SELECT MENU

Các phương pháp vắt sữa mẹ hiệu quả: Cách thực hiện và những lưu ý

Cao Thao - - 56

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá với bé sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế các bác sĩ luôn khuyến khích mẹ nên cho con bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời. Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú trực tiếp thì nên vắt sữa mẹ và lưu trữ. Để đảm bảo hiệu quả, mẹ nên tìm hiểu kỹ về cơ thể tạo sữa cũng như biện pháp vắt sữa chính xác.

1. Tìm hiểu về cơ chế tạo sữa mẹ của cơ thể

Quá trình cơ thể mẹ chế tạo sữa thật sự phức tạp và được điều chỉnh bởi nhiều hormone cùng những dây thần kinh khác nhau. Trong đó phải kể đến:

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách kích sữa bằng máy hút sữa hiệu quả nhất

cơ chế tạo sữa mẹ của cơ thể

Cơ chế tạo sữa mẹ của cơ thể

  • Quá trình làm tuyến vú phát triển nhờ hormone estrogen và progesterone để chuẩn bị tạo sữa.
  • Sau đó là hormone prolactin tác động các nang tuyến sữa phát triển để bắt đầu tạo sữa.
  • Và đến khi mẹ sinh xong, nồng độ prolactin tăng cao sẽ kích thích các tế bào tuyến vú sản xuất sữa. Đến khi các bé bú sẽ tạo ra phản xạ kích hoạt hormone oxytocin, co bóp các tế bào cơ xung quanh nang tuyến sữa, đẩy sữa vào các ống dẫn sữa để chảy ra bên ngoài.
  • Trong thời điểm này, cơ thể mẹ sẽ sản xuất lượng sữa tùy theo nhu cầu của bé. Nếu bé bú nhiều thì cơ thể sẽ sản xuất thêm nhiều sữa hơn. Tuy nhiên lượng sữa cũng ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng như tâm lý của các mẹ.

2. Thời điểm tốt nhất để bắt đầu hút sữa là khi nào?

Trẻ nên được bú mẹ trực tiếp hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, để tiếp nhận những dưỡng chất cần thiết nhất, đồng thời có thêm sự gắn kết với mẹ. Vậy nên mẹ có thể bắt đầu hút sữa ra ngoài để cho con dùng khi đã qua 6 tháng, bắt đầu trở lại công việc.

Mặc dù vậy, ngay từ khi bé sinh ra thì mẹ cũng cần phải vắt sữa mẹ nếu gặp những trường hợp như sau:

  • Bé không biết cách bú, không ngậm núm vú tốt.
  • Bé gặp các vấn đề về miệng, nên không thể bú trực tiếp được.
  • Mẹ bị thừa sữa, bị căng tức ngực hoặc tắc ống dẫn sữa.
  • Trong trường hợp bất khả kháng, mẹ không ở bên cạnh, không cho con bú trực tiếp hoặc tham gia chăm sóc bé.
  • Mẹ muốn lưu trữ nhiều sữa.
khi nào mẹ nên bắt đầu hút sữa

Khi nào mẹ nên bắt đầu hút sữa

3. Các cách vắt sữa mẹ thường được sử dụng

Để vắt sữa mẹ, mẹ có thể thực hiện cách vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy hút sữa chuyên dụng. Và đây là cách thực hiện mà mẹ có thể áp dụng để nhận được hiệu quả tốt:

3.1 Cách vắt sữa mẹ bằng tay

Đây là cách vắt sữa thủ công, sử dụng bàn tay hoặc ngón tay để vắt sữa ra một bình chứa khác. Phương pháp này phù hợp với trẻ được 1 – 2 tuần tuổi, khi nhu cầu uống sữa chưa lớn. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Mẹ rửa tay, rửa bình thật sạch sẽ, khử trùng các bộ phận của bình đựng sữa bằng máy tiệt trùng và sấy khô chuyên dụng.

Bước 2: Lựa chọn nơi ngồi vắt sữa tạo cảm giác thoải mái nhất cho các mẹ.

Bước 3: Dùng khăn ấm để lau ngực, vừa làm sạch vừa massage.

Bước 4: Vuốt dài từ nách về phía núm vú. Khum tay hình chữ C ở gần khu vực bên ngoài núm vú. Mẹ đặt ngón tay trỏ và ngón tay cái đối diện nhau rồi ấn nhẹ nhàng vào các xoang chứa sữa phía dưới quầng vú, tránh ép vào núm vú.

Bước 5: Mẹ ấn nhẹ rồi thả ra, lặp đi lặp lại để sữa chảy ra. Lặp lại các bước này trong khoảng 3 – 5 phút, nếu thấy sữa chảy chậm lại thì di chuyển tay xung quanh vú để tiếp tục vắt sữa.

Bước 6: Chuyển sang ngực còn lại và lặp lại quy trình như trên để vắt sữa mẹ ra bình cho con bú. Thời gian cho toàn bộ quá trình là khoảng 20 – 30 phút.

3.2 Cách vắt sữa mẹ bằng máy

Hiện nay có nhiều mẫu máy hút sữa mẹ chuyên dụng, dùng để vắt sữa mẹ tiện lợi, nhanh chóng hơn. Có 2 loại là máy chạy bằng tay và máy chạy bằng điện, nhưng dòng máy chạy bằng điện đang phổ biến hơn vì tiện sử dụng.

Để dùng máy hút sữa chuyên dụng, hút sữa đúng cữ và mẹ thực hiện các bước tương tự như bước 1 đến 3 của cách vắt bằng tay. Từ bước sau, mẹ khởi động máy hút sữa, lựa chọn mức độ hút sữa phù hợp và để máy vận hành.

>> Xem thêm: [HƯỚNG DẪN] Cách sử dụng máy hút sữa hiệu quả

cách vắt sữa mẹ bằng máy

Cách vắt sữa mẹ bằng máy hút sữa

4. Những lưu ý giúp mẹ thúc đẩy lượng sữa xuống tốt trong khi vắt

Để tăng cường lượng sữa được vắt xuống, mẹ lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Cho con bú càng sớm càng tốt, để bé được bú sữa non quý giá và giúp kích thích sữa mẹ về nhiều hơn.
  • Mẹ áp dụng cách vắt sữa non sau sinh đúng khoa học.
  • Chọn tư thế cho bé bú bình đúng cách, dẫn dắt bé ngậm bắt vú đúng cách, giúp mẹ không bị đau khi bé bú cũng như giúp bé bú được nhiều sữa.
  • Vắt sữa mẹ thật kiệt, để bầu ngực được rỗng thì mới tái tạo sữa nhanh chóng.
  • Chườm ấm và massage bầu ngực nhẹ nhàng để kích thích các tuyến sữa.
  • Mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để gọi sữa về
  • Uống nhiều nước và nên uống nước ấm để tăng lượng sữa.
  • Mẹ cần có chế độ ngủ nghỉ, thư giãn khoa học để tránh căng thẳng, mệt mỏi.

>> Xem thêm: Hướng dẫn hút sữa đúng cách để sữa về nhiều và tránh bị mất sữa

những lưu ý khi vắt sữa mẹ

Những mẹo nhỏ thúc đẩy lượng sữa xuống tốt trong khi vắt

Trên đây Moaz BéBé đã chia sẻ cách vắt sữa mẹ đúng khoa học. Thực hiện vắt sữa đúng cách sẽ giúp bé và mẹ được nhận nhiều lợi ích tối ưu. Vì thế xin mời mẹ tham khảo cách vắt sữa cho con bú qua các hướng dẫn trên.

5/5 - (2 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý