Cách giãn cữ hút sữa mà không bị giảm sữa hiệu quả cho mẹ bỉm
Hút sữa đang là giải pháp hữu ích hỗ trợ các bà mẹ bỉm sữa hiện đại. Cách hút sữa đúng cữ giúp cơ thể mẹ tiếp tục sản xuất thêm nguồn sữa dồi dào. Tuy nhiên khi bé lớn dần lên, mẹ cần thực hiện giãn cữ hút sữa. Vậy cách giãn cữ hút sữa mà không bị giảm sữa như thế nào cho hợp lý?
1. Khi nào cần giãn cữ hút sữa?
Cách suy nghĩ thông thường là khi trẻ càng lớn thì thực hiện giãn cữ hút sữa. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên thực hiện tùy theo nhu cầu của bé. Mẹ hãy quan sát bé, nếu có những dấu hiệu như sau thì nên giãn cữ hút sữa:
Trẻ bú mẹ nhiều hơn nên mẹ không cần phải hút sữa ra ngoài. Thay vào đó mẹ hãy cho bé bú trực tiếp.
Cơ thể mẹ tiết nhiều sữa hơn và cung cấp lượng sữa cần thiết cho bé.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm cho bé vừa bú mẹ vừa bú bình hiệu quả
2. Cách giãn cữ hút sữa mà không bị giảm sữa cho mẹ bỉm
Để không bị giảm sữa khi giãn cữ hút sữa, mẹ cần phải kiên trì. Biện pháp tốt nhất là giãn cữ sữa dần dần, để đề phòng các rủi ro như giảm sữa, mất sữa, hoặc viêm tắc tuyến sữa. Bên cạnh đó cũng có thể thực hiện biện pháp giãn cữ đột ngột (cold turkey). Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng không khuyến khích biện pháp này.
2.1 Giãn khoảng cách giữa các cữ hút sữa
Giãn dần khoảng cách của các cữ hút sữa là biện pháp an toàn, giúp mẹ không phải lo bị giảm sữa hay mất sữa. Đây là biện pháp giãn cữ hút sữa phù hợp với những mẹ có lượng sữa ổn định, không gặp vấn đề tắc tia sữa.
Mẹ có thể thực hiện theo ví dụ như khi đang áp dụng lịch hút sữa L3, cách 3 tiếng hút 1 lần, 1 ngày 8 lần thì có thể giãn thành lịch L4, tức là 1 ngày hút 6 lần, các lần cách nhau 4 giờ. Mẹ duy trì lịch hút mới trong 1 đến 2 tuần để cơ thể thích nghi với sự thay đổi. Khi áp dụng biện pháp này, mẹ không nên giãn cữ quá nhanh hay đột ngột, ví dụ như đổi luôn từ L3 đến L5 sẽ không thích hợp, dễ dẫn đến tình trạng tắc tia sữa, mất sữa.
2.2 Giảm lượng sữa hút ở mỗi cữ
Mẹ duy trì lịch hút sữa như cũ, nhưng giảm lượng sữa hút được mỗi lần. Đây là biện pháp áp dụng với các mẹ thường xuyên bị tắc tia sữa hoặc trong sữa có cặn nhiều.
Ví dụ như khi mẹ đang thực hiện lịch L3 với 150ml sữa mỗi lần thì khi giãn cữ hút sữa, mẹ chỉ hút khoảng 130ml cho một lần, nhưng vẫn duy trì 1 ngày 8 lần. Thời gian duy trì lịch hút sữa mới là 1 – 2 tuần để xem khả năng thích ứng của cơ thể. Nếu ổn định thì mẹ tiếp tục giảm lượng sữa, nhưng phải đảm bảo cung cấp đủ lượng sữa cần thiết của bé.
2.3 Giảm lượng sữa hút trong một cữ nhất định trong ngày
Đối với mẹ cơ địa nhạy cảm, dễ bị tắc sữa hoặc có tiền sử về tình trạng này có thể áp dụng biện pháp giảm dần lượng sữa hút trong duy nhất một cữ trong ngày. Ví dụ như khi mẹ áp dụng biện pháp hút sữa 4 cữ một ngày thì giảm dần lượng sữa hút ra trong 1 lần hút, đồng thời vẫn giữ nguyên số lần hút.
Cách này giúp cơ thể mẹ dần dần thích nghi với sự thay đổi, tránh các ảnh hưởng đột ngột. Mẹ nên giảm mỗi lần một chút sữa, ví dụ như lần 1 giảm 10ml thì sau khi cơ thể ổn định, giảm 20ml – 30ml, …
3. Cách bỏ cữ hút sữa đêm
Một số mẹ muốn bỏ cỡ hút sữa ban đêm. Biện pháp này có thể áp dụng, nhưng cần chú ý những yếu tố sau:
- Nếu bé ngủ xuyên đêm, không cần bú đêm thì có thể bỏ cữ đêm.
- Mẹ đã thực hiện hút sữa nhiều vào ban ngày nên không cần hút sữa vào ban đêm.
- Mẹ theo dõi lượng sữa hút được và đảm bảo bé có đủ sữa để bú.
4. Những sai lầm cần tránh khi giãn cữ hút sữa
Một số mẹ thực hiện giãn cữ hút sữa nhưng không hiệu quả. Đó là do mẹ mắc phải một số sai lầm nên tránh như:
- Mẹ giãn cữ sữa vội vàng mà không chú ý đến tình trạng của bản thân, khiến cơ thể không thích ứng kịp dẫn đến mất sữa, ít sữa, bị tắc tia sữa.
- Mẹ không duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, cơ thể không có đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt là mẹ nghỉ ngơi không hợp lý, thiếu ngủ, thiếu thư giãn sẽ bị tình trạng sữa bị vón cục và nguy cơ tắc tia.
- Mẹ ăn phải những thực phẩm quá giàu chất béo, làm sữa bị đặc hơn hoặc các thức ăn làm mất sữa.
- Mẹ không quan sát cơ thể, không theo dõi lượng sữa trong lúc hút sữa hay khi thực hiện giãn cữ hút sữa.
- Mẹ không massage bầu ngực khi hút sữa, gây khó khăn cho quá trình hút sữa.
>> Xem thêm: [Giải đáp] Hút sữa hoàn toàn có bị mất sữa không?
Áp dụng những biện pháp như trên là cách giãn cữ hút sữa mà không bị giảm sữa cho mẹ, đảm bảo lượng sữa cần thiết cho con. Với những kiến thức mà Moaz BeBe đã chia sẻ hi vọng sẽ hữu ích với nhiều mẹ. Các mẹ cùng tham khảo để thực hiện chuẩn xác nhất nhé.