SELECT MENU

Bệnh sởi ở trẻ em là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa

Moaz BéBé - - 78
Share:

Bệnh sởi ở trẻ em là gì? Bệnh sởi có nguy hiểm không? Nếu bố mẹ đang quan tâm đến các vấn đề liên quan đến bệnh sởi ở trẻ em như: nguyên nhân, dấu hiệu, các biện pháp phòng chống và cách điều trị, bố mẹ có thể tham khảo các thông tin Moaz BéBé chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Khái niệm: bệnh sởi ở trẻ em là gì?

Bệnh sởi ở trẻ em là gì? Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính liên quan đến đường hô hấp do virus gây ra. Bệnh sởi lây truyền nhanh thông qua dịch tiết mũi họng của người bị bệnh, virus gây sởi thoát ra theo không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện,… Bệnh thường bùng phát vào mùa đông xuân thời tiết nồm ẩm và có tính lây nhiễm cộng đồng đặc biệt là ở những khu vực đông người như: khu dân cư, trường học, nhà trẻ,..

Virus sởi xâm nhập vào cơ thể gây sốt, phát ban, viêm đường hô hấp ở trẻ

Virus sởi xâm nhập vào cơ thể gây sốt, phát ban, viêm đường hô hấp ở trẻ

Trẻ bị nhiễm virus sởi sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, phát ban, viêm đường hô hấp. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm gây hại cho sức khỏe.

Nguyên nhân trẻ bị lên sởi (con đường lây nhiễm)

Bệnh sởi được gây ra bởi virus sởi, loại virus này thuộc họ Paramyxoviridae. Đây là chủng virus có khả năng lây lan và phát triển nhanh chóng. Nó có nguy cơ cao bùng phát thành đại dịch nếu không có biện pháp phòng chống hiệu quả.

Các con đường lây nhiễm bệnh sởi

Các con đường lây nhiễm bệnh sởi

Dưới đây là các con đường lây nhiễm bệnh sởi:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh: Loại virus này có thể phát tán ở môi trường cộng đồng khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện,…
  • Tiếp xúc với các vật dụng, mặt phẳng,… chứa giọt bắn của người bị bệnh: Virus sởi có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài khoảng 2h. Nếu bạn tiếp xúc với tay nắm cửa, thanh chắn lan can,… có dính giọt bắn người bị bệnh sau đó đưa lên mũi, miệng thì vô tình bạn đã để virus sởi xâm nhập vào cơ thể

Các dấu hiệu trẻ em bị sởi phổ biến nhất

Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua các con đường lây nhiễm, virus sởi nhanh chóng nhân lên ở tế bào biểu mô đường hô hấp và tại các hạch bạch huyết gần đó, sau đó sẽ đi vào máu.

Các giai đoạn phát triển của bệnh sởi

Các giai đoạn phát triển của bệnh sởi

Giai đoạn ủ bệnh

Bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 8 ngày – 11 ngày với các biểu hiện đặc trưng như:

  • Sốt từ nhẹ đến sốt cao lên tới 39, 40 độ C. Điều trị bằng các cách hạ sốt thông thường nhưng thân nhiệt của trẻ không thuyên giảm. Nhiệt độ cơ thể bé chỉ giảm khi bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban
  • Chảy nước mắt, nước mũi, ho, mắt có gỉ, sưng nề mi mắt
  • Trong miệng xuất hiện đốm nổi ban gây rối loạn tiêu hoá, dẫn đến tình trạng bé đi phân lỏng
  • Sưng hạch bạch huyết, ở phổi gây viêm phế quản, ho

Giai đoạn khởi phát 

Thời gian kéo dài từ 2 ngày – 4 ngày với các triệu chứng như sốt cao, viêm đường hô hấp, viêm kết mạc, viêm thanh quản cấp.

Giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn này các nốt phát ban mọc khắp cơ thể bé bắt đầu là vùng đầu, mặt, cổ sau đó lan dần xuống ngực, lưng, cánh tay, lòng bàn tay và cuối cùng là đến phần bụng, lưng, mông, đùi, chân,… Các ban có thể mọc rải rác hoặc thành cụm dính liền với nhau. Thông thường, ban xuất hiện khoảng 6 ngày rồi lặn dần cũng theo thứ tự từ trên xuống dưới. Ngoài ra, khi ban mọc toàn thân bé sẽ có hiện tượng sốt cao và mệt hơn.

Giai đoạn hồi phục – ban bay

Đa phần các trường hợp lùi bệnh thường bắt đầu vào ngày thứ 6 kể từ ngày mọc ban. Các triệu chứng bệnh sởi cũng sẽ thuyên giảm dần và hết khi ban lan đến chân, ban nhạt dần chuyển sang màu xám và bong vảy

Dù ở bất cứ giai đoạn nào, bố mẹ cũng cần theo dõi thân nhiệt bé để đưa ra biện pháp điều trị đúng, kịp thời. Và một trong những sản phẩm không thể thiếu đối với gia đình có trẻ nhỏ chính là chiếc nhiệt kế hồng ngoại đa năng MB 024.  Sản phẩm nhỏ gọn, tiện lợi có thể đo thân nhiệt bé chính xác, nhanh chóng mà không cần tiếp xúc trực tiếp. So với nhiệt kế thuỷ ngân, MB – 024 của Moaz BéBé ưu việt hơn hẳn, bởi các lý do sau:

  • Sử dụng an toàn không lo rò rỉ thuỷ ngân độc hại khi bị va đập làm vỡ
  • Chỉ chưa đầy 3s đã cho kết quả đo thân nhiệt của bé chính xác
  • Thuận tiện theo dõi sức khoẻ bé với chức năng lưu trữ kết quả lên đến 32 lần

Liệu bệnh sởi ở trẻ có lây không?

Như đã nói ở trên, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây nhiễm cao. Bởi lẽ, virus sởi sinh sống trong chất nhầy ở mũi và cổ họng. Nó có thể bay theo đường không khí lây lan từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh khi: nói chuyện, ho, hắt hơi,…

Ngoài ra, Virus sởi còn có thể tồn tại trong không khí và trên các bề mặt khoảng 2 giờ. Do đó, nếu tiếp xúc với tay nắm cửa, mặt bàn,… có giọt bắn của người nhiễm bệnh chạm lên miệng, mũi của mình sẽ vô tình khiến virus xâm nhập vào cơ thể, khiến bạn bị nhiễm bệnh.

Các biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị sởi

Trẻ em là đối tượng dễ gặp các biến chứng nguy hiểm khi bị sởi bởi sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé còn kém. Khi bị nhiễm virus sởi sức đề kháng của bé chưa thể chống lại được, hệ miễn dịch bị sụt giảm nhanh chóng. Đây là nguyên nhân khiến bệnh diễn biến nhanh và càng trở nên tồi tệ hơn.

Các biến chứng nguy hiểm khi trẻ em bị sởi

Các biến chứng nguy hiểm khi trẻ em bị sởi

Bệnh sởi là bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến các biến chứng như:

  • Các biến chứng nghiêm trọng về đường hô hấp: Viêm thanh quản, viêm phổi, viêm phế quản. Đã có thống kê cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị sởi dẫn đến viêm phổi nặng có khả năng tử vong là 1/20.
  • Biến chứng thần kinh: Viêm tủy cấp, viêm màng não, viêm não, viêm màng não kiểu thanh dịch – đây là biến chứng thần kinh nguy hiểm có thể gây tử vong và tỉ lệ để lại di chứng cao
  • Các biến chứng đường tiêu hóa: Viêm ruột, Viêm niêm mạc miệng. Các biến chứng này dễ gặp ở trẻ nhỏ ít tuổi, trẻ sơ sinh khiến bé gặp phải các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, nôn trớ,…
  • Các biến chứng tai mũi họng: Viêm tai xương chũm, viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai. Nguy cơ trẻ gặp các biến chứng này cao, cứ 10 trẻ sẽ có 1 trẻ bị viêm tai giữa
  • Các biến chứng do suy giảm hệ miễn dịch: lao, ho gà, bạch hầu,…

Biện pháp giúp phòng ngừa trẻ bị sởi 

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây nhiễm nhanh. Bênh cạnh đó, đây là bệnh lý có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bố mẹ cần có kiến thức và hiểu biết trong việc phòng ngừa trẻ bị sởi để bảo vệ sức khỏe bé.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em

Các biện pháp phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em

Dưới đây là các biện pháp phòng chống hiệu quả:

  • Tiêm Vacxin phòng sởi đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của bộ Y tế. Thường là khi bé được 9 tháng tuổi sẽ được tiêm 2 mũi vacxin phòng sởi. Nếu tiêm đủ, khả năng miễn dịch ở cơ thể bé đạt 90%
  • Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé mỗi ngày
  • Hướng dẫn và rèn luyện cho bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn
  • Hạn chế bé đưa tay lên mắt, mũi, miệng
  • Rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng, mũi họng bằng nước muối sinh lý
  • Vệ sinh, sát khuẩn khu vực bé chơi, sinh sống
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang bị sởi

Lưu ý: Để giữ môi trường xung quanh bé sạch sẽ trong lành, hạn chế bụi bẩn vi khuẩn, bố mẹ nên sử dụng máy lọc không khí và tạo ẩm MB 066máy hút giường nệm MB-037. Đây là bộ đôi sản phẩm giúp bảo vệ sức khỏe, hệ hô hấp cho bé cả gia đình. Ngoài có tác dụng lọc không khí, cân bằng độ ẩm trong phòng, loại bỏ bụi bẩn chúng còn có tác dụng diệt khuẩn sạch tới 99% bằng tia UVC và xông tinh dầu giúp căn phòng của bé luôn thơm tho.

Phương pháp chẩn đoán bệnh nổi sởi ở trẻ chính xác

Để chẩn đoán bệnh nổi sởi ở trẻ, các bác sĩ sẽ thực hiện việc thăm khám lâm sàng và tiến hành xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Mục đích là để kiểm tra sự tồn tại của virus gây bệnh.

Trong quá trình chăm sóc bé tại nhà, khi bé bắt đầu có các biểu hiện bất thường bố mẹ cần theo dõi và ghi nhớ lại để cung cấp thông tin cho bác sĩ. Điều này sẽ giúp quá trình kiểm tra, chẩn đoán bệnh của bé diễn ra nhanh chóng.

Điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ tại nhà hiệu quả

  • Có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ với liều lượng phù hợp
  • Cho bé uống đủ nước, bú liên tục để tránh tình trạng cơ thể bé bị mất nước
  • Nếu bé có hiện tượng bị đau mắt, cộm mắt, bố mẹ nên giảm độ sáng của ánh đèn phòng. Đồng thời, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý 0.9%
  • Vệ sinh cơ thể cho bé bằng nước ấm khoảng từ 35 – 40 độ C. Điều này sẽ giúp da bé sạch sẽ hơn, hạn chế tối đa việc nhiễm trùng da
  • Bé bị sốt bố mẹ không nên mặc quần áo quá kín, dày
  • Cách ly bé với người khác để tránh lây nhiễm
  • Bố mẹ khi chăm sóc bé cần đeo khẩu trang rửa tay sát khuẩn mỗi lần tiếp xúc với bé
  • Bổ sung các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch và thay đổi cách chế biến sang dạng súp, lỏng sao cho bé dễ nuốt
Cách điều trị bệnh sởi tại nhà hiệu quả cho trẻ

Cách điều trị bệnh sởi tại nhà hiệu quả cho trẻ

Với trẻ em, bệnh sởi thường chuyến biến nhanh chóng và ngày càng trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Nếu bé gặp các trường hợp sau, bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị:

  • Bé sốt cao liên tục từ 39, 40 độ C mà không thuyên giảm khi ban đã phát trên toàn thân
  • Xuất hiện các biểu hiện như thở nhanh, thở gấp, khó thở
  • Cơ thể bé mệt mỏi, chán ăn, lừ đừ, không muốn chơi

Bệnh sởi ở trẻ em là gì? Các biến chứng của nó có nguy hiểm không? Cách nhận biết, phòng chống & điều trị như nào để bệnh chóng khỏi?… Tất cả các thắc mắc trên đã được Moaz BéBé trả lời phía trên. Hy vọng đó là những thông tin thực sự hữu ích với bạn.

 

Đánh giá bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý