SELECT MENU

Làm sao để bé hết bú lắt nhắt? Nguyên Nhân & giải pháp khắc phục

Cao Thao - - 37

Bé bú vặt, bú lắt nhắt khiến bố mẹ lo lắng vừa sợ bé ăn không đủ no, thiếu chất ảnh hưởng đến quá trình phát triển mà còn gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần và sức khỏe của mẹ. Vậy làm sao để bé hết bú lắt nhắt? Hãy cùng Moaz BéBé tìm hiểu nguyên nhân, tác hại cũng như giải pháp khắc phục tình trạng trên trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bé bú vặt (bú lắt nhắt) là như thế nào?

bé bú vặt là gì

Bé bú vặt là không bú no một lần mà đòi bú nhiều lần với một lượng rất ít

Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bé bú vặt là không bú no một lần mà đòi bú nhiều lần, mỗi lần bú một lượng rất nhỏ.

  • Với trẻ sơ sinh, cữ bú của bé diễn ra nhanh chỉ trong thời gian ngắn tầm từ 5 – 10 phút, bú không đều đặn và lặp lại nhiều lần trong ngày.
  • Với các bé lớn hơn từ 4 – 6 tháng tuổi, bé bú vặt, thời gian bú mỗi cữ chỉ khoảng từ 2 – 3 phút, mặc dù bụng chưa no nhưng vẫn từ chối bú mẹ, dù ép bú tiếp bé cũng không chịu bú.

Và sau khoảng 15 – 30 phút bé lại quấy khóc và muốn rúc vào ngực mẹ đòi bú tiếp. Cữ bú diễn ra cũng tương tự như các cữ sữa trước, bé chỉ bú một lượng rất ít rồi nhả vú mẹ. Việc này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé và khiến mẹ cảm thấy chán nản, mệt mỏi. Đặc biệt vào ban đêm, tình trạng này diễn ra lâu, mẹ có thể kiệt sức do phải thức đêm nhiều.

2. Bé bú lắt nhắt nguyên nhân do đâu?

Tình trạng bé bú lắt nhắt thường không quá nguy hiểm, nhưng với chị em lần đầu làm mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi con nhỏ rất dễ bị ảnh hưởng tâm lý rơi vào tình trạng căng thẳng, stress.

Bé bú lắt nhắt nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân phổ biến khiến bé bú lắt nhắt

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bé bú lắt nhắt:

2.1 Do cấu tạo dạ dày của bé còn rất nhỏ

Dưới 12 tuần tuổi là giai đoạn bé dễ bú vặt, bú lắt nhắt nhất. Bởi lẽ, giai đoạn này cấu tạo dạ dày của bé còn rất nhỏ, bé chỉ cần bú từ 5ml – 15ml sữa mỗi cữ đã cảm thấy đủ no. Tuy nhiên, với lượng sữa trên bé chỉ cần đi tiểu một lần là đã cảm thấy đói và quấy khóc đòi mẹ cho bú.

2.2 Do mẹ không đủ sữa cho bé bú no

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé bú lắt nhắt. Lượng sữa mẹ tiết ra không đủ cho bé bú no bụng trong một cữ nên con luôn cảm thấy đói bụng và đòi ti mẹ thường xuyên. Một số dấu hiệu chứng tỏ mẹ không đủ sữa cho con bú có thể kể đến như:

  • Lượng tã con thải ra mỗi ngày ít. Trung bình nếu bú đủ no mỗi ngày bé sử dụng từ 6 – 8 chiếc tã bỉm. Nếu lượng tã bé thải ra ít hơn 6 cái tức là lượng sữa con nạp vào cơ thể ít do bé bú chưa được no
  • Mẹ không cảm nhận được cảm giác “xuống sữa” khi cho bé bú
  • Ngực mẹ nhiều sữa sẽ căng cứng, nên mẹ ít sữa phần ngực có cảm giác bị lỏng lẻo
  • Bé thường xuyên quấy khóc, ngủ không sâu giấc và hay giật mình vì bụng luôn có cảm giác đói.

>>Xem thêm: Làm sao để biết bé bú đủ sữa hay không? chuẩn, chính xác nhất

2.3 Do bé bú sai tư thế và không ngậm đúng khớp ngậm

bú lắt nhắt do bé bú sai tư thế và không ngậm đúng khớp ngậm

Bé bú lắt nhắt do sai tư thế bú và không đúng khớp ngậm

Đã có một số trường hợp do không bú đúng tư thế, đúng khớp ngậm nên bé bú được ít và đòi bú liên tục.

Nguy hiểm hơn, khi bé không bú hết, sữa mẹ bị ứ đọng sẽ làm ức chế tuyến sữa và giảm khả năng tạo sữa. Điều này rất nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ. Nếu bị ức chế lâu ngày mẹ sẽ bị căng sữa, đau rát tuyến vú và dễ bị tắc tia sữa, mất sữa.

2.4 Do bé muốn gần gũi mẹ hơn

Bé đòi bú mẹ thường xuyên một phần cũng do bé bện hơi mẹ, muốn được mẹ âu yếm, vỗ về thường xuyên. Ở bên mẹ, bé luôn có cảm giác yên tâm, an toàn.

2.5 Do thói quen hàng ngày

Nhiều chị em lần đầu làm mẹ đã hình thành cho bé thói quen xấu, cứ mỗi lần con quấy khóc hay rúc vào ngực, mẹ liền cho bé bú để dỗ dành. Việc này diễn ra thường xuyên sẽ tạo cho con thói quen ngậm ti dù chưa đói.

3. Tác hại của việc bé bú vặt (bú lắt nhắt)

Bé bú vặt, bú lắt nhắt nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.

Tác hại của việc bé bú vặt

Bé bú lắt nhắt gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé

Cụ thể như sau:

3.1 Đối với mẹ, bé bú vặt có tác hại gì?

  • Một đêm mẹ thức dậy nhiều lần cho bé bú dẫn đến tình trạng mất ngủ, cơ thể uể oải, mệt mỏi. Tình trạng này lặp lại nhiều ngày dẫn đến cơ thể bị suy nhược trầm trọng do không có thời gian nghỉ ngơi cả ban ngày và ban đêm
  • Bé bú vặt, mỗi lần bú ít khiến lượng sữa mẹ tiết ra ngày càng ít. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến mẹ dễ mắc các bệnh về tuyến vú như: tắc tia sữa, mất sữa, viêm tuyến sữa,…

3.2 Đối với bé bú vặt có tác hại gì?

  • Bé luôn ở trong trạng thái đói bụng nên ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc,… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của bé cả về thể chất và trí não.
  • Bé ăn không no, cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết nên dễ bị sụt cân, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng chiều cao và phát triển trí não

4. Làm sao để bé hết bú lắt nhắt (bú vặt)?

Làm sao để bé hết bú lắt nhắt

Cách khắc phục tình trạng bé bú lắt nhắt

Đây là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể tham khảo các giải pháp sau:

4.1 Cho bé bú đúng cách, đúng tư thế

Mẹ cần kiểm tra xem bé đã bú đúng tư thế, đúng khớp ngậm hay chưa. Vì điều này ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra mỗi cữ. Bé cần được bú ở tư thế thoải mái nhất để mỗi cữ bú diễn ra hiệu quả.

Bé bú sai khớp ngậm, lượng sữa tiết ra ít bé bú không đủ no nên đòi bú nhiều lần. Bé bú đúng cách là miệng con ngậm đúng khớp ngậm. Môi trên môi dưới của bé đều mở rộng bao hết đầu núm ti mẹ.

4.2 Tăng lượng sữa cho bé bú

Trong trường hợp bị thiếu sữa, mẹ cần xem xét lại lịch trình sinh hoạt, chế độ ăn và đảm bảo uống đủ nước để cải thiện nguồn sữa mẹ cả về số lượng và chất lượng. Mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm lợi sữa và hút sữa đúng cữ để kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả.

Một số loại máy hút sữa tiện dụng mẹ có thể tham khảo như: máy hút sữa không dây, máy hút sữa điện đôi, máy hút sữa di động,… Tùy vào nhu cầu sử dụng và tài chính để mẹ lựa chọn sản phẩm phù hợp.

4.3 Kéo dài khoảng cách các cữ bú

Một trong những giải pháp hữu hiệu giúp bé hết bú lắt nhắt là hãy giãn khoảng cách giữa các cữ bú. Nếu trước đây bé bú vặt cứ 15 – 20 phút bé đòi bú một lần kể cả khi chưa đói thì giờ đây mẹ hãy dỗ dành để con quên đi và không đòi bú nữa. Mẹ có thể đánh lừa con bằng cách cho bé nghe nhạc, xem các hình ảnh sinh động, múa hát, vui chơi cùng bé để bé quên đi việc đòi bú. Mẹ chỉ nên cho bé bú khi con thật sự đói. Kiên trì thực hiện việc này một thời gian sẽ hình thành cho bé thói quen bú đúng giờ, đúng cữ, ăn uống khoa học, chấm dứt được tình trạng bé bú lặt vặt.

4.4 Tạo môi trường để con tập trung bú

Trong quá trình cho bé bú mẹ nên tạo không gian thích hợp để bé bú tập trung. Không nên trò chuyện hoặc cho bé xem tivi, điện thoại làm bé bị xao nhãng bởi âm thanh và các hoạt động xung quanh khi bú.

>>Xem thêm: Giải đáp từ chuyên gia: Trẻ sơ sinh 1 tiếng bú 1 lần có sao không?

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, tác hại, giải pháp khắc phục giúp mẹ trả lời được câu hỏi: Làm sao để bé hết bú lắt nhắt? Hy vọng đó là những thông tin hữu ích giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn. Hãy liên hệ Moaz BéBé ngay nếu cần hỗ trợ thông tin hoặc tư vấn về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe mẹ & bé thông minh, đa tiện ích nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý