Bé sinh 2kg7 có nhỏ không? Sinh con bao nhiêu kg là chuẩn
Cân nặng của các bé khi sinh ra có thể phản ánh tình trạng cơ thể. Nếu bé bị thiếu cân thì cha mẹ cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp mới đảm bảo khả năng phát triển ổn định về sau cho bé. Vậy cân nặng tiêu chuẩn của các bé khi sinh ra là bao nhiêu? Liệu bé sinh 2k7 có nhỏ không? Ba mẹ cần phải làm gì nếu con sinh ra quá nhẹ cân? Moaz BéBé sẽ tiết lộ ngay đáp án cho các ba mẹ!
1. Bảng cân nặng tiêu chuẩn trung bình của trẻ sơ sinh
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra bảng cân nặng trung bình dành cho trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi khác nhau. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng mà cha mẹ cung cấp cho trẻ có thể khiến tốc độ phát triển trở nên khác biệt.
Ngoài ra, các vấn đề về khu vực sinh sống, gen di truyền, quá trình mang thai … cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng em bé sơ sinh, nên thông tin dưới đây chỉ mang tính tham khảo. Vậy nên các ba mẹ cần đến gặp bác sĩ để nhận được những tư vấn chi tiết.
Tháng tuổi | Bé trai (kg) | Bé gái (kg) |
Sơ sinh | 3,3 | 3,2 |
1 tháng | 4,5 | 4,2 |
2 tháng | 5,6 | 5,1 |
3 tháng | 6,4 | 5,8 |
4 tháng | 7,0 | 6,4 |
5 tháng | 7,5 | 6,9 |
6 tháng | 7,9 | 7,3 |
7 tháng | 8,3 | 7,6 |
8 tháng | 8,6 | 7,9 |
9 tháng | 8,9 | 8,2 |
10 tháng | 9,2 | 8,5 |
11 tháng | 9,4 | 8,7 |
12 tháng | 9,6 | 8,9 |
Một số lưu ý:
Do bảng thông số trên chỉ là cân nặng trung bình, nên dù bé nhẹ hơn hoặc nặng hơn một chút thì vẫn được tính là phát triển bình thường.
Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh sẽ tăng trưởng khoảng 600 – 800g mỗi tháng do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
2. Bé sinh 2kg7 có nhỏ không?
Nếu so sánh với bảng thông số cân nặng trung bình trên thì dù là bé trai hay bé gái 2kg7 cũng đều nhẹ hơn so với mức con số được đặt ra. Tuy nhiên các bác sĩ của WHO cũng chỉ ra rằng, cân nặng từ 2kg5 trở lên được tính là giới hạn bình thường.
Vì thế, nếu bé sinh ra nặng 2kg7 được tính là nhỏ hơn một chút, nhưng không đáng lo ngại, nhất là khi bé khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý hay biểu hiện suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng này thì về sau gia đình phải có chế độ chăm sóc bé phù hợp. Bố mẹ nên tham khảo các ý kiến từ bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.
3. Sinh con bao nhiêu kg là chuẩn?
Như vậy, đối với trẻ sơ sinh đủ tháng, cân nặng chuẩn trong giới hạn từ 2kg9 đến 3kg8. Chiều cao trung bình tương ứng là 50cm – 53cm. Chu vi vòng đầu trung bình của bé là 33,8cm đối với bé gái và 34,3cm đối với bé trai.
Trẻ sơ sinh có tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian đầu, cân nặng có thể thay đổi từng ngày. Vì thế, ba mẹ cần đảm bảo trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tăng trung bình 600 – 800g mỗi tháng. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, cân nặng trung bình tăng 500g mỗi tháng.
Khi bước sang năm thứ 2, trẻ cân tăng 2kg5 – 3kg mỗi năm. Và con số duy trì ở mức 2kg mỗi năm cho đến tuổi dậy thì.
Nếu trẻ sinh ra dưới 2kg5 thì được tính là nhẹ cân. Nếu vậy thì trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, nhiễm trùng, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, … Còn trẻ sinh ra trên 4kg được tính là thừa cân và có nguy cơ béo phì, bị các bệnh về tim mạch, đái tháo đường.
>>Xem thêm: Có nên cân trẻ sơ sinh thường xuyên không? Những lợi ích và cách cân bé đúng
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bé khi mới sinh
Cân nặng của bé khi mới sinh có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều vấn đề, trong đó gia đình cần chú ý đến những yếu tố sau đây:
4.1 Gen di truyền
Gen di truyền có ảnh hưởng nhất định đến cân nặng của trẻ. Vì thế, nếu trẻ bị thừa cân hoặc thiếu cân khi vừa sinh ra có thể là do gen di truyền tác động phần nào.
4.2 Sức khỏe của mẹ trong thời gian mang thai và cho con bú
Mẹ và bé có sự liên kết chặt chẽ trong khoảng thời gian mang thai. Vì thế sức khỏe và tâm lý của bé trong thời kỳ này sẽ có những ảnh hưởng lớn đến cân nặng của trẻ khi sinh ra.
Mẹ có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không gặp các áp lực và vấn đề tâm lý sẽ sinh con đủ cân. Gia đình nên có sự chăm sóc và quan tâm đến các mẹ khi mang thai, để con được sinh ra trong tình trạng tốt nhất.
4.3 Các bệnh lý nghiêm trọng
Nếu bé gặp phải những vấn đề bệnh lý nghiêm trọng thì cân nặng khi sinh ra có thể bị ảnh hưởng. Đó là lý do trong thời gian mang thai, mẹ cần thường xuyên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra tình trạng cơ thể. Như vậy có thể ngăn ngừa những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng phát triển thể chất của bé.
5. Trẻ thường tăng bao nhiêu cân sau mỗi tháng?
Ba mẹ có thể tham khảo bảng thông số cân nặng trung bình từng tháng do Tổ chức Y tế Thế giới WHO cung cấp phí trên để tính ra được trẻ em nên tăng bao nhiêu cân mỗi tháng là phù hợp. Thông thường trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời chỉ cần tăng 600 – 800g mỗi tháng là đủ, nhưng nếu có sự chênh lệch nhỏ mà bé vẫn khỏe mạnh thì không đáng lo. Và con số tăng cân nặng cũng sẽ có sự khác biệt theo từng thời điểm.
Ngoài ra, gia đình có thể lưu ý rằng hiện tượng sụt cân sinh lý xảy ra trong trong tuần đầu tiên khi vừa sinh là hoàn toàn bình thường. Sau tuần thứ 2 – 3 hoặc sang 1 tháng tuổi, bé sẽ phát triển bình thường và thậm chí có dấu hiệu tăng nhanh nếu được bồi bổ đúng tiêu chuẩn.
Căn cứ vào những số liệu trên, bố mẹ có thể tổng kết lại như sau:
- Trong tuần đầu tiên, trẻ thường giảm từ 5 – 10% cân nặng.
- Sang tuần thứ 2, trẻ sẽ tăng nhanh trở lại.
- Trong 3 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thường tăng từ 1 – 1,2kg mỗi tháng.
- Từ đây, cân nặng của bé sẽ tăng chậm lại, thường từ 600 – 800g trong giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi.
- Từ 6 tháng trở đi, bé thường tăng khoảng 300 – 400g cân nặng.
5. Một số điều mẹ cần lưu ý về cân nặng của con khi mới sinh
Cân nặng của trẻ mới sinh rất đáng lưu ý vì có thể ảnh hưởng về sau. Vậy nên mẹ cần chú ý ngay từ khi mang thai, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ và giữ tinh thần thoải mái.
Sau khi sinh con, mẹ cũng duy trì các thói quen tốt để đảm bảo con được bú sữa đầy đủ, tiếp nạp những dưỡng chất quan trọng. Và gia đình phải cho bé ngủ đủ giấc cần thiết để cân nặng phát triển.
Ba mẹ nên sắm cân điện tử cho bé để dễ dàng theo dõi cân nặng, chiều cao, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý.
>>Xem thêm: Cách cân trẻ sơ sinh tại nhà bằng cân điện tử và đánh giá sự phát triển của bé
Như vậy, bé sinh 2kg7 có thể nhỏ hơn so với tiêu chuẩn một chút. Tuy nhiên nếu bé khỏe mạnh, không có các dấu hiệu sức khỏe gặp vấn đề thì gia đình không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, để có sự cải thiện tốt nhất về sau, bố mẹ nhất định phải tham khảo các ý kiến của bác sĩ.