Mẹ bị đau mắt đỏ chăm con thế nào? Combo sản phẩm chăm con
Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) ở trẻ em rất nguy hiểm. Tuy là bệnh lành tính nhưng có thể để lại biến chứng nặng như: Viêm mủ túi lệ, viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc sâu, viêm giác mạc đốm,… Thậm chí, nguy hiểm hơn có thể gây tổn thương giác mạc (tròng đen), suy giảm thị lực. Vậy chăm con khi bị đau mắt đỏ như thế nào? bố mẹ cần làm gì để phòng chống và điều trị bệnh đau mắt đỏ tại nhà cho bé? Mời mọi người tham khảo các thông tin hữu ích Moaz Bébé chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân & dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là hiện tượng lớp màng mỏng ở mắt bị tổn thương gây nên hiện tượng đỏ ngầu và xung huyết.
Đau mắt đỏ là bệnh lý thường gặp tại Việt Nam, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh bùng phát khi thời tiết chuyển mùa vào đợt tháng 8, tháng 9, tháng 10.
Nguyên nhân mắc bệnh đau mắt đỏ
Do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, chủ yếu là do siêu vi Enterovirus và Adenovirus. Cùng với đó là các tác nhân như: vệ sinh kém, ô nhiễm môi trường. Bệnh có nguy cơ lây lan nhanh dễ bùng phát thành dịch. Con đường lây nhiễm chủ yếu là qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt, ghèn mắt, mũi miệng của người đang bị đau mắt đỏ . Ngoài ra còn một số hình thức lây nhiễm khác phải kể đến như:
- Dùng chung đồ dùng, các vật dụng cá nhân như: khăn mặt, quần áo, bát đũa, thuốc nhỏ mắt,… với người bị đau mắt đỏ
- Dùng chung nguồn nước với người bị đau mắt đỏ: nước rửa mặt, bể bơi,…
Dấu hiệu khi bị đau mắt đỏ
Đối với đau mắt đỏ do vi khuẩn, bệnh thường không kéo dài quá 14 ngày, các triệu chứng thường gặp:
- Sau khi thức dậy, mắt có nhiều ghèn làm dính mi. Chất ghèn có màu xanh nhạt / vàng nhạt/ trắng sữa, mặc dù đã được làm sạch nhưng chỉ sau 1 thời gian ngắn lại xuất hiện
- Người bệnh có cảm giác đau, cộm, ngứa trong mắt
- Mắt đỏ ngầu, khó chịu
- Xuất hiện các hiện tượng như: ho, đau họng
Lưu ý: Trường hợp nặng người bệnh sẽ bị sốt nhẹ và sưng hạch bạch huyết (nổi hạch) phía trước tai.
Mẹ bị đau mắt đỏ chăm con thế nào là tốt nhất?
Mẹ bị đau mắt đỏ rất nguy hiểm vì nó có thể lây sang cho con. Đặc biệt là các mẹ đang cho con bú, nếu chủ quan có thể dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé như: viêm phổi, viêm phế quản, tiểu buốt và có thể chuyển thành đau mắt hột.
Để mau khỏi bệnh và tránh lây cho bé, mẹ nên thực hiện các điều sau:
Hạn chế tiếp xúc với bé
Khi tiếp xúc với con, mẹ cần đeo khẩu trang và mắt kính để hạn chế tối đa sự tiếp xúc với trẻ. Với mẹ đang cho con bú, giải pháp tốt nhất là mẹ nên sử dụng máy hút sữa rồi nhờ người thân cho bé ti.
Mẹ có thể tham khảo một số dòng máy hút sữa tốt nhất của Moaz Bébé đang được nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng như:
- Máy hút sữa điện đôi thông minh Moaz Bébé MB – 054
- Máy hút sữa điện đôi Moaz Bébé MB – 029
- Máy hút sữa không dây Moaz Bébé MB – 052
- Máy hút sữa rảnh tay Moaz Bébé MB – 061
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng mắt, không gian sống
Thường xuyên vệ sinh vùng mắt bằng nước muối sinh lý để tạo độ ẩm cho mắt giúp giảm tình trạng đau, cộm, ngứa mắt. Không nên chạm tay vào mắt, nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc nước rửa tay sau mỗi lần tiếp xúc với con, với mọi người.
Ngoài ra, không gian sống cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ để giảm thiểu tối đa khả năng lây bệnh. Mẹ có thể tham khảo một số loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhỏ gọn, tiện lợi của Moaz Bébé vừa tốt cho sức khoẻ của con vừa giúp mẹ mau khỏi bệnh như: Máy lọc không khí và tạo ẩm cho bé MB – 066 hoặc máy hút bụi giường nệm MB – 037.
Khử trùng đồ dùng, vật dụng cho bé thường xuyên
Một trong những cách chăm con khi mẹ bị đau mắt đỏ đang được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng đó là thường xuyên tiệt trùng đồ dùng, đồ chơi của bé.
Mẹ bị bệnh nên tránh chạm vào các vật dụng trong gia đình. Đặc biệt là các loại đồ dùng, đồ chơi của bé. Để bảo vệ sức khỏe của con, bố mẹ nên thường xuyên khử trùng các loại đồ dùng đó bằng máy tiệt trùng. Một số loại máy tiệt trùng hiệu quả có thể loại bỏ 99% vị khuẩn, có thể kể đến một số cái tên nổi bật như:
- Máy tiệt trùng ti giả MB – 045
- Máy tiệt trùng sấy khô tia UVC & bảo quản bình sữa MB – 025
Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo trọn gói combo sản phẩm chăm sóc con đau mắt đỏ của Moaz BéBé gồm:
- Máy hút bụi giường nệm MB – 037
- Máy tiệt trùng ti giả MB – 045
- Bộ cọ rửa bình sữa điện MB – 047
- Máy tiệt trùng sấy khô tia UVC & bảo quản bình sữa – MB 025
Làm gì để phòng chống bệnh đau mắt đỏ cho bé?
Hiện nay, bệnh đau mắt đỏ đã và đang bùng phát thành dịch. Nếu xung quanh có người thân, bạn bè, đồng nghiệp… có biểu hiện bị đau mắt đỏ, bố mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng chống sau để bảo vệ mình và bé khỏi nguy cơ nhiễm bệnh:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng / nước rửa tay và xả lại bằng nước sạch.
- Vệ sinh mắt – mũi – miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường. Hạn chế dụi mắt, mũi, miệng.
- Không dùng chung vật dụng, đồ dùng cá nhân: khăn mặt, thuốc nhỏ mắt, khẩu trang
- Hạn chế đeo kính áp tròng. Nếu đeo kính áp tròng cần phải vệ sinh mắt trước và sau khi sử dụng
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Nếu tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ hoặc các vật dụng người bệnh đã sử dụng bạn cần rửa tay kỹ càng và tuyệt đối không chạm tay lên mắt nếu chưa được vệ sinh sạch sẽ.
Theo dõi và chăm sóc con khi con bị đau mắt đỏ
Diễn biến bệnh đau mắt đỏ
Theo các chuyên gia y tế, bệnh đau mắt đỏ thường diễn ra 3 giai đoạn gồm:
Giai đoạn ủ bệnh
Sau khi tiếp xúc với nguồn gây bệnh, các tác nhân bắt đầu xâm nhập và gây tổn thương các tế bào ở kết mạc. Lúc này, người bệnh vẫn chưa có triệu chứng hoặc có người xuất hiện một số triệu chứng nhẹ như: sợ ánh sáng, sốt nhẹ, đau mắt, đau họng khi nuốt nước bọt hoặc xuất hiện hạch trước tai.
Giai đoạn bệnh toàn phát
Ở giai đoạn này, mắt của bé sẽ có các triệu chứng đặc trưng như: đỏ mắt, ghèn mắt nhiều, ngứa, cộm, đau mắt,… Trường hợp nặng sẽ bị xuất huyết kết mạc, viêm họng hạch, có giả mạc.
Giai đoạn hồi phục
Sau khi được theo dõi và chăm sóc đúng cách, các dấu hiệu của bệnh dần thuyên giảm: mắt sẽ bớt đỏ, không còn xuất hiện các triệu chứng đau mắt, ghèn mắt nhiều, giảm đau họng,… và dần trở về trạng thái bình thường.
Điều trị bệnh đau mắt đỏ tại nhà cho trẻ
Trẻ bị đau mắt đỏ rất nguy hiểm. Bé thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi nên hay quấy khóc. Biện pháp tốt nhất là bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để thăm khám và nhận được hướng dẫn điều trị từ bác sỹ chuyên môn. Dưới đây là một số biện pháp điều trị, chăm con khi bị đau mắt đỏ tại nhà. Mời bố mẹ tham khảo:
- Thường xuyên vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9%
- Khi trẻ bị đau mắt đỏ bố mẹ có thể dùng nước muối sinh lý Nacl 0.9% để nhỏ mắt cho con. Một ngày nhỏ khoảng từ 5 -7 lần.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh: Trẻ bị đau mắt đỏ do vi khuẩn thường được chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh phù hợp. Thường là thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh Tobramycin (Tobrex)
Lưu ý: Thuốc nhỏ mắt chứa Corticoid chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và bố mẹ phải tuân thủ theo đúng liều lượng, loại thuốc như chỉ định
Tăng cường sức đề kháng cho con
Sức đề kháng của bé rất yếu nên khi bị đau mắt đỏ cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Đây chính là điều kiện để virus phát triển. Do đó, bố mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách:
- Cho bé ăn nhiều các loại rau củ quả giàu vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng
- Với bé đang bú mẹ, mẹ nên cho bé bú càng nhiều càng tốt. Và mẹ cũng nên ăn nhiều thực phẩm giúp gia tăng sức đề kháng cho bản thân. Đây cũng là cách gián tiếp để tăng cường sức đề kháng cho bé
Hai phương án kể trên là những mẹo chăm sóc con khi bị đau mắt đỏ đang được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng. Bạn cũng có thể tham khảo.
Vệ sinh mắt cho bé hàng ngày
Bố mẹ cần vệ sinh mắt cho bé hàng ngày. Có thể thực hiện ngày 3 lần sáng, trưa, tối. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi vệ sinh mắt cho bé
Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý Nacl 0.9%, 2 miếng gạc vô trùng
Bước 3: Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng sau đó lau nhẹ mắt theo chiều từ đầu đến cuối đuôi mắt. Mỗi bên mắt sử dụng 1 gạc vô trùng, không dùng chung.
Lưu ý: Sau khi vệ sinh mắt xong, bố mẹ tiến hành lau mặt sạch sẽ cho bé bằng khăn ấm
Trẻ bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì?
Khi trẻ bị đau mắt đỏ, nhiều bố mẹ thắc mắc nên cho trẻ ăn gì và kiêng ăn gì để trẻ mau khỏe. Theo các bác sĩ chuyên khoa, để bé mau khỏi bệnh bố mẹ nên cho bé ăn các loại thực phẩm bổ sung vitamin C, Vitamin A, B12, D. Kiêng các loại thực phẩm cay, nóng, chất tanh, rau muống, mỡ động vật.
Chăm con khi bị đau mắt đỏ là chuyện không dễ dàng. Bố mẹ cần có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để phòng chống và điều trị bệnh đau mắt đỏ cho con và bản thân. Hy vọng những thông tin Moaz Bebe chia sẻ phía trên thực sự hữu ích với bạn. Chúc bạn và gia đình luôn vui vẻ và khoẻ mạnh!