Bé 2 tháng tuổi biết làm gì? Cột mốc cha mẹ cần lưu ý
Khi được 2 tháng tuổi từ khi sinh, bé sẽ có những bước phát triển vượt bậc. Ba mẹ có thể ngạc nhiên với những sự thay đổi của bé, đặc biệt là khi chứng kiến bé có thể làm nhiều thứ. Vậy bé 2 tháng tuổi biết làm gì và ba mẹ cần làm thế nào để giúp con yêu phát triển khỏe mạnh, an toàn?
1. Tìm hiểu về sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phát triển rất nhanh và có nhiều thay đổi rõ rệt. Thậm chí có thể nói là bé lớn lên từng ngày. Bé sẽ biết cười, biết đưa tay vào miệng và biết thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau.

Khi bé được 2 tháng tuổi, cơ thể sẽ tăng trưởng rất nhanh. Nếu ba mẹ theo dõi cân nặng sẽ thấy trọng lượng của bé thường tăng trong khoảng 150 – 200 gram mỗi tuần. Ngoài ra, bé sẽ đạt cân nặng trung bình từ 5,1kg – 5,6kg tùy theo cơ địa và giới tính. Chiều cao trung bình của các bé sẽ từ 57,1 – 58,4cm tùy theo nữ hoặc nam.
Ngoài ra, ba mẹ có thể kết hợp với các bác sĩ dinh dưỡng để đo đạc những chỉ số đánh giá sự tăng trưởng của bé 2 tháng tuổi khác nhau: chiều dài, chu vi đầu, tình trạng sức khỏe nói chung, giấc ngủ… Đây là những chỉ số phụ nhưng cũng quan trọng vì giúp ba mẹ đánh giá tình hình sức khỏe và sự phát triển của con.
>> Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam từ 0 – 10 tuổi theo WHO
2. Bé 2 tháng tuổi biết làm gì? Các cột mốc quan trọng
Khi bé được 2 tháng tuổi, bé có thêm nhiều sự phát triển mới, đánh dấu các cột mốc tăng trưởng quan trọng và rõ rệt. Trong đó phải kể đến:

2.1 Những phát triển về giác quan và vận động
Khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi sẽ có những sự phát triển về giác quan và vận động như:
Bé đã biết ngẩng đầu lên khi gia đình đặt nằm sấp.
Trẻ có thể di chuyển cả hai tay và cả hai chân.
Nếu đưa bé một món đồ chơi hoặc ngón tay, bé có thể nắm thật chặt chứ không phải theo phản xạ như trước. Ba mẹ có thể dùng những món đồ chơi nhỏ, sạch sẽ và an toàn cho bé cầm chơi.
Ngoài ra, bé cũng có thể tự mở bàn tay của mình ra và chơi với nó, hoặc là chơi với bàn chân của mình. Có nhiều bé sẽ ngậm mút ngón tay hoặc ngón chân để chơi đùa và khám phá.
2.2 Những phát triển khả năng giao tiếp và cảm xúc
Về khả năng giao tiếp và cảm xúc, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đã biết khá nhiều như:
>>Xem thêm: Trẻ 4 tháng biết làm gì? Mốc phát triển quan trọng cha mẹ cần biết

Bé có những phản xạ khác nhau khi được bế lên hay nói chuyện cùng, có thể là bình tĩnh, không sợ hãi hoặc cười nếu cảm thấy quen thuộc.
Bé có thể nhìn vào khuôn mặt của bố mẹ khi được bế hay chơi đùa cùng. Và bé có thể rất vui khi gặp được những người thân quen, thậm chí là mỉm cười hoặc cười thành tiếng.
2.3 Những phát triển về nhận thức
Ở giai đoạn 2 tháng tuổi, bé bắt đầu có những bước tiến quan trọng trong nhận thức.
Bé có thể tạo ra một số âm thanh lạ ngoài tiếng khóc và có thể nhận ra giọng nói của mẹ
Bé cũng sẽ có những phản ứng với các tiếng ồn lớn do đã nhận diện được sự khác biệt.
Bên cạnh đó, bé cũng đã biết nhận diện những gương mặt quen thuộc như bố, mẹ, người thân
Bé biết cách tập trung quan sát, bé sẽ thích các vật có màu sắc tương phản và theo dõi chuyển động.
Bé có thể cười, hóng chuyện và phản ứng khi được trò chuyện.
Ba mẹ có thể hỗ trợ bé bằng cách nói chuyện, hát ru và cho bé tiếp xúc với đồ chơi đơn giản để kích thích sự phát triển nhận thức.
3. Làm thế nào để hỗ trợ sự phát triển của bé 2 tháng tuổi?
Khi bé được 2 tháng tuổi, sẽ có nhiều việc mà ba mẹ cần phải làm để hỗ trợ con yêu phát triển an toàn, khỏe mạnh, trong đó cần chú ý:

- Thực hiện tiêm chủng vắc xin cho các bé để tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống được nhiều căn bệnh khác nhau.
- Ba mẹ hãy giữ an toàn cho các bé để không bị tổn thương ở những vị trí nhạy cảm như lưng bụng hoặc đùi. Đồng thời nên giữ vệ sinh an toàn cho các bé, nhất là ở những vùng kín cần phải giữ sự thông thoáng, tạo cảm giác thoải mái cho con yêu.
- Nếu gia đình có nuôi thú cưng cần giữ cho thú cưng luôn sạch sẽ và tiếp xúc vừa phải để không lây truyền nhiều căn bệnh nguy hiểm.
- Không để bé tiếp xúc với những nơi bẩn, giữ gìn vệ sinh nơi chế biến sữa cho các bé.
- Nếu ba mẹ để bé nằm chơi trong nôi hoặc thảm thì cần chọn vị trí dễ quan sát để kịp thời nhận biết tình hình của bé.
- Gia đình cần có những tương tác với bé để kích thích bé phát triển các giác quan, tạo cảm giác an toàn và tăng sự liên kết tình cảm với người trong gia đình.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để xác định nếu có vấn đề thì liên hệ ngay với bác sĩ để được kịp thời hỗ trợ.
- Ba mẹ có thể thực hiện những hoạt động massage để bé tăng cường hệ miễn dịch. Có nhiều động tác Massage sẽ giúp bé thư giãn, tiêu hóa tốt và dễ ngủ ngon hơn.
4. Chăm sóc bé 2 tháng tuổi đúng cách
Để chăm sóc bé 2 tháng tuổi đúng cách, giúp bé có khả năng phát triển toàn diện, ba mẹ cần lưu ý những vấn đề về sức khỏe như sau:

Đảm bảo thời gian và chất lượng giấc ngủ cho bé, từ 14 – 16 giờ mỗi ngày. Trong ngày ngủ 3 đến 4 lần với tổng thời gian ngủ từ 4 giờ đến 8 giờ. Ban đêm ngủ từ 8 đến 10 giờ.
Tiêm vắc xin cho bé để phòng chống các bệnh nguy hiểm như: ho gà, bạch hầu, uốn ván, phế cầu, HIB,… Quan tâm chăm sóc sức khỏe của bé sau khi tiêm.
Có thể lắng nghe những lời khuyên chăm sóc từ người khác, nhưng không nên bắt chước rập khuôn hoặc áp dụng quá nhiều và không theo hệ thống. Tốt nhất nên hỏi ý kiến các chuyên gia và bác sĩ.
Lựa chọn nơi ngủ thích hợp nhất cho các bé, gia đình có thể để bé ngủ chung hoặc nằm nôi riêng, nhưng phải đảm bảo ấm áp và an toàn. Không để các vật lạ hoặc đồ chơi ở xung quanh người bé khi đang ngủ.
Luôn luôn quan sát bé để đảm bảo sự an toàn.
Có những biện pháp dỗ dành phù hợp khi bé quấy khóc.
Chú ý đến những căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng sức khỏe của bé.
>> Xem thêm: Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Biểu hiện của trẻ thông minh
Đây là những thông tin cho biết bé 2 tháng tuổi biết làm gì, để ba mẹ có những phương pháp chăm sóc bé an toàn và hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh. Vì thế xin mời ba mẹ cùng tham khảo và áp dụng.