SELECT MENU

Bé 4 tháng lười bú bình chậm tăng cân mẹ phải làm sao?

Cao Thao - - 21

Bé 4 tháng lười bú bình, chậm tăng cân là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: bé không thích vị sữa công thức, núm ti bình không phù hợp, mọc răng sớm hoặc con đang mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa,… Vậy để khắc phục tình trạng trên, bố mẹ cần làm gì? Trong bài viết dưới đây, Moaz BéBé xin chia sẻ một số giải pháp hữu ích giúp khắc phục tình trạng bé 4 tháng lười bú bình, chậm tăng cân mời bố mẹ tham khảo.

1. Lượng sữa và cân nặng chuẩn bé 4 tháng tuổi

Ở giai đoạn 4 tháng tuổi, bé phát triển rất nhanh cả về thể chất và trí não. Bé đã bắt đầu cảm thấy hứng thú với thế giới xung quanh thông qua các giác quan, tay chân vận động linh hoạt và phát triển cảm xúc. Cơ thể bắt đầu có sự tương tác với mọi thứ, con biết cầm nắm, đưa tay lên miệng và có phản ứng khi bố mẹ gọi hoặc làm trò. Vì thế, ở giai đoạn 4 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên đáng kể, bố mẹ cần đáp ứng đầy đủ các chất cần thiết để bé phát triển toàn diện.

>>Xem thêm: Bảng ml sữa chuẩn cho bé theo tháng tuổi và cân nặng đơn giản, dễ hiểu

Lượng sữa và cân nặng chuẩn bé 4 tháng tuổi 

Lượng sữa và cân nặng tiêu chuẩn cho bé 4 tháng tuổi

Dưới đây là chi tiết về lượng sữa mỗi ngày và cân nặng tiêu chuẩn cho bé 4 tháng tuổi được WHO khuyến cáo:

1.1 Bé 4 tháng bú bao nhiêu ml sữa mỗi ngày là đủ?

Theo các bác sĩ nhi khoa và chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo, bé 4 tháng tuổi nên được bú sữa mẹ hoàn toàn và lượng sữa bé bú mỗi ngày dao động từ 750ml – 1500ml tùy vào từng thời điểm cũng như thể trạng của từng bé. Với lượng sữa trên, mẹ có thể sắp xếp lịch ăn mỗi ngày cho bé từ 6 – 8 cữ bú. Trung bình cứ 3 giờ – 4 giờ mẹ cho bé ăn một lần, mỗi lần ăn khoảng 120 – 180ml sữa.

Với nhiều bé háu ăn đặc biệt là các bé trai, mẹ có thể thay đổi lượng sữa bú trong mỗi cữ tăng lên đồng thời giảm số lần bú trong một ngày sao cho phù hợp với nhu cầu ăn trong mỗi cữ của con. Ví dụ, trộm vía bé ăn tốt, mẹ có thể cho bé ăn từ 150ml – 200ml sữa mỗi cữ và giảm số lần ăn trong ngày xuống còn khoảng 4 – 6 cữ. Như vậy, mỗi cữ bú con đều được ăn no, bé sẽ ngoan ngoãn vui chơi cả ngày, không quấy khóc và đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng giúp con phát triển tốt nhất.

Trường hợp bé không uống đủ lượng sữa như khuyến cáo, bố mẹ nên cho con đi thăm khám bác sĩ sớm để có giải pháp khắc phục kịp thời. Bởi lẽ, đây là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu con gặp tình trạng lười ăn, chậm tăng cân. Nếu để tình trạng này diễn ra dài ngày, bé có thể bị biếng ăn ảnh hưởng đến việc tăng trưởng chiều cao, trí tuệ.

1.2 Cân nặng tiêu chuẩn bé 4 tháng tuổi

>>Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam từ 0 – 10 tuổi theo WHO

Cân nặng tiêu chuẩn bé 4 tháng tuổi

Cân nặng tiêu chuẩn bé 4 tháng tuổi

Dựa theo số liệu từ bảng chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn cho bé từ 0 – 5 tuổi của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) cân nặng tiêu chuẩn của bé 4 tháng tuổi dao động trong khoảng:

  • Với bé trai: từ 6 – 7.5kg
  • Với bé gái: từ 5.5 – 7kg

Tuy nhiên, cân nặng của mỗi đứa trẻ là khác nhau và còn phụ thuộc vào thể trạng và tốc độ phát triển riêng của mỗi bé ở từng giai đoạn. Để đảm bảo bé khỏe mạnh và đạt tiêu chuẩn cân nặng trên, mẹ nên theo dõi sát sao lịch sinh hoạt ăn – ngủ – vui chơi của bé và đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ.

2. Bé 4 tháng lười bú, chậm tăng cân có nguy hiểm không?

Nếu bé 4 tháng tuổi lười bú, chậm tăng cân trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và tăng trưởng của bé. Khi bé bú mỗi cữ không đủ no cơ thể sẽ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu không xử lý kịp thời tình trạng này, bé có nguy cơ bị biếng ăn, suy dinh dưỡng khiến con chậm phát triển chiều cao và chậm tăng cân. Thậm chí nguy hiểm hơn, bé có thể mắc các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như nhiễm trùng hoặc bị rối loạn.

Bé 4 tháng lười bú, chậm tăng cân có nguy hiểm không? 

Bé 4 tháng lười bú, chậm tăng cân trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của bé

Dưới đây là một số mối nguy có thể gặp phải khi bé 4 tháng lười bú bình:

2.1 Thiếu hụt trầm trọng các chất dinh dưỡng cần thiết

Như các bạn cũng biết, với trẻ 4 tháng tuổi, sữa là thức ăn tốt nhất cho con. Bởi lẽ, trong sữa có đầy đủ các chất thiết yếu giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và phát triển toàn diện như: đạm, đường bột, chất béo, vitamin, khoáng chất, chất xơ và nước. Nếu vì bất cứ lý do nào đó mà bé không chịu bú sữa bình, cơ thể không được nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết,… Cơ thể bé sẽ bị suy nhược, chậm tăng cân, nguy hiểm hơn là sụt cân.

2.2 Ảnh hưởng đến quá trình phát triển

Trẻ 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết lật, trườn và nhận ra bố mẹ, người thân. Bé có thể dùng tiếng khóc, cơ thể mình để biểu đạt cảm xúc như khi đói khát, thèm sữa hoặc cảm thấy khó chịu, buồn ngủ,… Não bộ cũng đang trong giai đoạn phát triển vượt trội cần nhiều hơn các chất như DHA, ARA, các loại axit Omega 3,… Đây là những chất có nhiều trong sữa và được minh chứng là rất tốt cho sự phát triển về thể chất, trí não và thị giác của bé. Do đó, nếu bé không chịu bú sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng và phát triển.

2.3 Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

Bé 4 tháng lười bú, chậm tăng cân gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch 

Bé 4 tháng lười bú, chậm tăng cân gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

>>Xem thêm: Nuôi con bằng sữa mẹ có lợi như thế nào cho mẹ và bé?

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé 4 tháng tuổi và đây cũng là “vaccine” đầu đời an toàn, lành nhất cho cơ thể của bé. Do trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể miễn dịch globulin (hay còn gọi là kháng thể IgA) – đây là kháng thể giúp bé ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn giúp bảo vệ sức khỏe bé tối đa.

Ngoài ra, kháng thể IgA có tác dụng bao phủ toàn bộ lớp niêm mạc ở các cơ quan như: hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, cơ quan sinh dục, nội tạng,… Chúng như màng bảo vệ con ngăn ngừa các mầm bệnh gây hại xâm nhập vào cơ thể. Do đó, bé 4 tháng tuổi lười bú không chỉ khiến con chậm tăng cân mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

2.4 Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé

Cơ thể mẹ và bé luôn có sự gắn kết đặc biệt. Sữa mẹ được hình thành dựa trên nguồn dinh dưỡng mẹ nạp vào cơ thể mỗi ngày và sự hoạt động tích cực của tuyến vú. Do đó, mẹ cho bé bú sữa đầy đủ không chỉ giúp con phát triển tối ưu tất cả các mặt: thể chất, trí não, tinh thần,…mà còn giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe sau khi vượt cạn và ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về tuyến vú.

3. Nguyên nhân phổ biến khiến bé lười bú bình, chậm tăng cân

Sau khi tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin và ý kiến từ các chuyên gia, Moaz BéBé đã tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến khiến bé lười bú bình, chậm tăng cân:

3.1 Do bé bú không đủ no

Bé bú không đủ no, con bị thiếu chất sẽ gặp các triệu chứng như uể oải, mệt mỏi, thiếu năng lượng,… Con dễ rơi vào tình trạng kiệt sức, lờ đờ do bị thiếu vi chất cần thiết cho cơ thể. Nếu tình trạng này không được khắc phục vị giác và khứu giác của con sẽ dần kém nhạy bén, ảnh hưởng đến việc ăn uống. Lâu dần, sẽ hình thành phản xạ lười bú, biếng ăn, cơ thể dễ rơi vào tình trạng “ì ạch”.

Một số nguyên nhân khiến bé bú không đủ no có thể kể đến gồm:

  • Bé bú sai khớp ngậm khiến cữ sữa đạt hiệu quả không cao
  • Bé bú sai tư thế, lượng sữa nạp vào cơ thể ít, con phải gồng mình mỏi cổ để bú nên sẽ ngưng bú sớm
  • Số cữ bú trong một ngày và lượng sữa mỗi cữ ít

3.2 Do mẹ ít sữa hoặc bị mất sữa

bé lười bú bình do mẹ ít sữa hoặc bị mất sữa 

Bé lười bú bình do mẹ ít sữa hoặc bị mất sữa

Mẹ ít sữa, bé bú mạnh nhưng lượng sữa chảy ra quá ít. Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần sẽ khiến con mau nản dần dần hình thành phản xạ lười bú, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng và chậm tăng cân.

3.3 Do bé bị rối loạn tiêu hóa

Đây là một trong số những nguyên nhân phổ biến khiến bé 4 tháng lười bú, chậm tăng cân. Một số bệnh lý rối loạn tiêu hóa các bé hay gặp phải như: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, nôn trớ,…

3.4 Do bé đến giai đoạn biếng ăn sinh lý

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bé 4 tháng tuổi lười ăn, lười bú bình, chậm tăng cân có thể do bé đang trong giai đoạn biếng ăn sinh lý. Trước những biến đổi của cơ thể như bé đang tập lẫy, tập trườn,… bé sẽ bị rối loạn dinh dưỡng và bỏ bú. Với trường hợp này, bố mẹ không nên quá lo lắng, vì qua giai đoạn này con sẽ ăn ngon trở lại như bình thường.

4. Bé lười bú bình, chậm tăng cân bố mẹ phải làm sao?

Để khắc phục tình trạng bé 4 tháng lười bú bình, chậm tăng cân, Moaz BéBé gợi ý 4 giải pháp sau:

bé 4 tháng lười bú bình chậm tăng cân

4.1 Đảm bảo lượng sữa bé nạp vào cơ thể đầy đủ

Mỗi ngày mẹ cần đảm bảo lượng sữa tiêu chuẩn bé cần nạp vào cơ thể. Đây là yếu tố cần để con phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não. Nếu con không chịu bú bình mẹ cần xem lại các yếu tố như:

  • Cho bé bú đúng tư thế, đúng khớp ngậm, để mỗi cữ bú của bé diễn ra hiệu quả
  • Cho bé bú khi bé thực sự có nhu cầu. Không nên ép bé bú khi bé không đói vì điều này dễ khiến bé phản đối, không hợp tác
  • Tạo môi trường thích hợp cho bé bú bình. Không nên cho bé tiếp xúc với các yếu tố khiến con mất tập trung như tivi, điện thoại,…
  • Lựa chọn núm ti, bình sữa phù hợp với lực hút của con

4.2 Cải thiện số lượng và chất lượng nguồn sữa mẹ

Để cải thiện cả về số lượng và chất lượng nguồn sữa mẹ, mẹ cần đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí sau:

  • Cho bé bú thường xuyên để kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả
  • Đảm bảo dinh dưỡng ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất: đạm, đường, béo, vitamin & khoáng chất
  • Thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, không nên làm việc căng thẳng khiến cơ thể rơi vào tình trạng rối loạn nội tiết.

Ngoài ra, với các bé bú bình bố mẹ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bình sữa trước khi cho con bú, tránh để các loại vi khuẩn, virus xâm nhập làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ mẹ chăm con “nhàn tênh” và bảo vệ sức khoẻ con tối đa như: máy tiệt trùng bình sữa, máy đun nước pha sữa, máy hâm sữa,… Các sản phẩm này sẽ giúp chất lượng sữa được đảm bảo.

4.3 Bổ sung sữa công thức cho bé

Bé lười bú bình, chậm tăng cân bố mẹ phải làm sao?

Cách khắc phục tình trạng bé bú bình chậm tăng cân

Nếu nguồn sữa mẹ không đủ hoặc gặp các vấn đề liên quan đến việc không cung cấp đủ sữa cho bé, mẹ cần bổ sung sữa công thức cho con. Hãy đảm bảo rằng, cơ thể con được nạp đủ dinh dưỡng mỗi ngày.

4.4 Đưa bé đi thăm khám bác sĩ

Trong trường hợp mẹ đã áp dụng các giải pháp trên nhưng không hiệu quả, bạn nên cho bé đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. Tránh để lâu ngày khiến bé rơi vào tình trạng biếng ăn, chán ăn, chậm tăng cân kéo dài.

Bé 4 tháng lười bú bình, chậm tăng cân mẹ phải làm sao? Có lẽ, đọc đến đây bạn đã có lời giải đáp. Hãy theo dõi Moaz BéBé thường xuyên để cập nhật các tin tức mới, hữu ích nhất giúp quá trình chăm con trở nên nhẹ nhàng, đơn giản hơn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý