SELECT MENU

Hội chứng colic ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân & cách khắc phục

Cao Thao - - 7

Trong những tháng đầu đời, có giai đoạn trẻ sơ sinh quấy khóc thường xuyên, khóc dai dẳng không ngừng mà bố mẹ không rõ nguyên nhân và làm cách nào trẻ cũng không nín. Tình trạng này gọi là hội chứng colic, nếu xảy ra liên tục không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ mà còn gây mệt mỏi và căng thẳng cho các thành viên trong gia đình. Vậy hội chứng colic là gì? Có nguy hiểm không? Hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục và các vấn đề liên quan đến hội chứng này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Hội chứng colic ở trẻ sơ sinh là gì?

Hội chứng colic, đau bụng colic hay còn gọi là khóc dạ đề được hiểu là tình trạng trẻ sơ sinh khóc dai dẳng, khóc liên tục trong ít nhất 3 giờ đồng hồ mỗi ngày, 3 ngày trong 1 tuần và ít nhất 3 tuần trong 1 tháng. Hội chứng này thường bắt đầu khi trẻ được 2 – 3 tuần tuổi, đạt đỉnh điểm ở tuần thứ 6 và có thể kéo dài cho tới khi trẻ được 3 – 4 tháng tuổi.

Hội chứng colic ở trẻ sơ sinh là gì?

Hội chứng Colic còn được gọi là khóc dạ đề

Hội chứng colic ở trẻ sơ sinh được xem là bệnh có giai đoạn làm cơ thể trẻ khỏe mạnh bình thường bị suy nhược. Ở giai đoạn này, bố mẹ thường không thể làm được gì để làm giảm đi tình trạng trẻ quấy khóc nhiều giờ, nên đây vẫn luôn là nỗi lo, nỗi ám ảnh của nhiều bố mẹ trong quá trình nuôi con nhỏ.

2. Đau bụng colic có biểu hiện như thế nào?

Hội chứng colic là tình trạng trẻ khóc do đau bụng co thắt, trẻ khóc dữ dội khác hẳn với các biểu hiện trẻ khóc hàng ngày do cơ thể mệt mỏi, đói bụng, ướt tã bỉm,… Nhiều chị em lần đầu làm mẹ, thấy con khóc như vậy thường rất hoang mang và lo lắng, vì đã dùng mọi cách: cho trẻ bú, dỗ dành – vỗ về, xoa lưng, thay bỉm tã,… nhưng con không chịu nín mà còn khóc nhiều hơn, đặc biệt, trẻ hay khóc vào buổi chiều tối và ban đêm.

Hội chứng colic có biểu hiện như thế nào?

Hội chứng Colic có biểu hiện trẻ khóc dữ dội khác hẳn với các biểu hiện trẻ khóc hàng ngày

Ngoài việc khóc dai dẳng trong nhiều giờ, trẻ bị hội chứng colic còn kèm theo các biểu hiện như: nắm tay luôn siết chặt, chân co lên bụng, lưng cong, mặt nhăn nhó và da mặt chuyển sang màu đỏ hoặc sẫm màu, bụng chướng,… Đây là các dấu hiệu giúp mẹ dễ phân biệt trẻ bị hội chứng colic và trẻ khóc thông thường.

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng colic ở trẻ sơ sinh

Mặc dù đến giờ vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra chính xác nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng gây ra hội chứng colic, nhưng cũng có một số chuyên gia cho rằng, hội chứng colic ở trẻ em có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân gây ra hội chứng colic ở trẻ sơ sinh

Hội chứng Colic chưa có nguyên nhân cụ thể/em>

  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện
  • Có sự mất cân bằng vi khuẩn có lợi trong đường ruột
  • Do bị dị ứng, cơ thể không dung nạp được một số chất có trong sữa mẹ/sữa công thức
  • Do mẹ cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít
  • Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng thường xuyên

Bên cạnh đó, cũng có một số giả thiết khác cho rằng, hội chứng colic gây ra bởi hệ thần kinh của trẻ đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ hoặc trẻ bị kích thích thần kinh quá mức.

4. Hội chứng colic có nguy hiểm không?

Thông thường, hội chứng colic không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của trẻ. Bởi đây được xem là hiện tượng sinh lý bình thường mà nhiều đứa trẻ phải trải qua trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra lâu và không được cải thiện, thậm chí là xuất hiện thêm các biểu hiện nguy hiểm khác sẽ rất nguy hại. Vì chúng có thể gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe và quá trình phát triển tự nhiên của trẻ. Cùng với đó là sức khỏe, tâm lý của bố mẹ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng:

Hội chứng colic có nguy hiểm không?

Hội chứng Colic không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của trẻ

  • Làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh
  • Trẻ ngừng bú mẹ sớm do tâm trạng mẹ căng thẳng gây ức chế quá trình sản sinh sữa và làm mất sữa
  • Mẹ bị kiệt sức, suy nhược cơ thể

Bên cạnh đó, khi trẻ quấy khóc, theo thói quen người lớn sẽ dỗ dành trẻ bằng cách rung lắc. Điều này thực sự không tốt bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ của trẻ.

5. Cách giảm đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đến nay, hội chứng colic vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để xoa dịu đi các cơ đau cho trẻ:

Các cách khắc phục hội chứng colic ở trẻ

Những cách khắc phục hội chứng colic ở trẻ

  • Cho trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ để trấn an tinh thần, giúp trẻ giảm căng thẳng và cảm thấy yên tâm
  • Nhẹ nhàng vuốt ve phần đầu và xoa lưng để trẻ cảm nhận được tình yêu và sự gần gũi, thân quen, từ đó cơ thể sẽ dễ chịu dần
  • Có thể cho trẻ nghe những âm thanh quen thuộc như tiếng ồn trắng, lời hát ru của mẹ,…
  • Đưa trẻ đi dạo xung quanh để trẻ quên đi những cơn đau
  • Tắm nước ấm cho trẻ để trẻ cảm thấy thư thái, dễ chịu
  • Mẹ có thể quấn chăn mỏng cho trẻ để trẻ cảm thấy được bảo vệ và an toàn
  • Cho trẻ bú đúng tư thế, đúng khớp ngậm để mỗi cữ sữa diễn ra hiệu quả, trẻ được bú no đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
  • Vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần bú để loại bỏ lượng khí dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng
  • Mẹ ăn uống khoa học – lạnh mạnh, tránh ăn các thực phẩm có thể khiến trẻ bị dị ứng

Lưu ý, bố mẹ không sử dụng bất cứ loại thuốc gì cho trẻ nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Hy vọng các thông tin Moaz BéBé chia sẻ phía trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về hội chứng colic ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đừng quên theo dõi Moaz BéBé thường xuyên để cập nhật các tin tức mới nhất liên quan đến các vấn đề sức khỏe của bé.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý