóc lành tính không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng trẻ khóc nhiều, khóc trong thời gian dài lại khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Vậy khóc dạ đề là gì? Khóc dạ đề bao lâu thì hết? Có mẹo chữa khóc dạ đề hay không? Để giải đáp các thắc mắc trên, hãy cùng Moaz BéBé tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Khóc dạ đề là gì?

Khóc dạ đề hay đau bụng colic là hiện tượng trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều giờ khó dỗ nín ngay cả khi đã được ăn no và thay bỉm sạch sẽ. Khóc dạ đề thường xảy ra ở giai đoạn 2 – 3 tuần tuổi đến khi trẻ được 3 tháng tuổi và trẻ hay khóc vào buổi chiều, tối hoặc ban đêm.

Khóc dạ đề là gì?

Khóc dạ đề là hiện tượng trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều giờ khó dỗ nín

Vậy khóc dạ đề là khóc như thế nào? Mẹ có thể nhận biết trẻ khóc dạ đề qua dấu hiệu sau:

Trong khoảng thời gian chiều tối hoặc ban đêm khi ngủ trẻ thường vặn mình, trăn trở khó chịu và quấy khóc, có nhiều trẻ thường xuyên ngủ bị giật mình và khóc thét lên hoảng hốt. Cùng với việc khóc dữ dội, trẻ có biểu hiện: liên tục vặn mình và trán vã nhiều mồ hôi, da trẻ trở nên nhợt nhạt hơn, cơ thể uể oải, mệt mỏi, mặc dù trẻ có vẻ buồn ngủ nhưng không chịu ngủ.

Đặc biệt, miệng và hơi thở lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, trẻ có dấu hiệu chán ăn, phân ị lỏng. Ngoài ra, một số trẻ còn xuất hiện các dấu hiệu như toàn thân đỏ ửng, lưng cong lại như con tôm, tay nắm chặt, hai chân co về phía bụng. Một số mẹ còn chỉ nhau cách xác định trẻ đang bị khóc dạ đề hay không qua việc theo dõi thời gian khóc:

  • Trẻ khóc nhiều hơn 3 tiếng mỗi ngày
  • Trẻ khóc ít nhất ba ngày trong một tuần
  • Trẻ khóc hơn ba tuần trong một tháng

Trẻ khóc dạ đề đêm mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe của các thành viên trong gia đình do phải thức đêm dỗ dành, ngủ không ngon, không đủ giấc khiến cơ thể mệt mỏi. Nếu không tìm cách khắc phục để việc này xảy ra trong thời gian dài, cơ thể trẻ và mẹ sẽ bị suy nhược trầm trọng.

2. Nguyên nhân khiến trẻ khóc dạ đề

Theo các chuyên gia khoa nhi chia sẻ, cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác khiến trẻ khóc dạ đề cũng như chưa tìm được giải pháp hữu hiệu để điều trị tình trạng này.

Nguyên nhân khiến trẻ khóc dạ đề

Bé khóc dạ đề vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác

Tuy nhiên, đã có một số thông tin chỉ ra rằng, trẻ khóc dạ đề trong thời gian dài có thể do một số nguyên nhân sau:

2.1 Do tăng nhu động ruột ở trẻ

Thông thường, nhu động ruột điều hòa không gây đau nhưng vì một lý do nào nó tác động đột nhiên làm nhu động ruột tăng lên không đều. Đây là nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng dữ dội và khóc thét lên. Tình trạng này xảy ra theo cơn, khi hết đau trẻ sẽ ngừng khóc.

2.2 Chế độ ăn – nghỉ ngơi chưa phù hợp

Trẻ khóc dạ đề có thể nguyên nhân là do chế độ sinh hoạt ăn – nghỉ ngơi của trẻ chưa phù hợp. Mẹ cho trẻ ăn – ngủ chưa có giờ giấc, ban ngày cho trẻ ngủ quá nhiều hoặc trước khi đi ngủ để trẻ đùa nghịch quá độ làm căng thẳng hệ thần kinh và gây kích thích quá mức. Ngoai ra, trẻ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bị thấp còi, nhẹ cân, suy dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị khóc dạ đề.

Lưu ý: Trẻ khóc dạ đề rất dễ nhầm lẫn với chứng khóc đêm thông thường của trẻ sơ sinh. Khi trẻ bị đau tai, loét miệng, đang trong giai đoạn mọc răng hoặc bị đói, chưa được vệ sinh sạch sẽ,… cũng khiến trẻ khóc to và kéo dài trong đêm.

3. Khóc dạ đề bao lâu thì hết?

Trẻ khóc dạ đề thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Theo lời lưu truyền trong dân gian, trẻ khóc dạ đề đủ 3 tháng 10 ngày sẽ ngừng. Còn ở một số địa phương lại cho rằng, khóc dạ đề là vấn đề có liên quan đến tâm linh.

Khóc dạ đề bao lâu thì hết? 

Khóc dạ đề thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi

Nhưng thực tế, khóc dạ đề được xem là hiện tượng sinh lý bình thường, theo dõi nếu trẻ vẫn ăn uống tốt, tăng cân đều và không có các biểu hiện bất thường thì bố mẹ không cần lo ngại. Trẻ khóc dạ đề sẽ đạt đỉnh điểm khi con được 6 tuần tuổi và sẽ dừng khi trẻ bước vào tháng thứ 5.

4. Mẹo dân gian chữa khóc dạ đề ở trẻ

Khóc dạ đề không chỉ khiến trẻ mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Vì thế, từ xa xưa, dựa theo kinh nghiệm ông bà ta đã để lại nhiều mẹo hay chữa khóc dạ đề cho trẻ như:

Mẹo dân gian chữa khóc dạ đề ở trẻ

Mẹo dân gian chữa khóc dạ đề cho bé

  • Dùng cỏ ở bờ giếng hoặc rơm hay ổ lót của gà đẻ đặt dưới chiếu trẻ hay ngủ mà không cho mẹ biết. Cách này phù hợp hơn với các mẹ đang sinh sống ở quê nhà
  • Mẹ dùng một nắm nhỏ lá chè non tươi, rửa sạch và nhai nhỏ và tự tay đắp vào rốn của trẻ, sau đó lấy băng quấn lại
  • Nếu nhà có cây trúc đùi gà hay còn gọi là trúc ống điếu/ trúc quan âm hãy chặt lấy 3 đoạn ngắn và lén để vào chỗ ngủ của trẻ, tuyệt đối không cho ai biết
  • Dùng khoảng 4g hạt bìm bìm tán nhỏ hòa với nước sạch sau đó bôi vào rốn trẻ. Loại hạt này, mẹ có thể mua tại các hiệu thuốc đông y

5. Trẻ khóc dạ đề, ba mẹ nên làm gì để xoa dịu bé

Nếu trẻ khóc dạ đề, quấy khóc nhiều bố mẹ cần thực hiện ngay các biện pháp xoa dịu để trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Cách chữa khóc dạ đề cho trẻ

Những biện pháp xoa dịu để trẻ cảm thấy thoải mái hơn

Dưới đây là một số biện pháp xử lý nhanh khi trẻ khóc dạ đề được các bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị:

5.1 Không rung lắc trẻ quá nhiều

Trẻ quấy khóc dữ dội, nhiều người có thói quen cố gắng dỗ trẻ nín khóc bằng cách rung lắc, nhưng việc làm này là rất có hại. Bởi việc rung lắc mạnh có thể gây chấn thương não bộ trẻ nhỏ. Đặc biệt là trong thời gian trẻ chưa cứng cổ để cố định đầu. Việc rung lắc trẻ quá mạnh sẽ khiến phần đầu di chuyển đột ngột qua lại ra trước ra sau. Não bị va đập liên tục vào thành sọ rất dễ bị tổn thương và để lại di chứng nguy hiểm thậm chí dẫn đến tử vong

5.2 Thay đổi chế độ ăn cho trẻ

Đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ khóc dạ đề sẽ giảm quấy khóc nếu mẹ chuyển cho trẻ sang uống sữa đậu nành – loại sữa có thể thay thế sữa công thức cho trẻ bị dị ứng đạm bò. Tuy nhiên, kết luận này chưa được chắc chắn và chỉ mang tính chất tham khảo. Nên bố mẹ cần trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng nếu muốn thực hiện biện pháp này để cải thiện tình trạng khóc dạ đề ở trẻ.

5.3 Vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần bú

Dù là bú bình hay bú mẹ, mẹ cũng cần cho trẻ bú đúng cách, bú đúng khớp ngậm để giảm thiểu tối đa lượng không khí trẻ nuốt vào cơ thể.

Vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần bú

Vỗ ợ hơi để bé cảm thấy dễ chịu hơn, ít quấy khóc

Đồng thời, sau mỗi lần bú, mẹ cần thực hiện vỗ ợ hơi cho bé để tổng các khí dư thừa ra khỏi dạ dày của trẻ. Như vậy, trẻ sẽ không bị đầy hơi, chướng bụng, khó chịu và đỡ quấy khóc phần nào.

5.4 Chuyển đổi cách bế trẻ bằng cách địu con

Với những trẻ nhiều tháng tuổi hơn nhưng vẫn bị khóc dạ đề, mẹ có thể thay đổi tư thế bế trẻ, từ ôm ấp vỗ về trên tay hay trước ngực mẹ có thể dùng địu vải địu bé phía sau lưng. Thay đổi tư thế bế cũng có thể giúp trẻ giảm quấy khóc.

5.5 Thay đổi môi trường ăn uống – nghỉ ngơi

Trên thực tế có nhiều cách để giúp trẻ quên đi việc quấy khóc như: cho trẻ ngậm ti giả, cho trẻ chơi với nhiều đồ vật có màu sắc nổi bật, cho trẻ lên xe và đẩy đi vòng quanh để trẻ khám phá thế giới xung quanh, cho trẻ tắm nước ấm,…

khoc da de 7

Nghe tiếng ồn trắng để bé cảm thấy thư thái, dễ đi vào giấc ngủ

Ngoài ra khi ngủ, mẹ có thể cho trẻ nghe những tiếng ồn trắng. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ cần trong phòng có một chiếc máy tạo tiếng ồn trắng phát ra những âm thanh du dương, giai điệu nhẹ nhàng cũng giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thư thái và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

5.6 Massage nhẹ nhàng cho trẻ

Đây là việc làm được khuyến khích nhất khi trẻ khóc dạ đề. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh được lợi ích của việc này một cách rõ ràng nhưng chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và tăng cường sự lưu thông tuần hoàn máu, tốt cho hệ tiêu hóa.

5.7 Dỗ dành yêu thương để trẻ thấy an toàn

Khi trẻ khóc dạ đề mẹ hãy ôm trẻ vào lòng hoặc nằm sát cạnh trẻ để trẻ cảm nhận được hơi ấm từ mẹ truyền sang. Từ đó, con sẽ cảm thấy yên tâm, an toàn, sẽ bớt căng thẳng hơn.

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc trẻ khóc dạ đề, mẹ cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Không tự ý cho trẻ uống bất cứ loại thuốc nào mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ
  • Tránh cho trẻ bú mẹ khi mẹ đang cáu giận, tâm trạng căng thẳng
  • Không nên cho trẻ ăn quá no hoặc để trẻ quá đói
  • Tránh cho trẻ ở môi trường có nhiều tiếng ồn, khói bụi,…

>>Xem thêm: Trẻ quấy khóc khi bú bình: Nguyên nhân & cách khắc phục hiệu quả

Tóm lại, khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh không phải là vấn đề quá đáng lo và không cần chữa trị đặc hiệu. Nếu trẻ khóc dạ đề cùng các biểu hiện bất thường như: khóc kéo dài tới 4 giờ/lần, sốt, tiêu chảy, nôn ói, tiểu ra máu, cơ thể mệt mỏi,… mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ ngay. Ngược lại, mẹ có thể cho trẻ điều trị tại nhà và thực hiện theo các biện pháp, mẹo chữa khóc dạ đề Moaz BéBé chia sẻ phía trên.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý