Pha sữa công thức có nhiều bọt khí và cách khắc phục
Khi pha sữa công thức một trong những hiện tượng mẹ thường gặp phải chính là xuất hiện bọt khí. Uống sữa nhiều bọt khí có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé như: Đầy hơi, nôn trớ… Vậy tại sao Pha sữa công thức có nhiều bọt khí và cách khắc phục hiện tượng này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu mẹ nhé.
1. Nguyên nhân pha sữa có bọt
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng bọt khí khi pha sữa cho bé chính là do lắc sữa không đúng cách. Pha sữa công thức mẹ phải lắc đều để bột tan hết. Tuy nhiên, nếu sử dụng lực lắc sữa mạnh và lắc lâu sẽ tạo ra các bọt khí.
Bọt khí được hình thành do các phân tử sữa trong quá trình lắc va chạm với không khí và hơi nước trong bình sữa.
Ngoài ra, bọt khí còn có thể do nguyên nhân từ chất lượng sữa hoặc trong quá trình bé bú.
>> Xem thêm: Cách pha sữa công thức đúng chuẩn đảm bảo dưỡng chất cho bé
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn từ A – Z
2. Uống sữa có nhiều bọt khí ảnh hưởng như thế nào đến bé
Bọt sữa được sinh ra trong quá trình bé bú và pha sữa gần như không có hại cho sức khỏe của bé.
Tuy nhiên, nếu pha sữa có hiện tượng bọt sữa nhiều, trong thời gian dài bé bú có thể gặp tình trạng đầy hơi, nôn trớ, nấc cụt và trào ngược sữa.
Bọt sữa do chất lượng sữa kém sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Sữa chất lượng kém sẽ gây ảnh hưởng đến các bệnh lý về đường ruột của con như: Rối loạn tiêu hóa, táo bón… Ngoài ra, trẻ cũng không nhận được đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Mẹ cần thay sữa ngay cho bé.
3. Phương pháp pha sữa chuẩn không gây bọt khí
Nguyên nhân chính gây tình trạng bọt khí chính là do mẹ pha sữa không đúng cách. Thói quen lắc sữa lâu và mạnh.
Để có thể pha sữa không tạo bọt mẹ có thể áp dụng phương pháp dưới đây.
>> Tham khảo: Pha sữa công thức có nên lắc mạnh
3.1 Phương pháp truyền thống:
- Đổ sữa bột của bé vào cốc sạch, lấy thia tán đều sữa tránh để sữa bị vón cục. Chuẩn bị nước pha sữa đúng nhiệt độ bằng máy đun nước pha sữa chuyên dụng. Sau đó đổ nước pha sữa theo tỷ lệ chuẩn công thức, dùng thìa khuấy nhẹ và đều.
- Đổ từ từ sữa trong cốc vào bình sữa của bé hạn chế gây bọt khí. Đóng nắp bình và cho bé bú như thông thường.
Tuy nhiên, phương pháp này mất nhiều thời gian của mẹ. Đồng thời, mẹ cần đảm bảo cốc nước, thìa… pha sữa cho bé phải được tiệt trùng và làm sạch cẩn thận trước khi pha sữa.
3.2 Phương pháp hiện đại:
Phương pháp giúp tiết kiệm thời gian cho mẹ chính là sử dụng máy lắc sữa cho bé MB – 079. Sản phẩm giúp sữa được lắc đều mà không bị vón cục và giữ ấm sữa tự động suốt 2 giờ cho mẹ.
Ưu điểm vượt trội của sản phẩm:
- Thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, tông màu trắng hiện đại
- Màn hình Led thông minh, cảm ứng nhạy bén dễ thao tác
- Thời gian lắc sữa linh hoạt 2/3/4/5 hoặc 6 phút
- Nhiệt độ giữ ấm sữa cài đặt linh hoạt từ 35 – 55 độ C
- Mẹ có thể chọn chức năng giữ ấm sữa riêng biệt hoặc lắc sữa kết hợp giữ ấm
- Sữa lắc đều không gây vón cục, không gây bọt khí
- Thời gian giữ nhiệt sữa 2 tiếng
- Giác hút chống trượt chắc chắn, tránh rung lắc khi máy hoạt động
- Thời gian bảo hành 12 tháng
- Giá thành hợp lý chỉ 520.000 đồng
Nhờ có chiếc máy lắc sữa thông minh sau khi đổ nước bào bình sữa mẹ chỉ cần đặt vào máy lắc sữa và bấm nút. Chỉ sau 3 nút bé đã có 1 bình sữa đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian cho mẹ.
4. Một số lưu ý khi pha sữa cho bé
Pha sữa bột cho trẻ tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực ra có nhiều vấn đề cần chú ý để đảm bảo sự an toàn sức khỏe cho con, giúp con hấp thu đầy đủ dinh dưỡng. Vì thế khi bố mẹ tiến hành pha sữa, cần lưu ý kỹ các vấn đề quan trọng như sau:
- Đảm bảo vệ sinh khi pha sữa như sử dụng nước sạch, khử trùng các dụng cụ pha sữa bằng máy tiệt trùng chuyên dụng, rửa tay sạch sẽ.
- Không tự ý sử dụng các loại nước như nước cháo, nước ép trái cây, nước khoáng để thay thế cho nước lọc thông thường khi pha sữa.
- Không trộn chung những loại sữa công thức với nhau hoặc trộn sữa công thức với thức ăn, hạt ngũ cốc khác
- Bố mẹ không tự ý thay đổi tỷ lệ pha sữa công thức, không được pha quá đặc hoặc quá loãng.
- Cần phải chú ý đến nhiệt độ pha sữa của nước.
- Luôn đổ nước trước rồi mới đổ sữa bột vào để pha.
- Lắc đều và nhẹ nhàng để tránh tạo ra nhiều bọt khí, lại đảm bảo cho sữa hòa toàn hoàn toàn trong nước.
- Nên cho bé dùng luôn sữa ấm sau khi pha xong và đã đảm bảo đúng nhiệt độ mà bé có thể uống.
- Không dùng lại sữa thừa nhiều lần.
Cảm ơn mẹ đã đón đọc bài viết, nếu mẹ đang gặp vấn đề về pha sữa cho bé mãi không tan hết, còn nhiều cặn sữa và bọt khí. Hãy tham khảo cách khắc phục của Moaz BeBe và áp dụng ngay nhé.