SELECT MENU

Bệnh tai mũi họng ở trẻ em là gì? Dấu hiệu, cách phòng tránh & điều trị

Moaz BéBé - - 115
Share:

Tai mũi họng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong những ngày thay đổi thời tiết với những dấu hiệu như ho, sốt, sổ mũi, chảy nước mũi,… Khi trẻ mắc bệnh nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách bệnh sẽ tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ của bé. Vì vậy, bố mẹ nên nắm chắc các thông tin liên quan đến bệnh tai mũi họng ở trẻ em để có thể phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp.

Bệnh tai mũi họng trẻ em là gì?

Bệnh tai mũi họng là nhóm bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Tai, mũi họng là các cơ quan có cấu trúc và cơ chế hoạt động phức tạp liên quan trực tiếp với nhau giúp một người tạo ra âm thanh (nói) – nghe – ngửi, thở – nuốt. Các bệnh liên quan đến tai mũi họng là các bất thường liên quan đến cấu trúc, chức năng, hoạt động của các bộ phận kể trên.

Dấu hiệu bệnh tai mũi họng ở trẻ em

Bé bị tai mũi họng bố mẹ có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:

Hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi / ngạt mũi 

Sức khoẻ bình thường, bé thở bằng mũi đều nhịp, chậm rãi, không xuất hiện âm thanh và miệng ngậm. Nếu bố mẹ có bịt 1 bên mũi bé vẫn thở một cách dễ dàng.Tuy nhiên, khi bị tai mũi họng bé sẽ thở khó khăn hơn và trong tiếng thở có âm thanh lạ.

Bé bị hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi là dấu hiệu của bệnh tai - mũi - họng

Bé bị hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi là dấu hiệu của bệnh tai – mũi – họng

  • Bố mẹ bịt một bên mũi và đặt lưng bàn tay vào sát lỗ mũi bên kia, nếu cảm nhận được có luồng gió đi qua sẽ biết được bé bị tịt mũi bên nào
  • Bé thở bằng miệng họng khô, rát, chất nhầy của mũi chảy xuống họng khiến bé cảm thấy vướng nên bé hay bị ho và trớ
  • Bố mẹ dễ dàng phát hiện bé bị chảy nước mũi thò lò ra cửa mũi trước.
  • Với các bé sơ sinh đang bú mẹ, tắc nghẹt mũi sẽ khiến bé bú khó khăn hơn. Bởi lẽ, khi bú bé sẽ không thở được bằng miệng nên bú không được dài hơi như trước hay phải dừng để há mồm lấy oxy. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé dễ bị sặc sữa.
  • Một số trường hợp bé bị viêm mắt do nhiễm khuẩn từ mũi đi lên
  • bé bị tắc mũi sẽ bị thiếu không khí nên ban đêm thường hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc
  • Ngạt / tắc mũi là nguyên nhân gây ra tắc vòi tai nên bé có thể bị ù tai, nghễnh ngãng, gọi bé lúc nghe được lúc không.

Sốt cao, rát họng, khó nuốt, ho khan 

  • Đây là những dấu hiệu đặc trưng chứng tỏ bạn bị viêm họng mãn tính. Đầu tiên là những cơn ho kéo dài dai dẳng và xuất hiện nhiều về đêm. Sau đó là tình trạng đau họng âm ỉ, khó nuốt nước bọt / thức ăn. Trong giai đoạn này bé thường chán ăn, bố mẹ nên thay đổi cách chế biến thức ăn cho bé sang dạng lỏng hoặc súp để bé nuốt dễ dàng hơn.
Bé bị sốt cao, rát họng quấy khóc

Bé bị sốt cao, rát họng quấy khóc

  • Ngoài ra, nếu bé bị viêm họng do dị ứng có thể sẽ cảm thấy ngứa họng, khó chịu như vướng phải dị vật trong cổ họng. Các triệu chứng trên không được trị đúng cách và kịp thời sẽ xuất hiện đờm xanh chứng tỏ bé bị viêm họng mãn tính do bội nhiễm vi khuẩn. Nếu bị đờm trắng là bị viêm họng do siêu vi.

Thay đổi tiếng khóc, tiếng nói – ồm ồm nghe rất nặng

  • Nếu tiếng nói, tiếng khóc phát ra đục như bị bịt mồm thường là dấu hiệu viêm amidan
  • Nếu tiếng nói, tiếng khóc ồm ồm như tiếng ễnh ương là dấu hiệu bệnh lý viêm thanh quản

Đau tai, thính giác giảm 

  • Trẻ nói được sẽ kêu đau tai, ù tai được mô tả như tiếng mạch đập, đau dần lan xuống hàm dưới hoặc kéo lên thái dương
  • Với trẻ chưa biết nói sẽ hay dụi tai vào gối vào vai người bế và khóc thét vì đau
  • Có thể xảy ra hiện tượng chảy mủ tai thường là mủ của viêm tai giữa cấp đang ở giai đoạn vỡ mủ. Trường hợp này hay bị nhầm lẫn là ráy tai
  • Đau tai sẽ làm giảm thính giác khiến bé khó tập trung khi học tập. Gọi phía sau bé có thể không nghe thấy

Cách phòng tránh bệnh tai mũi họng trẻ em hiệu quả

Dưới đây là một số cách phòng tránh các bệnh về tai mũi họng ở trẻ em hiệu quả, mời bố mẹ tham khảo:

Cách phòng tránh bệnh tai mũi họng bố mẹ nên nắm chắc

Cách phòng tránh bệnh tai mũi họng bố mẹ nên nắm chắc

  • Đeo khẩu trang cho bé mỗi khi ra ngoài để tránh bụi bẩn, mùi xăng dầu, hoá chất,…
  • Hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông người tránh lây nhiễm vì cơ thể bé sức đề kháng còn kém
  • Giữ ấm các vùng: cổ, ngực, bụng khi trời chuyển lạnh
  • Không nên cho bé chơi, ngủ ở những nơi có gió lùa
  • Bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng cho bé trong thực đơn hàng ngày
  • Nhỏ mũi, vệ sinh mũi cho bé thường xuyên
  • Tránh để bé tiếp xúc với những người bị cảm hoặc đang bị nhiễm khuẩn đường hô hấp
  • Bảo vệ bé tránh tiếp xúc với khói thuốc lá vì khói thuốc làm cho niêm mạc mũi bị viêm nặng hơn
  • Tiêm phòng Vacxin đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo bộ Y tế
  • Hướng dẫn bé cách xì mũi tránh tình trạng tạo mủ, vi trùng lên tai giữa hoặc gây xoang
  • Đặc biệt, không nên để cho bé ở môi trường không khí khô hanh bé sẽ cảm thấy ngột thở, khó chịu.

Có thể, bố mẹ không biết, tình trạng sức khoẻ của con và cả nhà có bị ảnh hưởng nghiêm trọng hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống và thời gian tiếp xúc với luồng không khí bị ô nhiễm. Để tạo không gian sống trong lành, sạch sẽ nhất và bảo vệ sức khoẻ con yêu, tránh các hạt bụi mịn gây nguy hại đến hệ hô hấp của bé, bố mẹ có thể tham khảo sản phẩm máy lọc không khí và tạo ẩm MB – 066 của Moaz Bé Bé. Sản phẩm ưu việt được tích hợp 2 chức năng lọc không khí và tạo ẩm với công nghệ Ion kháng khuẩn bộ lọc 4 lớp: lọc thô, lọc kháng khuẩn, lọc Hepa 13 và lọc than hoạt tính. Diệt khuẩn không khí bằng đèn UVC với hiệu quả diệt khuẩn cao. Thiết kế máy nhỏ gọn vừa đủ cho căn phòng diện tích 15 – 20m2. Đặc biệt là được trang bị bộ đèn 7 sắc cầu vồng bắt mắt, có đèn báo chất lượng không khí, và cài chế độ ngủ – hẹn giờ tiện lợi.

Phác đồ điều trị viêm mũi họng ở trẻ em chuẩn nhất

Để tránh tình trạng kháng thuốc và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, trẻ em chưa bị bội nhiễm sẽ không dùng kháng sinh.

Phác đồ điều trị bệnh tai mũi họng chuẩn nhất

Phác đồ điều trị bệnh tai mũi họng chuẩn nhất

Bố mẹ nên tham khảo phác đồ điều trị sau:

  • Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý Nacl 0.9%
  • Hút mũi thường xuyên cho bé để làm thông thoáng mũi cho con
  • Với bé lớn hơn 2 tuổi, bố mẹ có thể sử dụng dung dịch Phenylephrine 0.25% để nhỏ mũi cho con. Dung dịch này có tác dụng làm giảm triệu chứng nghẹt mũi hiệu quả.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để làm giảm các triệu chứng đau rát cổ họng

Cách chữa bệnh tai mũi họng trẻ em chóng khỏi, hiệu quả 

Trong những ngày đầu mới bị trẻ sẽ gặp các triệu chứng như ngạt mũi nhẹ, dịch mũi lỏng,… Những lúc như này bố mẹ nên vệ sinh mũi thường xuyên cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9%

Cách chữa bệnh tai mũi họng ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả nhất

Cách chữa bệnh tai mũi họng ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả nhất

  • Nếu nước mũi của bé chuyển trạng thái dạng đặc, có gỉ mũi bố mẹ nên nhỏ 2, 3 giọt nước muối sinh lý mỗi bên mũi . Đợi một vài phút để gỉ mũi mềm ra mẹ dùng tay day hai bên cánh mũi bé để gỉ mũi bong ra. Sau đó dùng tăm bông hoặc khăn mềm lau sạch gỉ mũi cho bé
  • Trường hợp mũi bé tiết dịch quá đặc và nhiều mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho bé. Mẹ có thể sử dụng sản phẩm máy hút mũi điện tử MB – 010 hoặc máy hút mũi MB – 056 của Moaz BéBé. Hai sản phẩm đều có các cấp độ hút mũi tuỳ chỉnh dễ dàng, đầu hút được làm bằng silicon mềm mịn, an toàn nên gây áp lực, tổn thương đến niêm mạc mũi của con.
  • Nếu trẻ bị sốt cao mẹ có thể sử dụng các phương pháp làm mát cơ thể và dùng thuốc hạ sốt như: Dùng khăn bông mềm cho vào nước ấm từ 37 – 40 độ C vắt ráo và lau vùng cổ, nách, bẹn cho bé. Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ. Tránh để bé ở những nơi có gió lùa mạnh. Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp. Nếu dùng thuốc hạ sốt bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ không được tuỳ tiện sử dụng tránh trường hợp bị ngộ độc gây nguy hiểm cho sức khoẻ của con.

Các câu hỏi thường gặp về bệnh tai mũi họng

Trẻ em bị viêm mũi họng bao lâu thì khỏi bệnh hoàn toàn?

Thông thường, các triệu chứng viêm mũi họng xuất hiện từ 1 – 3 ngày. Sau khi nhiễm bệnh thường kéo dài từ 7 ngày – 10 ngày và có thể kéo dài hơn tuỳ theo cơ địa từng người cũng như tiến trình điều trị.

Trẻ bị viêm mũi họng uống thuốc gì chóng khỏi? 

Nếu trẻ bị sốt trên 38,5 độ C bố mẹ có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt Paracetamol và dung dịch oresol để bù nước và chất điện giải cho bé.

Việc sử dụng thuốc cần phải theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ

Bệnh tai mũi họng ở trẻ em là bệnh thường gặp và xuất hiện với các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi, ho khan, có đờm,… Bé bị bệnh tai mũi họng cần được phát hiện, điều trị sớm đúng cách để tránh bệnh tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của bé. Hy vọng những thông tin Moaz BéBé chia sẻ phía trên thật sự hữu ích với bạn. Nếu cần tư vấn thâm về các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé bạn có thể liên hệ trực tiếp với Moaz BéBé qua số hotline 0941.415.588.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký đại lý