Làm sao để biết trẻ sơ sinh nóng hay lạnh? Cách giữ ấm cho trẻ khi ngủ
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là những tháng đầu đời, điều mà ba mẹ quan tâm nhất chính là nhiệt độ của con. Nguyên do chủ yếu là vì con chưa biết nói, nên không thể chia sẻ với ba mẹ đang nóng hay lạnh, mà cơ chế hoạt động thân nhiệt của trẻ sơ sinh lại còn non nớt và nhạy cảm. Vì thế, bất kỳ yếu tố nào tác động dù là nhỏ nhất cũng gây ra những ảnh hưởng lớn. Vậy phải làm sao để biết trẻ sơ sinh nóng hay lạnh? Ba mẹ hãy cùng Moaz BéBé khám phá ngay nhé!
1. Những điều cần biết về thân nhiệt của trẻ sơ sinh
Thân nhiệt phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vì cơ chế hoạt động thân nhiệt của trẻ mới sinh còn non nớt, nên dễ dàng bị tác động bởi nhiều yếu tố. Do đó ba mẹ cần chú ý các thông số về thân nhiệt để nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bất thường.
>>Xem thêm: Nhiệt độ phòng thường bao nhiêu là tốt, an toàn cho trẻ nhỏ?
Theo các bác sĩ và chuyên gia nghiên cứu, thân nhiệt của trẻ sơ sinh thường thấp hơn người lớn từ 1 đến 1,5 độ C. Ngoài ra, do thân nhiệt của mỗi bộ phận khác nhau sẽ không giống nhau, nên ba mẹ cần chú ý khi đo để tránh tình trạng nhầm lẫn:
Thân nhiệt ở mông: 36,6 – 38 độ C
Thân nhiệt đo ở miệng: 35,5 – 37,5 độ C
Thân nhiệt đo ở nách: 34,7 – 37,3 độ C
Thân nhiệt đo ở tai: 35,8 – 38 độ C.
Nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh thường dao động trong khoảng 36,5 – 37,5 độ C, thấp hơn một chút so với người lớn. Nếu như thân nhiệt của bé lên đến 38 – 39 độ C, tức là đã có dấu hiệu sốt nhẹ. Và nếu nhiệt độ còn tăng đến 40 độ tức là đã sốt cao, cần gặp bác sĩ ngay để được cấp cứu kịp thời. Ba mẹ không được để trẻ bị sốt cao quá lâu, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của não bộ.
2. Làm sao để biết trẻ sơ sinh nóng hay lạnh
Để xác định xem trẻ sơ sinh có bị nóng hay lạnh, bố mẹ có thể thông qua những dấu hiệu và cách kiểm tra nhiệt độ của cơ thể trẻ như sau:
2.1 Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nóng
Trẻ sơ sinh chưa thể nói ra cảm giác của mình, nhưng mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu đặc trưng dưới đây để biết con đang cảm thấy nóng và cần được điều chỉnh nhiệt độ cơ thể kịp thời:
- Da bé đỏ hoặc nổi mẩn. Khi bị nóng, da trẻ có thể chuyển sang màu đỏ và xuất hiện mẩn ngứa hoặc rôm sảy, đặc biệt ở vùng cổ, nách và lưng.
- Bé đổ mồ hôi nhiều ở trán, cổ, và lưng, ngay cả khi không hoạt động.
- Khi quá nóng, hơi thở của trẻ có thể nhanh hơn bình thường.
- Trẻ thường cáu kỉnh, khó chịu, không ngủ ngon hoặc liên tục vặn mình do cơ thể bị nóng
- Khi sờ vào cổ, lưng, hoặc bụng của trẻ, mẹ sẽ cảm thấy cơ thể bé ấm nóng hơn bình thường.
Nếu bé có những dấu hiệu trên, mẹ cần điều chỉnh nhiệt độ môi trường, giảm lớp quần áo và cho bé uống sữa hoặc nước (nếu bé trên 6 tháng) để hạ nhiệt cho bé.
Nếu ba mẹ thấy bé đang gặp phải những dấu hiệu như sau thì có thể là đang bị sốt hoặc cơ thể quá nhiệt:
- Nhiệt độ trên 38°C là dấu hiệu trẻ bị sốt, có thể là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc các nguyên nhân khác.
- Da bé có dấu hiệu nóng, đỏ, đặc biệt là ở vùng cổ, ngực hoặc lưng,
- Trẻ đổ mồ hôi nhiều trên trán, gáy hoặc cơ thể cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ bị sốt.
- Khi trẻ quấy khóc hoặc mệt mỏi, có biểu hiện khó chịu, cảm thấy không thoải mái, bứt rứt, hoặc không muốn ăn uống là dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị sốt.
- Ba mẹ chú ý khi trẻ hoạt động ít, mắt lờ đờ, thở nhanh hoặc khó thở hơn so với bình thường có thể là do cơ thể bị nóng quá hoặc đang sốt nên muốn cố gắng hạ nhiệt.
- Khi trẻ bị sốt, miệng hoặc lưỡi có thể khô, do cơ thể bị mất nước bởi sốt hoặc đổ mồ hôi.
2.2 Dấu hiệu trẻ sơ sinh đang bị lạnh
Nếu như bé sơ sinh gặp phải các dấu hiệu sau đây, thì có thể là cơ thể đang bị lạnh hoặc hạ thân nhiệt:
- Tay và chân lạnh của bé lạnh hoặc lạnh ngắt. Mặc dù vốn dĩ các bộ phận này của trẻ sơ sinh thường lạnh hơn so với phần còn lại của cơ thể, nhưng nếu lạnh bất thường thì chứng tỏ cơ thể đang hạ thân nhiệt.
- Da lạnh và nhợt nhạt, thậm chí là tái đi và có màu sắc không bình thường như xanh xao, xám xịt thì có thể cho thấy trẻ đang bị lạnh hoặc hạ thân nhiệt.
- Trẻ run rẩy và đang cố co rúm, cuộn người lại để cố gắng tạo ra nhiệt lượng, chứng tỏ trẻ đang cảm thấy lạnh. Lưu ý nhất là khi trẻ giữ 2 chân và tay gần cơ thể để làm ấm chính mình.
- Khi trẻ cảm thấy lạnh, có thể thở nhanh hoặc nông vì cơ thể đang cố gắng tạo ra năng lượng để giữ ấm.
- Nếu trẻ cảm thấy lạnh, sẽ có những dấu hiệu như cơ thể mệt mỏi, mắt lờ đờ, hoạt động chậm chạp, không tỉnh táo, khó mở mắt.
- Bé có thể bỏ ăn, không muốn bú nếu đang bị lạnh, vì thấy không thoải mái, mệt mỏi, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.
- Nếu như nhiệt độ phòng hoặc môi trường xung quanh bé quá lạnh, trẻ không có chăn đắp thì có thể sẽ gặp lạnh, hạ thân nhiệt.
>> Xem thêm: Mặc quần áo cho trẻ sơ sinh theo nhiệt độ phù hợp nhất
3. Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh khi ngủ
Vào ban đêm, nhiệt độ thường hạ xuống thấp. Nếu bé không được giữ ấm thì dễ bị cảm, sốt, nguy hiểm sức khỏe. Để tránh bé bị lạnh khi ngủ, gia đình cần có biện pháp giữ ấm như sau:
- Giữ ấm tay chân cho bé bằng cách đeo bao tay, bao chân giúp cơ thể bé được ấm.
- Cài đặt nhiệt độ phòng thích hợp cho mẹ và bé là từ 26 – 28 độ C,
- Đóng cửa sổ để không khí lạnh không thể lọt vào.
- Chọn quần áo thích hợp, không cho bé mặc phong phanh, nhưng cũng không nên mặc quần áo quá dày cho bé vì ủ ấm quá cũng có nguy cơ đột tử.
- Quấn tã cho bé để vừa tạo cảm giác ấm áp, vừa giúp bé như được ở trong bụng mẹ, an toàn và thoải mái hơn.
- Sử dụng túi ngủ phù hợp hoặc dùng loại chăn thích hợp cho các bé.
4. Một số câu hỏi thường gặp
Liên quan đến vấn đề thân nhiệt của trẻ, có nhiều thắc mắc đã được ba mẹ đặt ra. Và đây là những câu hỏi thường gặp cùng giải đáp vấn đề ba mẹ nên chú ý:
Trẻ sơ sinh nóng hay lạnh hơn người lớn?
Theo các nghiên cứu khoa học, nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh luôn thấp hơn người lớn từ 1 – 1,5 độ C. Sự chênh lệch nhiệt độ ở mỗi vùng cơ thể cũng khác nhau từ 1 – 2 độ C. Hơn nữa còn có sự thay đổi nhiệt độ cơ thể tùy theo thời tiết và thời gian trong ngày.
Mùa hè có nên đắp chăn cho bé sơ sinh?
Vào mùa hè, ba mẹ cũng nên giữ ấm phù hợp cho các bé, đặc biệt là với bé nằm ở phòng điều hòa. Do đó ba mẹ có thể đắp chăn mỏng, nhẹ cho bé khi đang ngủ. Tuy nhiên không nên đắp kín, đặc biệt là không che mũi và miệng của bé để tránh gây nguy hiểm.
Những bộ phận cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh?
Các bộ phận cần giữ ấm của trẻ là lưng, chân, bụng và tay. Vì thế ba mẹ cần phải che kín những chỗ này nếu thời tiết lạnh. Ba mẹ cũng phải kiểm tra xem có bị lạnh và đổ mồ hôi khi mặc tã, quần áo hay không.
>>Xem thêm: Giải đáp: Có nên đội mũ cho trẻ sơ sinh không?
Trên đây là cách làm sao để biết trẻ sơ sinh nóng hay lạnh. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc các bé. Hãy liên hệ bác sĩ ngay nếu bé có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào.